Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đồng chí Trần Mạnh Quỳ khôi phục, xây dựng Đảng ở Nghệ An

S

au khi phát xít Đức nổ súng xâm lược nước Ba Lan, Chính phủ Pháp và Anh tuyên bố tuyên chiến với Đức. Bắt đầu tham chiến, Chính phủ Pháp thi hành chính sách phát-xít giải tán Đảng Cộng Sản và các tổ chức dân chủ ở trong nước và ngoài nước thuộc địa.

Tại Đông Dương thực dân Pháp điên cuồng tấn công vào các Đảng Cộng Sản và các đoàn thể quần chúng của Đảng. Báo chí tiến bộ bị đóng cửa. Các tổ chức dân chủ và các quyền lợi của quần chúng đã dành được đều bị xoá bỏ.

Tại Nghệ An, nhất là ở Vinh, Bến Thuỷ, với lực lượng mật thám dày đặc và chúng đã dùng tên phản bội Đinh Văn Di (từng làm Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, là Bí thư liên tỉnh ủy Thanh-Nghệ-Tĩnh) đã bắt hầu hết cán bộ chủ chốt trong Đảng bộ Nghệ An. Chỉ tính từ tháng 9 đến tháng 12 – 1939 có 258 đảng viên, cán bộ bị bắt, trong đó có nhiều chính trị phạm đã được ân xá. Số không bị bắt thì bị quản lý chặt chẽ, đêm phải đến ngủ điếm canh, hàng tháng phải đến trình hào lý. Các tổ chức Đảng khắp nơi đều bị phá vỡ.

Cuộc hội nghị tại Huế, Trần Mạnh Quỳ được bổ sung vào Thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ. Thực hiện Nghị quyết T.Ư lần thứ 6 (11-1339) Trần Mạnh Quỳ được phân công phụ trách hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi trốn khỏi nhà giam phủ Hải Lăng, tháng 1-1940 Trần Mạnh Quỳ đến Vinh (Nghệ An) gặp Nguyễn Đức Dương để trao đổi kế hoạch khôi phục lại các tổ chức của đảng và quần chúng cách mạng; sau hai tháng tỉnh ủy Nghệ An được thành lập lại do Nguyễn Đức Dương làm Bí thư. Nguyễn Đức Dương làm Bí thư chưa bao lâu thì Xứ ủy điều Nguyễn Đức Dương vào Quảng Nam công tác. Đảng bộ Nghệ An giao lại cho Trần Mạnh Quỳ làm Bí thư tỉnh uỷ(Thường vụ Xứ uỷ kiêm Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An)

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ lâm thời, các cấp bộ đảng lần lượt được củng cố khôi phục; trước hết là ở Vinh rồi Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Yên Thành...

Theo trang 122 “Lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh” xuất bản tháng 4 năm 2000, thì 1-1940 đồng chí Trần Mạnh Quỳ được Xứ ủy Trung Kỳ phân công đi làm liên lạc gây dựng lại cơ sở đảng và phong trào cách mạng Nghệ-Tĩnh. Đồng chí Quỳ đã bắt mối xây dựng lại các chi bộ Vinh. Đến cuối năm 1940 cả thành phố có 5 chi bộ:

-   Chi bộ nhà máy Trường Thi (sửa chữa đầu máy xe lửa) gồm bốn đảng viên do Nguyễn Thìn làm bí thư.

-   Chi bộ Đề-Pô ga xe lửa Vinh có 4 đảng viên do Trần Hải Kế làm bí thư.

- Chi bộ đường phố có 7 đảng viên do Hoàng Đôn làm bí thư.

-   Chi bộ công nhân tư gia) có 3 đảng viên do Trần Mạnh Hách làm Bí thư.

-   Chi bộ “Người làm thuê” ở phố Đệ Bát do Nguyễn Sĩ Quế làm bí thư.

Trong thời gian ở Vinh đồng chí Trần Mạnh Quỳ thường xuyên liên lạc và dựa vào chị Nguyễn Thị Kỳ (chị ruột của đồng chí Nguyễn Côn - Phó Thủ tướng nước VNDCCH) để xây dựng thanh niên phản đế cứu quốc ở thành phố Vinh và các làng Yên Dũng, Yên Lưu ở quanh Vinh.

Theo trang 129 của “Lịch sử Đảng bộ Nghi Lộc” xuất bản năm 1991 thì đầu năm 1940 đồng chí Trần Mạnh Quỳ ở tỉnh Quảng Trị được Xứ ủy Trung Kỳ cử ra Nghệ An chắp nối liên lạc với đồng chí Nguyễn Đức Dương, có đồng chí Lên Văn Nhiễu giúp sức đã lập lại tỉnh ủy Nghệ An, chỉ đạo phong trào đấu tranh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 11-1939; đồng chí Trần Mạnh Quỳ chịu trách nhiệm lãnh đạo vùng Nghi Lộc và thành phố Vinh.

Giữa năm 40 tại nhà đồng chí Trương Văn Đôn ở làng Mỹ Chiêm (xã Nghi Phong, huyện ủy Nghi Lộc cũng được lập lại gồm 5 ủy viên do Nguyễn Văn Định làm Bí thư huyện ủy.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, 8 trong 16 chi bộ của đảng với 52 trong số 103 đảng viên của thời kỳ 1936-1939 được huyện ủy củng cố và trở lại hoạt động như các chi bộ Hải Thanh (Nghi Tiến), Mỹ Xá (Nghi Xá), Kim Khê Thượng (Nghi Long), Xuân Tình (Nghi Thịnh), Long Trảo (Nghi Khánh), Xuân Đình (Nghi Thạch), Mỹ Chiêm (Nghi Phong), Tân Hợp (Nghi Xuân), Kỳ Trân (Nghi Trường), Thu Lũng (Nghi Thu).

Ngoài ra các tổ chức quần chúng ở các phường, các tổ chức tương tế ái hữu các xã cũng được khôi phục và duy trì.

*     *

*

Ở huyện Hưng Nguyên thông qua sự giới thiệu của đồng chí Võ Trọng Ân, Trần Mạnh Quỳ đã bắt liên lạc với các đồng chí Ngô Mậu, Hoàng Thận ở Phú Xá và Đặng Đình Trung ở Dương Xá bàn kế hoạch xây dựng lại cơ sở ở huyện Hưng Nguyên. Từ đó một số chi bộ được khôi phục như:

Chi bộ Phúc Mỹ, chi bộ Cự Thôn (2-1940), chi bộ Phú Xá (11-1940), gồm 20 đảng viên. Trên cơ sở này mà tháng 2 năm 1941, Trần Mạnh Quỳ chủ trì hội nghị và cử ra phủ ủy Hưng Nguyên do đồng chí Nguyễn Quang làm bí thư, các đồng chí Hoàng Thân, Ngô Mậu (Phú Xá), Nguyễn Hiếu (Cự Thôn) làm Phủ ủy viên.

Thực hiện Nghị quyết T.Ư lần 6 (11-1939) Phủ ủy Hưng Nguyên đã chỉ đạo xây dựng một số tổ chức quần chúng như Thanh niên phản đế cứu quốc đoàn ở Phú Xá, nông dân phản đế cứu quốc (gọi tắt là nông đoàn).

Cuối 1940 đầu năm 1941 tin tức về các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương... dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ và của Tỉnh ủy Nghệ An, đảng bộ Hưng Nguyên đã lãnh đạo quần chúng làm cuộc mét-tinh lớn, biểu tình thị uy với hàng ngàn người tại chợ Liệu vào ngày 22-1-1941 để hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa; đồng thời phản đối chính sách thuế má nặng nề, phản đối đế quốc gây chiến tranh. Binh lính đồn Tràng Cát đóng gần đó nhưng vẫn án binh bất động. Sau đó các xã, thôn lạc quyên tiền bạc ủng hộ các cuộc khởi nghĩa.

Sau khi tên mật thám Hum-Be huy động 300 lính chỉ huy vây bắt Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An nhưng được quần chúng ở Thành Công, Phú Mỹ (nơi 2 cơ quan đóng) dũng cảm tìm cách giải vây nên đã thoát khỏi sự bắt bớ của địch. Sau trận vây bắt này Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An dời ra huyện Yên Thành; và sau đó 2 tháng cũng bị địch phá vỡ. Các đồng chí trong Phủ ủy Hưng Nguyên lần lượt bị địch bắt, các cơ sở Đảng bị mất liên lạc với cấp trên. Phong trào, Đảng bộ Hưng Nguyên lại một lần nữa bị phá vỡ.

Tỉnh ủy Nghệ An cũng đã biên soạn và phổ biến cuốn “Tóm tắt công tác chi bộ” và đồng thời xuất bản tờ báo “Cởi ách”.

Sau khi khôi phục lại Tỉnh ủy Nghệ An thì cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ cũng được dời về Nghệ An. Giữa năm 1940, đồng chí Trương An (quê Quảng Trị) cũng được Xứ ủy Trung Kỳ điều ra Nghệ An làm công tác biên soạn cho tờ báo “Bẻ xiềng sắt” do Trần Mạnh Quỳ trực tiếp chỉ đạo. Mỗi lần đồng chí Quỳ tiếp xúc với các phụ lão ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên thì đồng chí Trương An đi cùng để lấy tin tức đăng vào tờ báo. Hai tờ báo “Bẻ xiềng sắt” và “Cởi ách” đã góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền của Đảng.

Nhờ có sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An, từ năm 1941 phong trào quần chúng được phát triển sôi nổi. Đã có những sự kiện đáng lưu ý:

1 – Phong trào cách mạng dâng cao đã giác ngộ tinh thần binh lính của người Việt trong quân đội Pháp; họ bất bình vì bị Pháp bắt sang Thái Lan làm bia đỡ đạn. Ngày 14-1-1941, tại đồn Rạng (Thanh Chương) và đồn Đô Lương (Anh Sơn) đã nổ ra cuộc binh biến trong binh lính, tên đồn trưởng Đô Lương và đồn trưởng đồn Rạng bị giết do Đội Cung chỉ huy (tự động không có lãnh đạo của Đảng) làm chấn động dư luận. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và nhanh chóng bị thất bại. Đội Cung (tức Nguyễn Tri Cung), Cai Vỵ và 9 binh lính đã bị xử bắn “nhưng đã kích thích thêm tinh thần ái quốc của đồng bào ta, làm cho đế quốc Pháp thêm bối rối... Đồng thời nó cũng dạy cho chúng ta một bài học: Muốn đánh đuổi đế quốc ra khỏi bản xứ cần có sự thống nhất hàng ngũ các giới. Một mình thợ thuyền, dân cày cũng không thể giết được quân giặc. Một mình binh lính dù có súng trong tay cũng phải thất bại (Báo Cởi ách của Tỉnh ủy lâm thời Nghệ An)”.

2 - Sau vụ khởi nghĩa Rạng - Đô Lương, tháng 4-1941 lại nổ ra một cuộc bạo động giết tên Phờ-Ray chủ đồn điền sông Con ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tiếp đó giết tên bang tá Hồ Dũng Tài. Tất cả những người bạo động đều bị Pháp bắt và xử án. Hồ Hảo, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn bị Pháp giết hại.

3 - Cuối tháng 5- 1941 các đại biểu Xứ ủy Trung Kỳ Hồ Xuân Lưu, Bùi San đi dự hội nghị T.Ư lần 8 về đến ga Cầu Giát thì bị sa lưới địch.

4 – Ngày 16-8-1941 Công sứ Nghệ An đã đưa lính đến vây bắt Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An tại xã Liên Thành (huyện Yên Thành). Trần Mạnh Quỳ cùng Ngô Xuân Hàm... đều bị bắt trong vụ này. Sau đó Pháp đưa số trên đi đày ở Ban Mê Thuột; mãi sau khi Nhật đảo chính mới được trở về. Cơ quan Xứ ủy... bị bắt do tên Trần Cống cán bộ ấn loát của Xứ ủy bị tên mật thám lôi kéo mua chuộc, chỉ điểm. Sau khi lộ mặt phản bội, y làm nhân viên mật thám cho Pháp tại Nghệ An. Ta đã xử bắn y sau ngày cách mạng tháng tám thành công.

Một tổn thất lớn tiếp theo, đầu năm 1942, nhận nhiệm vụ của T.Ư Đảng, đồng chí Trương An mang nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương về nhằm để phổ biến ở Trung Kỳ, giúp các tỉnh xây dựng phong trào, xây dựng lại các cấp ủy Đảng. Đồng chí vừa đến làng Song Lộc (xã Nghi Hải) bị tên bang Kiều, Bang tá tổng Đặng Xá đón bắt. Việc đồng chí Trương An bị sa lưới địch trong khi đang làm nhiệm vụ lịch sử này, không chỉ tổn thất riêng cho huyện Nghi Lộc mà cho cả Nghệ Tĩnh và Trung kỳ.

 

       T.K.H

 

Trần Kim Hồ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 170 tháng 11/2008

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

23 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground