C |
hiến trường Quảng Trị được coi là mắt xích quan trọng để “ngăn chặn việt cộng vào giải phóng miền nam”. Vì vậy, cảng Cửa Việt đã được bọn chúng tập trung xây dựng thành một tổ hợp quân sự chiến lược mà thời đó nhiều giới quan sát phương Tây đã bình phẩm: Cảng Cửa Việt kiên cố như một pháo đài bất khả xâm phạm! Song tổ hợp quân sự chiến lược này đứng chân chưa được bao lâu thì đã bị quân và dân Quảng Trị mà điển hình là các chiến sĩ đặc công thủy giáng cho chúng những đòn chí mạng.
Ngày 6/9/1969, đoàn 126 nhận được thông báo của trên “Để tiếp dầu cho khu tập kết tàu và máy bay chuẩn bị bắn phá ra miền Bắc lần thứ hai. Mỹ điều chiếc tàu dầu Nô-xiu-bi trọng tải 15.000 tấn vào tiếp dầu ở khu Cửa Việt”. Sau khi nhận được thông báo này, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đoàn 126 xin được đi săn tàu địch. Nhưng vinh dự này, đoàn 126 giao cho một tổ chiến đấu của đội 1 anh hùng. Ngay đêm 6/9, tổ chiến đấu gồm ba chiến sĩ Bùi Văn Hy, phân đội trưởng, Trần Xuân Hổ, tổ trưởng và Trần Quang Khải, chiến sĩ được lệnh xuất kích. Sau một đêm hành quân dũng cảm và mưu trí, tổ chiến đấu đã vượt qua nhiều tuyến bố phòng và các bãi mìn dày đặc của địch tới vị trí tập kết an toàn, đúng thời gian.
Nhưng bọn Mỹ- ngụy hình như đã đánh hơi được tổ săn tàu của ta nên mới mờ sáng ngày hôm sau, chúng đã cho hai đại đội địch mở trận càn lớn vào khu vực trú quân của tổ chiến đấu. Tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm, ba chiến sĩ Hy, Hổ, Khải vẫn bình tĩnh giấu kín mình trong bãi cát mặc cho địch sục sạo, có lúc chỉ cách tổ không đầy nửa mét. Sau ba giờ sục sạo và bắn phá điên cuồng vào khu vực trú quân của ta, bọn chúng đã không phát hiện ra được dấu vết gì và kéo quân về căn cứ Cửa Việt. Suốt một ngày nằm vùi mình trong bãi cát, cả tổ vẫn theo dõi chặt chẽ quy luật hoạt động của bọn địch trên bờ và chiếc tàu dầu ngoài khơi.
Đêm xuống dần, vào lúc 20 giờ, cả tổ bí mật rời vị trí trú quân rồi trườn xuống biển. Nhưng vừa bơi được chừng một cây số thì một cơn giông lớn bất ngờ ập đến buộc các chiến sĩ phải quay lại nơi trú ẩn ban đầu. Vừa mệt, vừa tức, lại vừa lo lỡ thời cơ diệt tàu địch, cả tổ vừa bơi vừa họp bàn ngay trên mặt nước để xây dựng quyết tâm tiêu diệt bằng được chiếc tàu dầu của địch. Thế là lại phải trải qua một đêm một ngày nữa vùi mình trong cát chịu nóng, chịu đói khát. Đến 21 giờ ngày 8/9, tổ tiếp tục bí mật trườn ra mép biển. Tới vị trí đã định, đồng chí Hy, chỉ huy trận đánh nói với Hổ và Khải: “Ngày mai, ban chấp hành Trung ương Đảng cùng đồng bào chiến sĩ cả nước tổ chức Quốc tang Bác Hồ ở Ba Đình – Hà Nội. Đêm nay tổ ta kiên quyết tiêu diệt bằng được tàu địch để dâng chiến công lên trước lúc Bác đi xa”. Sau đó Hy ở lại bờ cảnh giới yểm trợ cho Hổ và Khải bơi ra biển. Trước những cơn sóng lớn như muốn bốc người lên khỏi mặt nước, những luồng nước xoáy như muốn xé đội hình bơi của hai chiến sĩ ra ngoài những hướng đã định và ánh đèn pha chà đi xát lại của bốn tàu tuần tiểu bảo vệ tàu chở Dầu Nô-xiu-bi, hai chiến sĩ vẫn bình tĩnh nhằm thẳng hướng mục tiêu lướt tới. Đến 23 giờ 45 phút, hai chiến sĩ đã lợi dụng thời gian giữa hai lần bọn Mỹ ném lựu đạn chống người nhái xuống quanh tàu để tiếp cận và gắn được mìn vào chỗ quy định ở hai bên mạn tàu. Sau khi đã kiểm tra chu đáo các bộ phận hẹn giờ nổ, Hổ và Khải nhanh chóng bơi trở về. Khi hai chiến sĩ vừa lên khỏi mép nước thì trời cũng sắp sáng. Cả tổ rời khỏi vị trí cũ chừng được 5 phút thì từ ngoài biển hai tiếng nổ mạnh như sấm rền, tiếp đó là một khối lửa lớn bốc lên cháy sáng rực cả vùng biển Cửa Việt. Tàu Nô-xiu-bi trọng tải 15.000 tấn là chiếc tàu dầu lớn nhất của Mỹ đến vùng biển Việt Nam lúc bấy giờ đã bị các chiến sĩ đặc công của đội 1 đoàn 126 Hải Quân đánh chìm tại chỗ. Đây là trận đánh tàu bằng kỹ thuật đặc công đầu tiên ở ngoài khơi xa của đoàn 126 cũng như các đơn vị đặc công nước toàn chiến trường.
Cán bộ chiến sĩ tham gia trận đánh đều được tặng thưởng huân chương chiến công. Đặc biệt chiến sĩ Trần Quang Khải, trận đầu ra quân đã lập được chiến công xuất sắc. Khải đã được đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt
H.N