Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

ĐỒNG CHÍ HỒ CHƠN NHƠN VÀ HỒ XUÂN LƯU

 Trên mảnh đất Quảng Trị có nhiều anh chị em ruột, cha và con, chú và cháu đều là những chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc hoạt động Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong đó có đồng chí Hồ Chơn Nhơn, Hồ Xuân Lưu. Đồng chí Hồ Xuân Thái (tức Hồ Bình mất cách đây hai năm) bắt đầu hoạt động từ những năm 1936- 1939, rất tự hào về gương chiến đấu kiên cường của hai chú ruột mình, chú Nhơn và chú Lưu. Chị Hồ Thị Phước con gái duy nhất của đồng chí Hồ Chơn Nhơn cũng là cán bộ lão thành cách mạng đã về hưu ở Huế. Mất cha từ hồi còn rất nhỏ, gần suốt cuộc đời cho đến tuổi 60 vẫn còn canh cánh bên lòng, tâm niệm một điều là làm sao tìm được mộ cha và đưa thi hài của cha về an táng tại quê nhà.

Hiểu sâu sắc nỗi đau của đồng chí, của bạn bè, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đồng chí Hồng Chương, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Cộng Sản vào thành phố Hồ Chí Minh, đến Viện Bảo tàng cách mạng lục tìm được ảnh tù của đồng chí Hồ Chơn Nhơn cùng với bài viết nội dung như sau:

“Anh Hồ Chơn Nhơn sinh năm 1907, tại làng Cổ Thành, tống Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thiếu thời theo thân sinh trú tại làng An Hưng (huyện Cam Lộ) bây giờ là xã Chơn Nhơn. Sau khi ở trường tiểu học ra, anh làm nghề thợ may.Gặp hội cụ Phan Sào Nam về nước, anh cũng như bao thanh niên trong nước được hấp thụ tư tưởng cách mạng. Ở Cam Lộ, anh là một độc giả trung thành của tờ “Tân thế kỷ” xuất bản ở Sài Gòn. Được đi lại với ông Đỗ Doãn Võ, giám đốc trường tiểu học Cam Lộ. Anh rất ham mê học thuyết dân quyền tự do của Trần Hữu Độ. Việc làm của anh lúc đó là việc giao du, kết nạp đồng chí và gây một phong trào trừ tham quan ô lại. Anh đã từng công kích những viên quan cai trịửtong hạt như Vương Tứ đại, Tuần vũ Quảng Trị, Tôn Thất Gián, Tri huyện Cam Lộ. Anh đã làm một bài thơ xỉ vã Tôn Thất Gián và dán ở cổng huyện Cam Lộ. Cũng vì thế mà anh bị nhà cầm quyền để ý và bắt giam tháng 11 năm 1929. Sau khi được thả ra anh lại gia nhập vào mặt trận phản đế, lại bị bắt và vị Toà Nam án Quảng Trị kết án chín năm khổ sai (ngày 01.3.1932).

Tháng mười năm ấy, anh cùng mấy người bạn đồng chí vượt ngục. Lại bị bắt, anh bị giam tại phối sở Buôn Ma Thuột. Ở trong lao anh tỏ ra rất hăng hái, vẫn cổ động anh em tranh đấu chống chế độ cay nghiệt của nhà tù. Vì thế anh bị tăng thêm 5 năm án và bị phạt ở xà lim. Xà lim là địa ngục của nhà tù, chế độ xà lim là chế độ hết sức tàn ác. Người bị phạt phải bị cùm hai chân, xích hai tay, ăn cơm nhạt, uống nước lã.

Viên cai ngục lại là một côn đồ, có tiếng dữ (mốt xin).Cứ mỗi buổi sáng nó lại cho tù nếm những quả đấm, có khi phải hộc máu. Theo lối chơi kỳ khôi của viên chủ ngục, bọn lính Đô lấy nước mắm đổ vào mũi để thế vào những bữa cơm lạt.

Vì chịu hình phạt nặng nề và thiếu sinh tố, anh Chơn Nhơn và một số anh em đồng cảnh ngộ bị mắc bệnh thủng và đến ngày 09.5.1933 (mồng chín tháng năm năm một ngìn chín trăm ba muơi ba) thì anh từ trần.

Anh Chơn Nhơn chôn ở mộ địa tù nhân Buôn Ma Thuột (mộ số 56). Anh Chơn Nhơn chết cũng như bao chiến sĩ đã bỏ mình trong ngục tối hoặc ở sa trường vẫn còn để lại cho đoàn thể, cho xứ sở một tấm gương bất khuất, một chí khí quật cường.

Ngày nay, Buôn Ma Thuột lại một lần thứ hai bị chiếm đóng. “Tôi ngậm ngùi nhớ tới người đồng chí đầu tiên mà nắm xương còn gửi nơi rừng xanh đất đỏ. Dòng máu của bạn nếu còn chắc phải sôi lên vì uất hận”.

Bài viết ở trên là của một đồng chí bạn tù với đồng chí Hồ Chơn Nhơn. Không biết đồng chí vào tù ngày tháng năm nào (chắc chắn là trong thời kỳ Pháp- Mỹ chiếm đóng Buôn Ma Thuột) cũng không có tên và địa chỉ.

Bài viết tuy chưa đầy đủ, chưa nói rõ việc Hồ Chơn Nhơn là Hội viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được kết nạp vào đảng Cộng sản Việt Nam và “sau khi mãn hạn tù, được các đồng chí trong chi bộ nhà lao Quảng Trị giới thiệu và được bổ sung vào Tỉnh uỷ, trực tiếp làm Bí thư huyện uỷ Hải Lăng” (1)… nhưng đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu rất quý.

Lần theo những lời ghi trong bài viết trên, năm 1992, chị Hồ Thị Phước đã lên Buôn Ma Thuột, được sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh uỷ, chị đến nghĩa địa tù nhân và tìm được ngôi mộ số 56 và cất bốc thi hài của cha đem về an táng tại Làng An Hưng, Cam Lộ, bên cạnh mộ của ông bà…

Ở thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên Trần Quốc Thảo, tên của đồng chí Hồ Xuân Lưu lúc làm Bí thư Đặc Khu uỷ Sài Gòn- Chợ Lớn. Đồng chí Hồ Xuân Lưu là em ruột của đồng chí Hồ Chơn Nhơn. Báo chí đã viết nhiều về Hồ Xuân Lưu. Nhưng chị Hồ Thị Phước kể: “Nhiều người là cháu của chú Lưu khi đi trên con đường Trần Quốc Thảo vẫn không  biết rằng con đường này mang tên của ông mình, của chú, bác mình”.

Cách mạng tháng Tám thành công, sau một thời gian công tác ở Quảng Trị, đồng chí Hồ Xuân Lưu được Trung ương và Bác Hồ điều ra và giao cho trọng trách: Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sau đó đồng chí vào miền Nam, từ năm1955- 1957, làm Bí thư đặc khu uỷ Sài Gòn- Chợ Lớn. Đồng chí Hồ Xuân Lưu bị địch bắt tháng 11 năm 1957 và hy sinh vào cuối năm đó.

Nói đến Hồ Xuân Lưu, đồng chí Lê Duẩn kể: “Hồi ấy tôi và anh Hồ Xuân Lưu đi ra công tác ở Vĩnh Linh, bà con ta ở Vĩnh Linh hàng ngày ăn toàn sắn, rất ít cơm, có khách đến thì có mời một bát nhỏ cơm thôi. Anh Hồ Xuân Lưu con nhà có khá hơn tôi một chút. Tôi nhường cơm cho anh Lưu ăn, còn tôi ăn sắn. Khi về nhà, anh Lưu thưa với mẹ: “Mạ ơi, con đi công tác với anh Ba, anh Ba nhường cơm cho con ăn, còn anh thì chỉ ăn sắn”. Bà mẹ anh Lưu khóc và gọi tôi lên cho hai trăm đồng bạc (bạc Đông Dương hồi bấy giờ). Nhờ có 200 đồng bạc đó mà chúng tôi mở được nhà sách Thuận Hoá ở Huế. Ở đó tôi đã huấn luyện được một số cán bộ cho Đảng, và cũng nhờ đó tôi có điều kiện về tài chính để đi ra Bắc vào Nam”(2).

Tôi rất xúc động khi sưu tầm một vài tư liệu cùng hai bức ảnh của hai đồng chí cách mạng tiền bối Hồ Chơn Nhơn, Hồ Xuân Lưu. Tôi xin ghi lại nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn và cũng là 90 năm ngày sinh của đồng chí Hồ Chơn Nhơn.

N.T.K

NGÔ THẾ KIÊN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 34 tháng 07/1997

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

6 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

9 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground