G |
ia phả họ Đặng ở xã Tùng Lộc do tổng binh Đặng Ngụ Quế cháu xa đời của danh nhân Đặng Dung biên soạn ngày 18 tháng 8 năm Khánh Đức thứ 6; triều vua Lê Thần Tông (hạ) (1654) chép rõ nguồn gốc, quê quán. Đặng Tất, Đặng Dung thuộc dòng dõi cụ tổ Đặng Bá Kiển, quê ở làng Tả Hạ, xã Phù Lưu, tổng Nội Ngoại, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Hiện nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Mộ cụ Đặng Bá Kiển vẫn còn ở núi Long Tỵ thuộc xã này. Đền thờ hai danh nhân có 3 tòa; học Đặng còn lưu giữ nhiều đạo chiếu chỉ, sắc phong, câu đối.
Gai phả cho biết tỵ tổ Đặng Tất; Đặng Dung là cụ Đặng Tảo, đậu thái học sinh triều Trần, làm quan đến chức Đông Các đại học sĩ, sau khi mất, được vua Trần phong Cao Nghĩa Thần. Quê ông ở huyện Thiên Lộc, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa. Con trưởng Đặng Tảo là cụ Đặng Lộ, đẻ năm Đinh Mão, niên hiệu Nguyên Phong thứ 5 (1225) đời vua Trần Thái Tông, làm Thái sử cục lệnh, kiêm làm lịch. Con trai cụ Đặng Lộ là cụ Đặng Bá Kiển dời về làng Tả Hạ… Theo nhà sử học Phan Huy Chú trong “lịch triều hiến chương loại chí” thì con trai cụ Bá Kiển là cụ Đặng Bá Tĩnh, nhà nghèo mà học rộng, tài cao đỗ thám hoa triều Trần làm quan đến chức Hành khiển chuyển vận sứ, thượng thư bộ Lại, tước Tuấn sĩ hầu. Con trai cụ là cụ Đặng Đình Dực từng giữ chức Đại tri châu Nghệ An. Cụ là thán phụ Quốc công Đặng Tất.
Sách “Đại
Giặc Minh biến nước ta thành quận huyện, thực hiện chính sách “lấy di trị di”. Do bị giặc bức bách nên cụ Đặng Tất giả hàng làm đại tri châu, Châu Hóa trong chính quyền đô hộ. Ngày mồng 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1-11-1407) Trần Ngỗi tự xưng làm Giảm Định đế; dựng cờ khởi nghĩa ở Yên Mô (Ninh Bình) lập triều Hậu Trần. Lực lượng nghĩa quân vừa mới gây dựng thì bị quân Minh kéo đến đàn áp nên nghĩa quân có nguy cơ tan rã. Trần Ngỗi kéo quân vào Ngệ An tiếp tục hoạt động. Được tin một số quý tộc nhà Trần cùng quan lại cũ nhà Hồ tìm về ứng nghĩa. Giận cảnh hung tàn của giặc Minh, Đặng Tất cùng con là Đặng Dung nổi dậy khởi nghĩa ở Châu Hóa, giết sạch quan lại binh lính giặc Minh ở đây rồi đưa quân ra Ngệ An, đứng dưới cờ nghĩa vua Giản Định. Ông đem con gái Đặng Thúy Hạnh gả vua làm hậu cung. Tiến sĩ triều Lê Đặng Tiến Thự, con cháu xa đời cụ Đặng Tất soạn “gia phả họ Đặng” và mùa xuân năm Canh Ngọ, niên hiệu Thiên tựu thứ 14 chép: “Khi Hồ Quý Ly tiến ngôi, ông đang làm tri châu, Châu Hóa, ông giúp vua… Giản Định, con gái ông được nhà vua chọn làm hầu cung” (Bản dịch của Phạm Thị Hoa, cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm). Vốn là người có tài nên ông được vua phong làm Quốc công, chỉ huy toàn bộ lực lượng nghĩa quân. Dưới sự chỉ huy của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, nghĩa quân đánh nhiều trận nổi tiếng. Cuối năm 1407 nghĩa quân tổ chức đánh thành Diễn Châu, thành Nghệ An tiêu diệt bọn Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu và 600 tay sai giặc Minh. Tướng giặc Trương phụ đưa quân đến Nghệ An đàn áp. Cụ Đặng Tất trụ không nổi nên đưa vua Giản Định rút vào Châu Hóa (Quảng Trị) xây dựng căn cứ. Ngày 6.6 năm Mậu Tý (1408) ông đánh tan đạo quân của viên hàng tướng giặc Minh là Phạm Thế Căng ở cửa Nhật Lệ. Tháng 10-1408 ông điều động quân các lộ Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Thanh Hóa tiến ra Đông Đô. Hào kiệt trong nước nhiệt liệt hưởng ứng. Ngày 14 tháng chạp năm ấy, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân cùng quân ta đánh trận Bô Cô nổi tiếng, đánh tan quân Minh trên bến Bô Cô (Nay là xã Hiếu Cổ Nam Định) chém chết thượng thư bộ binh Lưu Tuấn, Đô ti Lữ Nghị. Sách “Ô châu cận lục” của tiến sĩ Dương Văn An nhận xét rằng: “xem cái mức hơn kém về nhân vật quan hệ đến nước nhà cái đức trọng nghĩa của Đặng Tất là nhân tài của cả nước chứ đâu phải là nhân tài của riêng Ô Châu”. Sau một năm giúp rạp nhà Hậu Trần, Đặng Tất góp sức lập nhiều võ công to lớn. Sau chiến thắng Bô Cô thì nội bộ bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa cáo mâu thuẫn. Năm 1409 Giản Định đa nghi nghe lời gièm pha của bọn Nguyễn Quỹ, Nguyễn Mộng Trang: “Coi chừng tướng tài sắp làm phản đó” (Cương Mục). Vua phục quân giết Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân trên bến Hoàng Giang. Đầu ông rơi xuống dưới lưỡi gươm oan nghiệt của ông vua mù quáng. Sự kiện này chép rõ trong gia phả họ Đặng: “Ông (Đặng Tất) bị nội nhân Nguyễn Hội gièm pha và bị giết hại”. Trong sách “Đại việt sử ký toàn thư” nhà sử học Ngô Sĩ Liên có lời bình: “Nghe lời gièm pha của kẻ hoạn quan một lúc giết hai người bề tôi phò tá tự mình chặt bỏ chân tay bè cánh thì làm sao nên việc được”.
Khi nghe tin cha mình cùng Nguyễn Cảnh Chân bị vua giết oan, bấy giờ cụ Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Chân đang trấn thủ Châu Hóa vô cùng đau xót, căm phẫn nhưng ông sáng suốt đặt nợ nước lên đầu, gác thù riêng lại ủng hộ nhà Hậu Trần lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Nhưng không thể tiếp tục cộng tác với Giản Định được, ông rút quân về đất Chi La (vùng Đức Thọ, Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) rồi cho người lặn lội ra Thanh Hóa rước cháu vua Nghệ Tông là Trần Quý Khoáng về làm minh chủ. Ngày 17 - 3 năm Kỷ Sửu (2 - 4 - 1409) Trần Quý Khoáng lên ngôi vua ở Bà Hồ, Chi La (xã Yên Hồ - Đức Thọ) lấy niên hiệu là Trùng Quang. Hành dinh đặt ở hữu ngạn sông La và sông Minh Lương. Đem quân ra Bắc đánh úp bắt Giản Định về lập làm Thái thượng hoàng để thống nhất lực lượng. Ông được vua Trùng Quang phong làm Bình Chương quốc sư. Từ năm 1409 đến năm 1413 ông cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, Nguyễn Biểu bày mưu lập kế nếm mật nằm gai cùng vua và nghĩa quân đánh hàng chục trận lớn nhỏ. Nghĩa quân lại lần lượt giải phóng Tân Binh, Thuận Hóa, Hoan Diễn rồi tiến đánh Tây Đô, Bình Than, Hàn Tử, Chương Dương, bao vây thành Cổ Lộng, thành Đông Quan, thế mạnh như chẻ tre. Lực lượng khởi nghĩa lại phát triển nhanh chóng. Sách “Hoàng Minh Thực Lục” thừa nhận: “Thế lực của giặc (chỉ nghĩa quân) ngyaf một mạnh quan quân nhiều lần dẹp không nổi”. Vua Minh sai Trương Phụ, một viên tướng giỏi, khát máu lắm mưu mẹo nham hiểm, có nhiều kinh nghiệm cướp nước lại đưa viện binh sang đánh dẹp cuộc khởi nghĩa. Tháng 6 – 1412 Phụ đem hơn 24000 quân tổ chức càn quét quy mô lớn. Đặng Dung cùng vua tôi Trùng Quang và nhân dân chiến đấu rất dũng cảm. Nhiều trận đánh không cân sức đã diễn ra nhưng quân ta không hề nao núng. Về tinh thần chiến đấu dũng cảm của Đặng Dung, nghĩa quân kẻ bình định (Khâu Tuấn) trong sách chép tay “Bình Định Nam Giao Lục” thừa nhận: “Lúc bấy giờ từ Đông Quan đến phía Đông giặc cướp (chỉ nghĩa quân) nổi lên như ông, gọi là dẹp xong chỉ có mỗi thành Giao Châu mà thôi”. Tuy nhiên Bình Chương Quốc sự Đặng Dung và nghĩa quân không cản nổi cuộc tấn công của Trương Phụ, Mộc Thạnh. Nhiều trận đánh đẫm máu diễn ra ở Hạ Hồng, Hàm Tử, Bình Than, Diễn Châu, Ngệ An. Tháng 10-1412, Trương Phụ mở cuộc càn quét quy mô lớn vào căn cứ Bà Hồ - Chi La. Giặc chiếm được thành Diễn Châu, thành Nghệ An. “Lịch sử Nghệ Tĩnh viết: “Đầu tháng 11-1412, quân Minh tiến vào lưu vực sông Ác (Ngàn Sâu – Hương Khê). Để bảo tồn lực lượng nghĩa quân phải lui về vùng núi Tân Bình, Thuận Hóa (Bình-Trị-Thiên). Trước những cuộc vây quét của giặc, nghĩa quân tuy có đánh được vài một trận chiến thắng nhỏ, nhưng lực lượng của cuộc khởi nghĩa hao hụt quá lớn”, chỉ còn độ ba bốn phần mười”.
Bình Chương quốc sư Đặng Dung rút quân về Châu Hóa dựa vào thế núi rừng hiểm trở để chặn giặc. Trương Phụ chia quân thành hai đạo đuổi theo rất gấp đến bên Thái Gia. Đặng Dung, Nguyễn Súy bố trí nghĩa quân mai phục chặn giặc. Đêm đó thuyền Trương Phụ vừa kéo đến thì ông chỉ huy quân phục đổ ra đánh giết. Trong đêm tối lờ mờ, ông cầm kiếm Long Tuyền nhảy lên thuyền Trương Phụ định bắt sống y. Lưỡi kiếm vung lên trong chốc lát bọn tướng tá hộ vệ Trương Phụ bị ông giết sạch. Thấy nguy Trương Phụ nhảy xuống sông Thái Gia trốn thoát. Trời sáng dần nhưng quân ta chưa kịp đến tiếp ứng. Trương Phụ kịp hoàn hồn nhận thấy lực lượng nghĩa quân của ông rất ít nên y đã tổ chức phản công lại. Tháng 10 - 1413 trận quyết chiến trên sông Ái Tử (Già Cảng) là chiến công oanh liệt cuối cùng của cuộc đời ông, sử sách đều ca ngợi. Trận Ái Tử xảy ra trong tương quan lực lượng không cân sức, bất lợi cho nghĩa quân nhưng dưới sự chỉ huy tài giỏi của Đặng Dung, Nguyễn Súy, nghĩa quân đã tiêu diệt hơn nữa quân số giặc, thiêu hủy nhiều khí giới, thuyền ghe… Trương Phụ suýt bỏ mạng. Nói về trận Thái Gia nhà sử học Ngô Sĩ Liên bình: “Trận đánh ở Thái Gia; Nguyễn Súy đem quân thua sót lại trơ trọi không viện binh mà đối địch với bọn giặc khỏe mạnh, Dung đánh úp quân giặc ban đêm làm cho tướng giặc sợ chạy đốt hết ghe thuyền, khí giới không phải là người có tài làm tướng mà làm được thế ư? Trong khoảng năm năm đánh nhau (ông) chí vẫn không nao núng, khí thái càng hăng, kiệt sức mới chịu thôi. Lòng trung của người làm tướng, đối với nước dù trăm đời vẫn còn tưởng thấy” (Đại việt sử kí toàn thư”.Lòng trung của ông còn được Dương Văn An bình trong sách “Ô Châu cận lục”: “Lấy qoán quân cô đơn ra mà phá giặc hăng mạnh giữa buổi nguy vong tức là Trương Thế Kiệt đối với Đế Bính nhà Tống vậy. Có thể theo thường lệ mà nghị luận nhân tài ư.”.
Một mùa xuân cách đây 585 năm, tháng giêng năm 1414 Bình Chương quốc sự rơi vào tay giặc ở sách Cha-bồ-cán (Bồ Kết) trong rừng núi Thuận Hóa. Tướng giặc Trương Phụ mở tiệc khoản đãi, dụ dỗ ông nhưng Đặng Dung thà chết chứ không can tâm làm tay sai của giặc. Dụ dỗ không được chúng đưa ông lên thuyền cùng vua tôi Trùng Quang về Kinh Lăng (Trung Quốc). Sinh thời ông nổi tiếng cầm kì thi họa nên người đương thời gọi là “Thi cầm quân tử kiếm”. Trên đường giải về Kinh Lăng ông khắc lên ván thuyền bài thơ “Cảm hoài” gửi tâm sự lại cho hậu thế. Rồi lợi dụng sự canh phòng sơ hở của giặc ông nhảy xuống sông tuần tiết. Đặng Tiết viết về ông trong gia phả họ Đặng: “Hậu vì cha bị chết vô tội. Ông cùng Cảnh Chân lập vua Trùng Quang lên ngôi. Vua phong ông làm Bình Chương quốc sự. Sau trận thắng lớn ở Thái Gia. Quân Minh truy lùng ông ráo riết. Khi bị bắt ông cùng vua Trùng Quang nhảy xuống sông tự tử. Ông mất ngày 15 tháng 12. Phần mộ thất truyền. “Sách Việt sử thông giám cương mục chép: “Giữa đường vua Quý Khoáng nhảy xuống sông, Dung cũng chết theo. Chỉ có Súy bị (giảm thủ) bắt giữ, bèn hàng ngày đánh cờ, dần dần thân nhau lấy bàn cờ giết (giám thủ) rồi Súy cũng nhảy xuống nước chết”.
Tương truyền cuộc kháng chiến chống ách xâm lược của giặc Minh do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo thắng lợi hoàn toàn. Đoàn sứ bộ nhà Lê sang Bắc Kinh đặt quan hệ ngoại giao. Vua Minh hí hửng dẫn sứ giả đến xem chiến thuyền “chiến lợi phẩm” chở vua tôi Trùng Quang và bài thơ “Cảm hoài”. Thương cảm, quý trọng ông, người gác thù riêng để đền nợ nước sứ giả vua Lê nhập tâm bút tích của ông mang về nước truyền bá rộng rãi. Bài thơ được Đặng Tiến Thự, lần đầu chép vào gia phả họ Đặng, năm 1570. Nguyên văn bản chữ Hán của Đặng Tiến Thự chép như sau:
Thế sự da da nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập cam ca
Vận lai đồ điếu thành công dị
Sự khứ anh hùng ẩn thận da
Trí thủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị bảo đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma
Dịch thơ:
Việc lớn chưa xong tuổi đã già
Đất trời chung một cuộc ngâm nga
Gặp thời vận đến thành công dễ
Lỡ vận anh hùng dạ xót xa
Gặp chúa những mong xoay trục đất
Giữa dòng không lối nối Ngân Hà
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.
(Bản dịch Gia phả họ Đặng của Phạm Thị Hoa – Viện nghiên cứu Hán Nôm)
Có lần vua Lê Thái Tổ qua viếng quê hương ông có cảm khái đề đôi câu đối:
Quốc sĩ vô song song Quốc sĩ
Anh hùng bất nhị nhị Anh hùng
Cuộc khởi nghĩa của hai ông và vua tôi nhà Hậu Trần tuy thất bại nhưng gương tiết liệt của danh nhân Đặng Tất; Đặng Dung là sự thể hiện bản sắc văn hóa ý chí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc ta. Sự thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc bằng tinh thần yêu nước, ý thức trung nghĩa quê hương núi Hồng sông Lam, đất Việt thường nói riêng cả nước nói chung. Từ xưa tới nay danh nhân lịch sử văn hóa Đặng Tất, Đặng Dung được quốc su đánh giá rất cao. Nhân dân kính trọng yêu mến hai anh hùng dân tộc, người trung ngĩa vì nước xả thân vì dân đánh giặc.
Danh nhân Đặng Tất, Đặng Dung được vua phong là Hùng kính tráng, Trung ngĩa thần. Đặng Dung được phong cố sắc làm Cao Sơn Hầu, lại ban cho chữ vàng: “Tiết-Liệt-Cương- Trung” “Trung-Thần-Hiếu-Tử”. Các vương triều vua Lê, vua Nguyễn đều có sắc phong thần.
Hiện nay đền thờ của hai danh nhân, anh hùng dân tộc vẫn còn ở quê nhà. Năm 1991 Bộ văn hóa đã công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đền thờ hai ông đã bước đầu tôn tạo lại ở Tùng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh “Khang trang hơn, to đẹp hơn”.
Được biết năm 1654 cháu xa đời của danh nhân Đặng Tất, Đặng Dung là tổng binh Đặng Ngũ Quế lấy ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, lấy năm Tý làm chuẩn cứ ba năm thì làm lễ hội kỉ niệm hai danh nhân một lần. Ba năm mỗi lần cứ mỗi độ xuân về tết đến con cháu của danh nhân khắp mọi miền Tổ Quốc tìm về cội nguồn lễ hội. Ngoài lễ nghi tôn giáo truyền thống ra lễ hội ở đền thờ danh nhân có tổ chức rước biểu tượng danh nhân, voi ngựa, đua thuyền, múa kiếm, kể chuyện, ca hát tích cổ rất sôi động. Vừa qua 10 tháng giêng năm kỹ Mão, lễ hội lại được tổ chức long trọng tại đền thờ hai ông.
Đ.V.T