T |
rung tuần tháng 4.1999, tôi gặp anh Phan Thanh Toàn ở khối 2 thị trấn Nghi Xuân. Được biết anh là lính cũ đại đội 18 - trung đoàn 24 - sư 304 "cú đấm thép" của Bộ. Các anh vừa kỷ niệm ngày 10.4.1968 ngày nhập ngũ của gần 200 thanh niên, học sinh Nghi Xuân từng chiến đấu ở mặt trận B5. Tôi hỏi anh về những trận đánh đã diễn ra ở làng Vây, Khe Sanh, Tà Cơn, Lao Bảo, Đường 9, Nam Lào, Cửa Việt,… bám trụ vùng trắng Quảng Trị "một tấc không đi một ly không rời" góp phần đập tan hàng rào điện tử Mácnamara và cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ - Ngụy; chung sức đồng lòng cùng miền Nam rực lửa về những người lính cụ Hồ ở B5 cùng đồng bào đồng chí hành quân đến đại thắng mùa xuân 30.4.1975. Anh Toàn nói với tôi rằng: "Sau cuộc chiến tranh này, số anh nhập ngũ một ngày với mình có 30 người hy sinh trên đồi không tên, cao điểm đồi số 8 Khe Sanh, điểm cao 351 Bản Đông, sân bay Tà Cơn… Số anh em trở về hầu hết mang trong mình mảnh đạn bom, chất độc màu da cam, bệnh tật, cùng nỗi nhớ thương đồng đội không dễ gì nguôi ngoai. Còn chuyện đánh dấm thì gặp ông Phan Thanh Chương mà hỏi, ông ấy là bộ binh rành hơn mình nhiều ông ạ."
Nhà ông Chương ở cùng xóm với tôi. Ông Chương trạc 50 tuổi, dáng người mảnh dẻ, cao lêu nghêu, có đôi mắt sáng, chân thật. Thấy chúng tôi đến anh rất vui. Anh lôi hũ rượu ra rót đầy ba chén trao cho tôi và anh Toàn mỗi người mỗi chén nhậm nhi, cởi mở. Qua câu chuyện tôi mới biết anh cùng anh Toàn, anh Ngân, anh Việt… cùng ở một đơn vị với anh hùng Đặng Đình Hồ, Lê Mã Lương, Đinh Xuân Hòe. Anh Chương nói: 10.4 năm nay, đại tá Đặng Đinh Hồ, anh hùng quân đội sư 304 về thăm và chụp ảnh kỷ niệm với chúng mình". Như để chứng minh, anh đưa tôi xem một tập ảnh. Rồi anh lại lôi ra một chồng sách cũ kỹ, nét chữ đã mờ, tư liệu, ảnh chụp ở chiến trường, huy hiệu dũng sĩ diệ Mỹ… Toàn kỹ vật báu trong hành trang người chiến sĩ. Đáng chú ý hơn là tấm ảnh Bác Hồ cỡ 4x6 vàng ố được bọc trong giấy bóng cẩn thận, chắc anh rất quý. Mặt sau tấm ảnh có dấu son của Thông tấn xã Việt
"Năm 1969, Lê Mã Lương là chiến sĩ đại đội 1, mình làm liên lạc đại đội 2. Với mình kỷ niệm sâu sắc nhất là trận đánh đồi số 8 Khe Sanh. Trung đội 6 của mình còn lại 18 cán bộ, chiến sĩ vẫn hạ quyết tâm chọi nhau đánh dập đầu 180 tên lính Mỹ, được trang bị hiện đại. Các ông thấy có gan không hả? Mình dẫn hai cậu cán bộ tiểu đội, bò lên đồi trinh sát, điều nghiên lực lượng, quân số vũ khi trang thiết bị của tụi nó. Giữa ban ngày tổ chức trinh sát bò vào sát đai thông tin nhưng tụi Mỹ không phát hiên được. Nắm vững tình hình, với cương vị tổ trưởng cử anh em rút êm về căn cứ, đưa bộ đội lên đánh. Còn mình ở lại nắm "thắt lưng'' tụi Mỹ, cách đài quan sát độ mười mét. Rồi ông Trần Trọng Khà, B trưởng chia trung đội ra làm 3 mũi. Tiểu đội 8 có nhiệm vụ thọc sâu vào trung tâm. Tiểu đội 7, tiểu đội 9, vòng 2 mặt thành vọng kìm vu hồi, đánh tạt sườn tụi nó, hỗ trợ cho mũi chủ công. Bộ đội ta bò sát vào mục tiêu, ném lựu đạn vào đài thông tin, công sự dã chiến của địch. Bị đánh bất ngờ, tụi nó la ó quá trời, rối loạn đội hình.bộ đội ta xung phong, tiểu liên AK bắn điểm xạ ngắn vào từng ngách hào. Trận đánh diển ra khoảng 10 giờ 30 phút ngày 18.6.1969. Chúng mình diệt gọn 180 tên Mỹ, bắt sống một tên. Xóa sổ toàn bộ tụi Mỹ trên đồi số 8 Khe Sanh. Các ông thấy bộ đội ta đánh có hay không hả. Hay quá đi chứ! Trận đánh làng Khe Sanh đó là cảm hứng của bài ca "Tiếng đàn ta lư" đó các ông ạ."
Nãy giờ anh Toàn ngồi im. Anh nhấp một ngụm rượu rồi nhắc: ''Trận đó ông bị thương suýt chết nhỉ". Anh Chương chợt nhớ ra kể tiếp: "Có ông nhắc nên tôi mới nhớ. Tớ bị tụi nó bắn vào chân ở phút chót trận đánh. Còn cậu Dần, cậu Quê hi sinh, trung đội sáu hi sinh 13 chiến sĩ. Anh em rut khỏi đồi số 8 được một quãng, chưa kịp làm công tác tử sĩ thì máy bay Mỹ đến ném bom "thu dọn chiến trường". Lửa napan thiêu xác đồng đội mình. Thương thằng Dần, thằng Quê quá Toàn ạ. Hôm đó nếu thằng Phạm Văn Thung không phát hiện thấy mình cõng về trạm phẫu thì hôm nayminhf chẳng còn ngồi rai lai kể chuyện cho các cậu nghe được nữa."Anh Chương quay sang bên cạnh:"Ông ra quân năm 73 nhỉ. Có nhớ hôm 02.4.1972, đại đội mình đánh vào cao điểm 241, diệt gọn trung đoàn 56 ngụy thuộc hàng rào điện tử Mácnamara tại bờ Nam sông Bến Hải. Ông Phi đen Cátxtờrô vào thăm khu giải phóng Quảng Trị. Mình cùng anh em đại đội 2 đến gặp ông ấy. Anh Toàn bảo là có nhớ sự kiện ấy, tôi hỏi anh Chương: "Nghe nói anh cùng chiến đấu với anh hùng Lê Mã Lương?". "Ông Lương bị thương ở mắt" người Thanh Hóa phải không? Sau cái đợt lên sư bộ đón nhận đại đội 2 đơn vị anh hùng thì ông ấy lên trung đoàn bộ. Còn mình ở đơn vị cũ. Vế sau Lê Mã Lương xung phong về đại đội 7, tiểu đoàn 5. Đánh đấm thì ông ấy nhất, trong trận đánh trên đồi không tên, mặt trận Đường 9 - Nam Lào, Lê Mã Lương nổi tiếng toàn quân với câu nói nổi tiếng: "Cuộc đời đẹp nhất là trận tuyến đánh quân thù". Trận ấy em hi sinh hết cả, chỉ một mình Lê Mã Lương dùng nhiều loại vũ khí như B40, trung liên, AK, lựu đạn cầm cự với tụi nó suốt gần tiếng đồng hồ liền. Tụi Ngụy lên đứa nào, chết đứa ấy. Ông ấy cũng bị thương nặng. Khi tụi nó tràn lên cách chốt khoảng 20 mét, thì nộ đội ta kịp chi viện cùng ông diệt toàn bộ đại đội Ngụy. Lúc ấy, đại đội 2 của mình đánh điểm cao 351 tại Bản Đông chỉ cách chốt Lê Mã Lương có 3 quả đồi. Sau trận này, Đồi Không Tên được anh em trung đoàn 24 gọi là đồi C7. Mình bị thương lần nữa ở bản Đông. Cùng điều trị tại trạm phẩu với Lê Mã Lương. Hồi đó có hai nhà báo Quân đội đến trạm phẩu phỏng vấn ông ấy. Lê Mã Lương thỉnh thoảng lại bị xỉu nên mình đã thay kể lại trận đánh trên đồi Không Tên. Mình có viết mấy câu thơ đọc cho các ông nghe coi có được không:
Ta lại bước hành quân trên đường 9
Đường chiến công của những mùa xuân
Chào "Trần Hưng Đạo" ra quân
Cùng góp lửa với miền
Xuân Mậu Thân Làng Vây sáng ngời trong sử
Ánh sáng niềm tin sáng đến hôm nay
Ơi đường 9 ghi thêm dòng chiến thắng
(Trần Hưng Đạo là biệt danh của trung đoàn 24)
Chiến trường B5 thật lắm cam go. Các anh Trần Văn Việt, Trịnh Ngọc Nhân thương binh loại 2/4, anh Phan Thanh Chương thương minh đã mất sức 51%, mảnh đạn đang nằm trong mình. Mỗi khi trở trời vết thương lại tái phát, nhức nhối. Anh Phan Thanh Toàn hai lần bị thương, vì bão lụt mất giấy chứng nhận thương tật nên chưa làm được chế độ và còn biết bao cảnh ngộ éo le khác nữa. Anh Phan Thanh Chương bảo: "Mình thương đồng đội quá. Nhiều người trở về lầm lũi cảnh đầu đường "thượng sĩ vá xe", cuối chợ lính chiến bán chè, bán kem. Rồi còn anh em liệt sĩ nữa, có đồng chí mảnh xương chết trận cũng chẳng còn." Anh đã từng chứng kiến máy bay Mỹ thả bom napan hủy diệt hết mọi thứ. Anh bảo quê tôi có Đặng Minh Sơn, lính coi kho trung đoàn. Tuần trước đơn vị anh lên kho gùi đạn dược vẫn còn gặp anh ấy. Tuần sau các anh quay lại thì kho đã bị địch đốt cháy chỉ còn lại tro tàn. Anh tìm mãi chẳng thấy thi thể của Đặng Minh Sơn. Chắc Sơn đã bị lửa napan thiêu cháy. "Thương nhớ anh em liệt sĩ quá các ông ơi. Anh hùng Đinh Xuân Hòe ngã xuống đất Quảng Trị. Trong cuộc tấn công giải phóng Quảng
Hồi chiến dịch Hồ Chí Minh ông đánh ở đâu? "Thật đáng tiếc! Mình bị thương thuyên chuyển về Quân khu 4 nên không được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Nằn nỉ mãi mà các thủ trưởng không quyết.
Anh đưa cho tôi xem giấy gọi vào Đại học. Sau giải phóng miền Nam, anh Phan Thanh Chương được Bộ Tổng tham mưu xem xét cử đi học Đại học Thương nghiệp trong diện chính sách ưu tiên loại một, là thương binh có nhiều cống hiến trên mặt trận B5. Tháng 10.1975, anh tựu trường. Sau khi miệt mài đèn sách, tốt nghiệp Đại học anh về Bộ Nội thương công tác. Rồi do vết thương cũ tái phát, sức khỏe sút giảm nên anh về nghỉ hưu tại khối 1, thị trấn Nghi Xuân quê tôi sau 25 năm chiến đấu, học tập và công tác phục vụ Tổ quốc.
Với bản lĩnh anh Bộ đội cụ Hồ được tôi luyện trong tuyến đầu đánh Mỹ, được sống và chiến đấu cùng anh hùng Đặng Đình Hồ, Lê Mã Lương, liệt sĩ Đinh Xuân Hòe anh hùng, bản thân được vinh dự cùng cán bộ chiến sĩ đại đội 2 đón nhận danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang tại mặt trận B5. Ngày nay anh cùng đồng đội tiếp tục cống hiến đời mình để xây dựng quê hương giàu đẹp. Tôi biết anh được anh em tín nhiệm cử làm cán bộ chi hội cựu chiến binh thị trấn Nghi Xuân, trưởng Ban liên lạc hội CCB Nghi Xuân nhập ngũ ngày 10.4.1968 thuộc sư 304. Anh đang cùng đồng đội tích cực hoạt động, làm công tác tình nghĩa, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Anh em giữ vững truyền thống tốt đẹp của sư 304 đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Các anh, những đồng đội đã từng chiến đấu với anh hùng Lê Mã Lương trên mặt trận B5 là niềm tin của thế hệ chúng tôi.
Đ.V.T