Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hòn ngọc giữa biển xanh

Đ

ảo Cồn Cỏ có tên gọi là Hòn Cỏ, Hòn Gió, Thảo Phú, đảo Con Hổ... Cồn Cỏ cách Cửa Tùng 30km về phía Đông Bắc, cách thôn Vĩnh Mốc 25km về phía Đông. Từ huyện đảo Cồn Cỏ nhìn về phía Tây sẽ thấy rõ màu xanh của rừng ven biển Cửa Tùng, Vĩnh Thái. Phía Tây Nam là dãi bờ ven sông Bến Hải.

Huyền thoại về hình thành Đảo thật mộng mơ: Có ông Thồ lồ (khổng lồ) gánh đất đắp nên dãy Trường Sơn. Một hôm đất đá nặng quá, đòn gánh gãy hai đầu đất rơi xuống. Một đầu thành đồi Lò Ren (xã Vĩnh Thuỷ bây giờ). Đầu kia văng ra biển thành một hòn Đảo, cây cỏ mọc xanh, tên gọi Cồn Cỏ muôn đời.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Cồn Cỏ đã đánh 841 trận, bắn rơi 48 máy bay, đánh chìm 17 tàu chiến, vinh dự được nhà nước hai lần tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, xứng đáng được Bác Hồ 3 lần gửi thư khen ngợi và đề tặng câu thơ:

“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận

Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”

Cồn Cỏ không chỉ chiếm vị trí quan trọng về mặt chiến lược đối với An ninh Quốc phòng mà còn có giá trị lớn về sinh học và kinh tế. Những ngày đẹp trời từ Vĩnh Mốc trong tầm ngắm mắt thường, Cồn Cỏ như một con rùa khổng lồ đang ngoi lên mặt biển. Trên Đảo có các loại rừng nhiệt đới với nhiều tầng cây cỏ làm cho Cồn Cỏ thực sự là hòn đảo xanh với các thảm thực vật phong phú.

Đã có nhiều đoàn khảo sát liên hợp của các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, chuyên gia của các nước... ra Cồn Cỏ khai quật khảo cổ, nghiên cứu khoa học và bảo tồn biển. Đoàn của cố giáo sư Trần Quốc Vượng và nghệ sĩ nhân dân Xuân Đàm ra Đảo từ tháng 7/1994. Tại đây đoàn đã tìm thấy đồ đá cũ trên dưới hai vạn năm ở vùng Bến Nghè và vùng Bến Tranh gồm các hiện vật thuộc các thời đại khác nhau như rìu đá mài nhọn cùng nhiều đồ sành sứ. Thực vật trên Đảo khá phong phú và những giống cây lạ mà đất liền không có. Ở Đảo có những loại cây thân vằn vèo nhiều đốt; cũng có cây giống như cây ổi nhưng to cao, gỗ cứng và nặng, khi xây xát nhựa chảy ra có màu đỏ gọi là cây “dầu máu”. Cây “dầu máu” dùng để ngâm rượu uống trừ phong rất tốt. Lại có loài khoai dại lá to hơn cả lá chuối, giúp người che nắng che mưa. Những rừng bàng vào mùa thu lá đỏ ối cả một vùng trên Đảo. Cây phong ba có sức kháng cự trước gió bão, đến mùa hoa nở trắng trông rất đẹp. Các loại cây đu đủ, chuối, bí... trồng ở đây lúc nào cũng xanh tốt. Thế giới động vật trên đảo không nhiều nhưng chủng loại khá độc đáo. Trên trời, những bầy chim én bay lượn gửi đến con người những tính hiệu bình yên. Dưới đất có nhiều loại rắn dùng làm được thuốc chữa bệnh rất tốt. Nhưng nổi tiếng vẫn là loài cua đá to bằng bàn tay, đã từng là món đặc sản cho lính biển những năm tháng chiến tranh. Bài hát “Con cua đá” của Ngọc Cừ và Phan Ngạn biểu hiện sự lạc quan của chiến sĩ Cồn Cỏ “Cồn Cỏ có con cá đua, là con cua đá - nó nằm trong đá, nó nằm trong khe, có tám cái que, có hai cái càng.... A... lính ta chiến đấu suốt ngày đêm. Có canh là canh cua đá - Càng bền sức trai...”

Đứng trên cao điểm 63,5m nhìn toàn cảnh Cồn Cỏ như một chiếc nón chụp xuống biển Đông. Có hai điểm cao là đồn Hải Phòng 63,5m, đồi cây Si 33m, còn lại là địa hình thoải xuống ven bờ đá và xen lẫn cát trắng, san hô. Nền đá mẹ là phím xuất basalte đệ tứ mà phần phủ ngoài đã bị phong hoá thành thổ nhưỡng lasalte gọi nôm na là đất đỏ. Cấu tạo địa hình Cồn Cỏ không khác gì các mũi đất ở Cửa Tùng, Mũi Si, Mũi Lay.

Vùng biển từ Mũi Lay đến Cồn Cỏ có độ sâu 30 - 40m, vùng Bắc và Đông Bắc Cồn Cỏ có độ sâu 50-90m quy tụ rất nhiều loại hải sản quý hiếm. Tháng 5/2005 đoàn công tác của Dự án bảo tồn biển tiến hành khảo sát và nghiên cứu bờ biển đảo Cồn Cỏ và phát hiện ở đây vùng san hô tốt nhất trong các đáy biển đã khảo sát ở Việt Nam. Ông Ponald Jmacintosh cố vấn trưởng Dự án đã nghiên cứu tại hai điểm Hà Nam và Bến Nghè ở độ sâu 8 - 10m có 45% là san hô lớn, đặc biệt có loại san hô màu đỏ rất quý. Tại Bến Nghè có hải sâm đen, sao biển xanh. Theo kết quả nghiên cứu Cồn Cỏ có 267 loại cá của 120 giống thuộc 69 họ, ngoài ra còn có các loại giáp xác, nhuyễn thể, cua, tôm hùm, ghẹ và cá thu, ngừ... có giá trị xuất khẩu cao.

Sau ngày đất nước thống nhất, phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu chống Mỹ, thế hệ cán bộ, chiến sỹ đảo Cồn Cỏ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Với chủ trương “dân sự hoá” đảo Cồn Cỏ từ năm 2002 đã đánh dấu một bước phát triển mới. Bằng mô hình “Đảo thanh niên” tỉnh Đoàn đã đưa 43 Thanh niên xung phong ra đảo lập nghiệp làm thay đổi cơ cấu dân cư trên đảo Cồn Cỏ. Một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng. Hệ thống giao thông, âu tàu, cảng cá, chương trình thăm dò nước ngọt, nhà ở thanh niên xung phong... đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội - An ninh Quốc phòng tại Cồn Cỏ trong thời kỳ mới - Thời kỳ xây dựng đảo Cồn Cỏ thành một thể thức hành Chính, kinh tế kết hợp với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đảo quốc gia.

Theo đề nghị của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị ngày 1/10/2004 chính phủ đã ra nghị định về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị. Sau bốn năm thành lập và đi vào hoạt động huyện đảo Cồn Cỏ đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả bước đầu đáng khích lệ. Định hướng cơ cấu kinh tế huyện đảo Cồn Cỏ về lâu dài là phát triển thế mạnh du lịch, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Với sự giúp đỡ của tỉnh, Trung ương thời gian qua huyện đảo Cồn Cỏ đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch tổng thể, định hình được nền kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững.

Tin vui mới nhất vào năm 2008 các bộ ngành liên quan Trung ương đã làm việc với các cơ quan ban ngành chức năng tỉnh Quảng Trị triển khai hợp phần sinh kinh tế bền vững trong và xung quanh các khu du lịch đảo đạt tiêu chuẩn quốc tế với diện tích 50ha, tổng số vốn đầu tư 5 triệu USD.

Với bao bộn bề khó khăn và nhiều việc phải làm để xây dựng Cồn Cỏ thành một điểm du lịch sinh thái biển hấp dẫn, gắn Cửa Việt, Cửa Tùng, Cồn Cỏ với du lịch hoài niệm; một xu hướng du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những tiềm năng bắt đầu được khai thác nhưng trước mắt Cồn Cỏ vẫn chồng chất khó khăn và nhiều việc phải làm. Những viên gạch hồng đặt nền móng cho du lịch biển đảo được vỡ vạc chính từ bàn tay của các chàng trai cô gái thanh niên xung phong tình nguyện xây dựng Đảo làm thức dậy tiềm năng Cồn Cỏ đang ngủ yên.

Chứng kiến cuộc sống mới, sôi động đang diễn ra trên đảo, hy vọng một ngày không xa Cồn Cỏ không chỉ là vọng gác tiền tiêu mà còn là vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị...

Cồn Cỏ đã và đang tính tới sự phát triển bền vững cho tương lai của một hòn đảo du lịch hấp dẫn bằng những việc làm cụ thể như lời ông Lê Quang Lanh – Bí thư huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã nói “Phải làm cho con cua đá nổi tiếng trong bài hát cùng tên của Ngọc Cừ - Phan Ngạn thời đánh Mỹ sinh sôi nảy nở để dăm năm nữa du khách ra Cồn Cỏ có thể thấy nó bò lổm ngổm bên đường như trong bài hát đầy lạc quan của bộ đội ta không bao giờ bị lãng quên trên Đảo anh hùng này”.

Nay mai Cồn Cỏ sẽ đón nhận thêm những công dân mới và lớp con cháu họ sẽ sinh ra trên đảo hoặc tiếp tục được bổ sung từ đất liền và dù họ đến từ đâu nhưng chắc chắn tất cả sẽ mang một khát vọng xây dựng cuộc sống mới, ấm no hạnh phúc trên quê hương thứ hai của mình - huyện đảo Cồn Cỏ.!

                                                                                                                                                N.T.S

 

Nguyễn Thi Sĩ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 176 tháng 05/2009

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

7 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground