Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM :

N

gày 7 tháng 11 năm 2006, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"      

Tuy nhiên, tấm gương đạo đức của Bác thì chúng ta đã học từ lâu và sẽ học mãi mãi. Một trong những tư tưởng của Bác đã để lại cho con cháu là: "Kiên quyết không ngừng thế tấn công". Câu này Bác viết ở bài thơ "Học đánh cờ" trong "Ngục trung nhật ký" từ cuối năm 1942, khi bọn Tưởng Giới Thạch nghi cho Bác là Hán gian rồi bắt giam Bác và giải từ nhà tù này đến nhà tù khác. Tư tưởng "Kiên quyết không ngừng thế tấn công" của Bác không chỉ trong tấn công, mà cao hơn tấn  công, là trong phòng thủ. "Tấn công trong phòng thủ" vừa là khoa học vừa độc đáo và đã được kiểm nghiệm qua nhiều chiến dịch, đã trở thành một trong những tư tưởng nổi bật nhất trong Binh thư giữ nước của dân tộc ta.

Một trong những chiến dịch "tấn công khi phòng thủ" là lần quân dân Quảng Trị đánh bại liên tiếp 4 cuộc hành quân "Lam Sơn 72A", "Sóng thần 36", "Sóng thần 45", và "Sóng thần 18"  của Mỹ - ngụy vào mùa mưa năm 1972.

Là người được tổ chức phân công theo dõi diễn biến các cuộc hành quân này để viết bài cho "Tuần tin tức" của Bộ Tham mưu B2 (Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ), tôi xin kể lại sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên ngày đó để các bạn chưa sinh ra "khi nước nhà còn chia cắt" được rõ:

Ngày ấy; 16/9/1972, với nhiều lý do quân ta phải rút khỏi Thành Cổ, mà lý do chủ yếu là phải hấng chịu nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới  và lũ quét. Nước mưa cùng lũ trên nguồn đổ về trắng trời trắng đất, thị xã Quảng Trị và Thành Cổ bỗng chốc biến thành biển khơi, nước lũ cuốn đi tất cả những gì trên mặt đất. Tường Thành Cổ dày là thế mà cứ rùng mình rồi cùng nhau đổ rùng rùng xuống chiến hào của chiến sĩ ta chốt chặn. Lợi dụng " Thiên thời" ấy, Mỹ- ngụy đã tiếp tay cho bão tố bằng những trận ném bom hủy diệt mọi sinh linh trên mặt đất và dùng súng phun lửa quét ràn rạt vào lính ta khi ngoi lên khỏi chiến hào hết ngày này qua ngày khác. Trong hoàn cảnh này, những người trong cuộc mới  hiểu được giá trị trong câu "Thực tiễn là thước đo chân lý" mà Võ Tổng (theo cách gọi đầy khâm phục của Đoàn chuyên gia Trung Quốc đối với anh Văn) đã rút ra  trong chiến dịch Điện Biên lừng lẫy địa cầu. Sự quái ác của bão lũ đến đột ngột quá, buộc quân ta phải bỏ Thành Cổ rơi vào tay Mỹ -ngụy. Mất Thành Cổ, bỏ lại hài cốt đồng đội bên kia sông Thạch Hãn là cái uất mỗi khi nghĩ tới của Bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên, của các sư đoàn 308, 304, 316, 325, 324, 320B và lực lượng vũ trang địa phương.

Cái uất chặn ngang cổ họng mỗi khi đưa thỏi lương khô lên miệng. Vì sao vậy? Vì không thua giặc đất mà thua "giặc trời". Cái uất chưa hề nguôi ngoai thì mấy ngày sau khi quân ta rút khỏi Thành Cổ, Mỹ - ngụy lại mở cuộc hành quân "Lam Sơn 72A" nhằm tái chiếm phần đất "đã mất" trước ngày 1/5/1972, trong đó có cảng Cửa Việt. Mỹ - ngụy đã huy động 2 sư đoàn dự trữ chiến lược, 1 liên đoàn biệt động "dày dạn sa trường"của Ngụy quân Sài Gòn và được không quân, pháo binh, chiếm hạm của quân đội viễn chinh Mỹ chi viện cao nhất, dã man nhất. Mục tiêu của cuộc hành quân "Lam Sơn 72A" là cắt đứt đường dây chiến lược của ta từ Tây Trường Sơn tiếp sức cho Mặt trận Trị - Thiên bằng cách đánh bật các chốt của ta trên cao điểm 367, Động Ông Do…ra khỏi phía tây Quảng Trị: cho quân ngụy vượt hồ nước Tích Tường hất quân ta xuống sông Thạch Hãn; và chiếm bằng được vùng ngã ba Sông Hiếu rồi hợp nhau chiếm ái Tử - Đông Hà- Cửa Việt.

Đi "tiên phong" trong cuộc hành quân này là hai sư đoàn sừng sỏ nhất của quân ngụy Sài Gòn là sư đoàn "Thiên thần mũ đỏ",  sư đoàn "Cọp biển" và lợi dụng tối đa mưa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét trong mùa mưa trắng trời trắng đất của miền Trung.

Như vậy, muốn giữ được chốt trên một chiến tuyến dài hơn 50km từ biên giới Việt -Lào tới đồng bằng huyện Triệu Phong, quân ta không chỉ phải phòng thủ giữ chốt mà quan trọng hơn là phải tiến công; tiến công vào hậu phương quân ngụy  và tiến công vào lũ quét."Tiến công vào lũ quét" là bài học rút ra từ cái uất khi quân ta phải rút khỏi Thành Cổ. Đó là cái mới trong tư tưởng tấn công khi phòng thủ của Bộ chỉ huy Mặt trận Trị- Thiên. Tấn công vào kẻ thù có xương có thịt và tấn công vào sự"đành hanh" của mưa không thuận, gió không hòa. Bộ chỉ huy Mặt trận đã huy động được hàng vạn bao cát, hàng nghìn tấm tôn để có hàng chục ki-lô-mét chiến hào vững chắc cho lính ta thay nhau ăn nghỉ ngay trong công sự chốt chặn. Đó là một sáng tạo của Bộ chỉ huy Mặt trận Trị Thiên, một lần nữa chứng minh cho câu "Kiên quyết không ngừng thế tấn công" mà Bác Hồ đã để lại cho con cháu là vô giá của một nhà chiến lược thiên tài. Khẩu hiệu trên các chiến hào của cánh tây, cánh giữa, cánh nam…đều được lính viết trên mũ: "Chủ động tiến công địch là bảo vệ mình" nên ta vẫn giữ được phòng tuyến chốt chặn từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11/1972, khi Mỹ - ngụy phải ngậm ngùi kết thúc cuộc hành quân "Lam Sơn 72A"!!!

Nhưng với bản chất hiếu chiến và lì lợm, từ giữa tháng 11/1972, Mỹ - ngụy lại liên tiếp mở 3 cuộc hành quân: "Sóng thần 36", "Sóng thần 45"và "Sóng thần 18" với mục tiêu chiếm bằng được cảng Cửa Việt để làm cái giá mặc cả với ta tại Hội đàm Pa-ri. Trong phiên họp ngày 20/11/1972, phái đoàn Mỹ yêu sách ta theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn là không công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đòi Hà Nội phải rút hết quân ra khỏi phần đất phía nam Tổ quốc của  họ. Thật là ngang ngược và vô lý, nhưng lúc này ta đã có hàng chục ki-lô-mét chiến hào vững chắc, đã loại được "giặc lũ" ra khỏi đầu lính để các chốt yên tâm, chỉ việc tổ chức các đợt đánh vào  hậu phương địch, làm cho "Sóng thần" của của Mỹ- ngụy trở thành "Sóng chìm" cho đến ngày ký kết Hiệp định Pa-ri: 27/1/1973.

Vậy là suốt cả mùa mưa năm 1972 và đầu xuân 1973, cảng Cửa Việt vẫn vững như thành đồng, không lọt vào hàm răng của "Cọp biển", vẫn rì rầm với sóng biển khơi, vẫn phơi phới đón gió xuân của năm Quý Sửu và nôn nao đợi chờ các đợt trao trả để chiến sĩ ta (bị quân thù bắt) được trở về với đồng đội, với quê hương, xứ sở…

Tư tưởng "tấn công trong phòng thủ" ở chiến dịch bảo vệ cảng Cửa Việt mùa mưa năm 1972 mang ý nghĩa lịch sử là đã góp phần xứng đáng để Trung ương có  cơ sở thực tiễn khách quan khi xây dựng nghị quyết 21 (tháng 7/1973) về tiếp tục tấn công để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trong thời gian tương đối ngắn…

 

C.V

 

Công Viễn
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 174 tháng 03/2009

Mới nhất

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

12 Phút trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground