Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đoàn Lân - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường

 

Đoàn Lân sinh năm 1968 (Mậu Thân), quê làng An Tiêm, nay xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
 

Học xong tiểu học, sẵn có tư tưởng cầu tiến, Đoàn Lân đã cùng một số thanh niên trong vùng và ở thị xã tổ chức các nhóm đọc sách báo, vận động tiêu dùng hàng nội, bài trừ hủ tục và là một người tích cực hoạt động trong các cuộc vận động để tang Phan Châu Trinh, đòi ân xá Phan Bội Châu.

Qua các hoạt động tích cực của mình, Đoàn Lân đã liên lạc với tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên và tháng 10 - 1926, Nguyễn Đình Cương tổ chức Chi bộ Thanh niên Cách mạng ở Quảng Trị. Từ đó, Đoàn Lân trở thành thành viên nòng cốt của Thanh niên Cách mạng, vận động và tổ chức nhiều chi hội Thanh niên ở Quảng Trị, Hà Tĩnh và Hội An. Trong các năm 1927 - 1928, Đoàn Lân vừa hoạt động tích cực ở Quảng Trị, vừa được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở cho Thanh niên Cách mạng ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh ở phía Nam Trung Kỳ. Đoàn Lân đã tích cực vận động tổ chức Ái hữu dân đoàn do Trần Hữu Dực cầm đầu trở thành tổ chức quần chúng của Thanh niên Cách mạng. Đoàn Lân đã vận động mở lớp dạy học ở An Tiêm do Trần Hữu Dực dạy để làm nơi tuyên truyền và liên lạc chuẩn bị cho việc chuyển tổ chức Thanh niên qua tổ chức Cộng sản.

Tháng 5 - 1929, một số thành viên của Thanh niên ở Quảng Trị đã tuyên bố tự giải tán để thành lập tổ chức Cộng sản. Đoàn Lân là đảng viên tích cực trong số bảy đồng chí của nhóm Cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị.

Tháng 6 - 1929, đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho nhóm Cộng sản Quảng Trị tổ chức cuộc rải truyền đơn ở Trung Bộ để gây thanh thế cho Đảng ở vùng này. Đoàn Lân được giao nhiệm vụ tổ chức rải truyền đơn và vận động thành lập các tổ chức Cộng sản từ Quảng Nam đến Khánh Hòa.

Ngày 1 – 7 - 1929, truyền đơn được rải khắp từ Quảng Trị đến Bình Thuận, đã có tiếng vang lớn trong nhân dân, làm cho quân thù khiếp sợ. Chúng ra tay bắt bớ, khủng bố, gần 100 người bị bắt trong đó có Đoàn Lân và nhiều đảng viên khác. Ngày 13 – 10 - 1929, tòa án Nam Triều ở Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử. Đoàn Lân bị kết án 12 năm tù. Trước phiên tòa Đoàn Lân đã dũng cảm vạch tội chế độ thống trị Pháp và Nam Triều. Trong thời gian bị giam ở lao Quảng Trị, mặc dù bị tra tấn và ốm đau, Đoàn Lân tìm cách liên lạc với bên ngoài và đã có nhiều thư từ gửi cho các đồng chí ở bên ngoài tuyên truyền vận động thành lập các chi bộ Cộng sản và nhờ đó một số chi bộ Cộng sản ở Quảng Trị đã ra đời từ đầu năm 1930.

Trong tù, Đoàn Lân nêu cao tinh thần bất khuất và kiên cường đấu tranh cách mạng. Đồng chí giáo dục cho anh em tinh thần cách mạng kiên trung bất khuất, nghiêm khắc phê phán một số kẻ đã phản bội đầu hàng. Đồng chí đã cùng một số anh em tổ chức cuộc tuyệt thực để phản đối chế độ hà khắc của nhà lao. Để đối phó với Đoàn Lân và uy hiếp tinh thần anh em tù nhà lao Quảng Trị lúc bấy giờ, tên Công sứ tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Khâm sứ Trung Kỳ đưa Đoàn Lân đến nhà đày Lao Bảo với tội “tên Cộng sản nguy hiểm, cầm đầu phá rối trật tự  nhà lao, âm mưu vận động sát hại số người mà chúng cho là đầu hàng, phản bội”. Lúc bị bắt, Đoàn Lân đã bị tra tấn cực hình. Thời gian ở nhà lao Quảng  Trị, với chế độ hà khắc, lại đấu tranh liên tục nên sức khỏe bị sa sút nhiều, lúc đày đi Lao Bảo là lúc Đoàn Lân đang ốm nặng. Đến Lao Bảo bị nhốt vào xà lim với chế độ cùm kẹp hết sức dã man, ăn uống kham khổ, thuốc bệnh không có. Tình cảnh của Đoàn Lân càng nung nấu thêm lòng căm phẩn của anh em nhà đày Lao Bảo đang sống trong cảnh địa ngục trần gian, cho nên đã nổ ra cuộc đấu tranh lớn cuối tháng 12 - 1929. Trong cuộc đấu tranh này chúng đã sát hại đồng chí Nguyễn Sĩ Sách.

Hơn sáu tháng trong lao tù, hết bị tra tấn cực hình, giam cầm dài ngày trong xà lim lao hầm với chế độ dã man, rồi tuyệt thực ốm đau không thuốc men, nên kiệt sức. Giữa tháng 1 - 1930, Đoàn Lân đã hy sinh đầy đau thương trong xiềng xích, gông cùm của xà lim ở nhà đày Lao Bảo. Anh em tù nhân nhà đày vô cùng thương tiếc, đã tổ chức lễ truy điệu Đoàn Lân ngày 21 – 1 - 1930 với bản điếu văn thống thiết, tưởng nhớ một thanh  niên đầy nhiệt huyết, một bạn tù dũng cảm, một người Cộng sản kiên cường đã hiến dâng trọn đời cho lý tưởng, cho Tổ quốc.

Cái chết của Đoàn Lân cũng đã để lại bao đau thương cho đồng bào, đồng chí ở Quảng Trị. Đầu năm 1930, khắp nơi ở Quảng Trị đã tổ chức lễ truy điệu Đoàn Lân. Bài điếu văn thống thiết do anh em nhà tù Lao Bảo viết đã được phổ biến nhiều nơi ở Quảng Trị như lời kêu gọi đồng bào, đồng chí noi gương Đoàn Lân bước vào cuộc chiến đấu chống kẻ thù.

Đồng chí Đoàn Lân đã phải giã từ cuộc đời giữa tuổi thanh xuân. Sự nghiệp của anh mới bắt đầu, nhưng đã góp phần xây nên nền móng của Đảng bộ tỉnh nhà. Tấm gương hy sinh bất khuất, khí phách đấu tranh ngoan cường của anh đã được đảng viên, cán bộ tỉnh nhà noi theo. Để kế tục sự nghiệp của đồng chí Đoàn Lân, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị cùng cả nước làm nên Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thành công, đang xây dựng cuộc sống mới theo ước vọng của đồng chí.

Đ.T

Đặng Thí
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 64 tháng 01/2000

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground