Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Dạy học ở Triệu Phong một thời để nhớ

C

ầm tờ quyết định lên đường nhận nhiệm vụ mà lòng rộn ràng bao nỗi mừng lo xao xuyến. Xe bắt đầu chuyển bánh về phương Nam. Thế là mở đầu những ngày sống xa mẹ, xa quê hương, xa bạn bè thân thuộc để lên đường đi công tác. “Đâu có giặc là ta cứ đi” câu hát một thời ngân vang giục giã bước chân tuổi trẻ. Cả khóa học chúng con hôm nay đều lên đường đi B. Mẹ ơi! Con đi B lần này không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà đánh cả giặc dốt nữa mẹ ạ. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Giặc dốt là một trong ba thứ giặc đã làm cho dân tộc đói nghèo, lầm than đau khổ”. Con gái mẹ tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa đến mà đã xa mẹ rồi. trước mắt bao cái ngỡ ngàng thấp thỏm lo âu. Nhưng mẹ đừng lo, bên con đã có bạn bè đồng đội. Tiền tuyến gọi hậu phương đáp lời. Quảng Trị đã giải phóng, các em thơ đói chữ đang chờ. Bao năm sống trong rào gai kẽm sắt của giặc, các em phập phồng lo âu nghe tiếng súng giặc nổ nhiều hơn tiếng giảng bài. Nên chúng con phải đến đó.

Chiều, xe dừng bánh ở đất Quảng Trị, chúng tôi xuống bến xe Đông Hà. Đông Hà một thị xã mới giải phóng còn ngổn ngang đổ nát hoang tàn. Đứng trên gò đất cao nhìn về bốn phía: Cây cỏ xác xơ, mặt đất loang lổ, hố bom, hố đạn chằng chịt khắp nơi. Nhìn cảnh tượng ấy mà lòng đau như cắt. Đường về Triệu Trung không có xe chở khách mà phải đi vòng vèo bằng đường thủy...hỏi địa chỉ để tới được nơi trường đóng phải mò mẫm vất vả vô cùng.

Đến nơi, mọi người được dẫn vào một ngôi nhà dân nghỉ tạm. Không thấy trường lớp đâu cả, xung quanh chi thấy mấy túp lều tranh nghèo nàn. Ngày đầu tiên lên bục giảng, học sinh chỉ có vài ba em lớn bé không đều, mặt mày nhem nhuốc, áo quần nhàu nhò tả tơi, gặp cô giao trông các em còn có vẻ sợ sệt.

Đồng bào đi sơ tán trở về quê ngày càng đông. Lớp tôi phụ trách học sinh quá chênh lệch, độ tuổi có em mới 7-8 tuổi, có em đã 14-15 tuổi. Có những em trông còn già dặn hơn cả cô giáo chủ nhiệm lớp.

Quê hương bắt đầu hồi sinh, con sông Vĩnh Định trở lại xanh mát ngọt ngào, tre làng đâm chồi nảy lộc, màu xanh cuộc sống đang lên. Triệu Trung tưng bừng cuộc sống bình yên trở lại. Tuy thế trên đường thôn vẫn còn những tốp lính ngụy được các anh chị dân quân giải về thị xã.

Nhiều gia đình có người đi lính làm sỹ quan cho chế độ cũ vẫn còn ngần ngại với trường cách mạng. Chưa dám đưa con em mình đến lớp học.

Buổi chiều thứ bảy. Tôi cùng cô Huệ, giáo viên cùng trường vào xóm Xuân Dương tìm gặp mấy học sinh đã có tên trong danh sách nhưng chưa có mặt ở lớp. Bước vào nhà thấy không khí trong nhà yên ắng lạ thường. Tôi và Huệ định quay ra thì nghe có tiếng trẻ con thì thầm sau vách lá. Chúng tôi quay trở lại, vừa thấy chúng tôi, bọn trẻ dáo dác chạy ù đi khắp nơi. Biết có chuyện gì không ổn rồi đây? Hôm sau đến lớp hỏi em Vân, một học sinh cùng xóm với các em học sinh ở nhà hôm nọ thì mới biết “Mẹ các bạn ấy không cho con đi học, bởi vì mẹ các bạn ấy còn sợ các thầy cô cách mạng”.

Nghĩ mà thương đồng bào mình vô kẻ. Nhiều người còn quá xa lạ với cách mạng. Mà họ nghĩ vậy cũng phải thôi, vì bao nhiêu năm bà con bị cầm tù, họ chỉ biết cách mạng qua lời tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến âu cũng là lẽ thường tình. Chẳng lẽ vì cách nghĩ sai ấy của bà con mà mình để cho các em thơ bị thất học. Hôm sau đợi lúc tan tầm làm việc, tôi và Huệ lại tìm nhà các học sinh ấy. Vừa gặp chúng tôi bà chủ nhà - Mẹ của các cháu học sinh hôm trước tỏ thái độ lạnh lùng như không muốn tiếp chuyện. Nhưng không vì thế mà chúng tôi rút lui, Huệ đã lên tiếng gợi chuyện:

- Sao bác không để cho các cháu đến trường học?

- Tui có cấm nó mô!

- Ở trường các học sinh nói với chúng tôi rằng: “Bác không muốn cho các em đi học”.

- Việc đi học của con tui là do tui quyết định, chớ có xía vô được.

- Đành là như thế. Nhưng việc các em nhỏ phải được đến trường học hành đó cũng là một nhiệm vụ của cách mạng. Nghe Huệ nói cứng như vậy nên bà mẹ trở nên lúng túng, bà hạ giọng:

- Thôi tui xin lỗi các cô, việc đi học của các cháu rồi tui sẽ tính liệu.

Qua tìm hiểu mới biết ra rằng. Chồng bà S. nguyên là sỹ quan quân đội Việt Nam cộng hòa hiện đang đi cải tạo. Thế mới biết cha mẹ mặc cảm có cái nhìn sai lệch. Nếu chúng ta không tận tâm thì một thế hệ em thơ sẽ bị thiệt thòi. Không thể thế được! Phải cứu lấy các em!

Nhà trường họp Hội đồng sư phạm thảo luận tìm ra biện pháp khắc phục. Thầy giáo, cô giáo chia về các xóm ấp, kết hợp cùng với các anh, các chị ở các đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ chúng tôi họp bàn với dân, giải thích cho bà con hiểu sự cần thiết của việc học văn hóa. Để có trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên đồng ruộng để xây dựng cuộc sống mới, kiến thiết lại quê hương “to đẹp, đàng hoàng hơn” theo ý nguyện của Bác Hồ kính yêu.

Cuộc vận động ấy đâu có dễ dàng gì, nói bà con đâu đã nghe ngay, nhiều người còn viện lý do này lý do nọ để thoái thác không cho con trẻ đến trường. Một số trẻ mơ hồ, buổi đầu còn ngấm ngầm chống phá đường lối giáo dục của Đảng, của cách mạng. Nhưng tất cả đều không cản được sức mạnh của toàn dân. Sự nghiệp giáo dục là của nhân dân, vì nhân dân nên được toàn dân ủng hộ.

Học sinh chưa đến trường, thầy cô giáo băn khoăn, bây giờ học sinh đến lớp nhiều rồi, nhà trường càng vất vả. Cơ sở vật chất, nhà cửa, phòng học, bảng đen, bàn ghế lấy đâu ra đủ cho các em ngồi học. Sau chiến tranh thiếu thốn trăm bề, chúng tôi lại dựa vào sức mạnh của nhân dân: Tranh tre, mây lá được bà con mang đến để làm thêm phòng học. Thầy cô giáo phải phân công nhau ra thành nhiều ca để đứng lớp, bù lại các em được học, được vui chơi.

Tấp nập rộn ràng như ngày hội luồng sinh khí mới bừng lên trên đất Triệu Trung. Lời ca của những bài hát cách mạng được các em mang về trong các ngõ xóm; những ca khúc vàng vọt, sướt mướt trở nên lạc lõng lụi tàn.

Mùa xuân nối tiếp mùa xuân, nhà trường thực hiện lời Bác dạy, thầy giáo, học sinh ra quân trồng cây. Những mầm non bắt đầu tỏa màu xanh mảnh đất còn chằng chịt kẽm gai và hố bom đạn. Màu xanh tươi mới của cuộc sống cách mạng ngày càng đâm chồi nảy lộc trên vùng quê giải phóng. Dòng sông Vĩnh Định trở lại trong xanh, duyên dáng như ngày nào. Chợ Ngô Xá lại tấp nập cảnh kẻ mua người bán.

Trường tổ chức những buổi liên hoan văn nghệ. Dẫu là những tiết mục tự biên tự diễn của thầy giáo, cô giáo và học sinh của nhà trường nhưng tự nó thổi vào cuộc sống ở mảnh đất Triệu Trung này một luồng không khí phấn khởi tự hào của những người dân vừa thoát khỏi ách ngoại xâm được sống trong bầu không khí độc lập tự do.

Những ngày tháng của những năm bảy mươi ấy đã đi vào ký ức, đã trở thành kỷ niệm. Tuổi trẻ đời tôi đã gắn bó với Triệu Trung trong những ngày đầu mới giải phóng: Vui, buồn, gian khổ, đắng cay, ngọt bùi đã từng nếm trải cùng nhân dân. Từ trong nhân dân đã giúp cho chúng tôi khôn lớn trưởng thành.

Bây giờ gặp lại những người học trò của Triệu Trung năm xưa, các anh các chị đã trưởng thành. Hầu hết các anh các chị ấy đều đảm trách những công việc chủ chốt của Đảng và chính quyền ở địa phương. Nhiều anh, chị là thầy cô giáo và hầu hết đã vượt lên khó khăn, trở thành tấm gương trong việc xóa đói, giảm nghèo, góp sức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Tôi vô cùng xúc động và tự hào. Bởi vì một thời tuổi trẻ đầy thương nhớ của đời tôi đã gắn bó với Triệu Trung. Đã cùng với những người đồng nghiệp góp một phần nhỏ bé sức mình vào sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng quê hương Triệu Trung trong những ngày Quảng Trị mới giải phóng.

                                                     L.Đ.H

Lê Đình Hồng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 86 tháng 11/2001

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

1 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground