C |
ác bản gia phả (chữ Hán) còn lưu giữ ở làng Đông Lai đềụ ghi "Chánh thượng đại Tiền khai khẩn, ông Hạc, tự Mai Đình Hạc, phong cương Đại Cao Tôn Thần, sinh vu Giáp Thân niên tại Nghệ An thừa tuyên thành, thi trúng sinh đồ Thuận Hóa xứ, kiến lập xã hiện vu Quí Mão niên gian trú. Thê bát thập nhất tuế. Tốt vu Giáp Thìn niên, tam nguyệt, thập tứ nhật, thìn thời thọ chung. Bổn xã thiết miếu phụng tự". Đoạn chữ Hán này có nghĩa là: Ông Hạc, tự Mai Đình Hạc, là ngài Tiền khai khẩn, được vua phong cương Đại Cao Tôn Thần. Ngài sinh năm Giáp Thân tại tỉnh Nghệ An, thi đỗ tú tài tại xứ Thuận Hóa. Ngài lập làng vào mùa thu năm Quí Mão, thọ 81 tuổi, mất năm Giáp Thìn, tháng ba, ngày mười bốn giờ thìn. Được vua cho làng xây miếu phụng thờ. (Ông Hạc, chũ Hạc này là loài chim Hạc chữ sau là nông cạn, cố định).
Muốn tìm ra năm thành lập làng, cần tìm ra năm sinh, năm mất của ngài Tiền. Xét về khoa học lịch sử thì ba chữ "Thừa tuyên thành" đã đủ chứng minh cho ngài Tiền sinh vào năm Giáp Thân - 1464, mất năm Giáp Thìn - 1554, vì nước ta từ trước đến nay, thường thay đổi địa danh, địa giới, chỉ dùng các chữ quận, trấn, lộ, xứ, ty, danh, phủ, tỉnh… để chỉ địa danh các địa phương. Chỉ có vua Lê Thánh Tông mới dùng chữ thừa tuyên thành. Thời Lê Thái Tổ, nước ta chia ra làm năm đạo, có phủ, lộ, trấn, châu, huyện, xã. Năm đạo ấy gồm bốn đạo Đông, Tây, Nam, Bắc và đạo Hải Tây là miền đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa. Đến tháng năm năm Bính Tuất 1466, vua Lê Thánh Tông lại đổi lộ làm phủ, trấn làm châu, chia cả nước ra thành 12 thừa tuyên, đến năm Tân Mão - 1471, thêm thừa tuyên Quảng Nam, thành 13 thừa tuyên, gồm: Quảng Nam, Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, Yên Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên vá thêm phủ Trung Độ. Sau đó, vua Lê Thánh Tông lại không dùng chữ thừa tuyên thành nữa, mà dùng chữ ty, chữ xứ ví dụ Thuận Hóa xứ Nghệ An xứ... Gia phả ghi ngài Tiền "sinh vu Giáp Thân niên tại Nghệ An thừa tuyên thành". Vậy năm sinh của ngài Tiền phải nằm trong giai đọan tĩnh Nghệ An còn gọi là Nghệ An thừa tuyên thành vào triều đại Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông làm vua được 38 năm (1460 - 1497), có hai niên hiệu Quang Thuận (1460 -1469) và niên hiệu Hồng Đúc (1470 - 1497). Trong giai đọan đó, chỉ có một lần Giáp Thân là năm 1464, vậy năm sinh của ngài Tiền phải là năm 1464, cách đây đà là 534 năm. Gia phả ghi "thế bát thập nhất tuế, tốt vu Giáp Thìn niên", nghĩa là ngài thọ 81 tuổi, mất năm Giáp Thìn, từ đó xác định ngài Tiền mất năm 1554, thời vua lê Trung Tông.
Trên đây là xét về khoa học lịch sử, bây giờ hãy lý giải theo khoa học thống kê. Lập một bảng thống kê từ đời thấp nhất, đội ngược lên đời cao nhất của họ Mai làng Đông Lai, rồi kiểm nghiệm thêm một bảng thống kê xuôi của phái ba họ Mai để tìm ra tuổi tác từng đời, sẽ biết ngài Tiền sinh vào năm nào! Cả hai bảng thống kê này đều theo thông lệ huyết thống liên hoàn, tuổi cha hơn tuổi con trai đầu là bao nhiêu, vì trong gia phả không ghi đầy đủ tuổi tác của các bà. Làng Đông Lai, đến nay, chỉ dòng họ Mai mới có 21 đời, các dòng khác cao nhất mới có 20 đời, nên khởi đầu thống kê năm đời đang sống của dòng này để tính cho chính xác theo các gia phả.
- Đời thứ 21. Sinh năm Đinh Mão - 1987.
- Đời 20. Sinh năm Quí Mão - 1963, cha hơn con 24 tuổi (1987 - 1963).
- Đời 19. Sinh năm Canh Thìn - 1940, cha hơn con 23 tuổi (1963 - 1940).
- Đời 18. Sinh năm Kỷ Mùi 1919, cha hơn con 21 tuổi (1940 - 1919).
- Đời 17. Sinh năm Ầt Mùi - 1895, cha hơn con 24 tuổi (1919 - 1895).
Bảng thống kê năm đời này nhân chứng còn sống nên chính xác. Thử nghiệm lại bảng thống kê xuôi của dòng tộc phái ba từ đời thứ tám của ngài trưởng phái Mai Chiếm Đào đến đời thứ 17 xem tuổi tác cha hơn con từng đời có khớp nhau không! Chép theo bảng gia phả chữ Hán:
- Đời thứ 8. Ngài Mai Chiếm Đào, sinh năm Kỷ Mão - 1639, mất năm Bính Dần - 1686.
- Đời thứ 9. Ngài Mai Chiếm Quế, trưởng chi nhất của phái ba, sinh năm Giáp Thìn 1664, mất cùng năm Giáp Thìn - 1724, thọ 61 tuổi, cha hơn con 25 tuổi (1664- 1639).
- Đời thứ 10. Ngài Mai Chiếm Lựu (Đào Quế - Lựu) sinh năm Tân Mùi 1691 mất cùng năm Tân Mùi 1751, thọ 61 tuổi, cha hơn con 27 tuổi (1691 -1664)
- Đời thứ 11. Sinh năm Đinh Dậu - 1719, mất năm Đinh Sửu - 1757, cha hơn con 26 tuổi (1717 - 1691)
- Đời thứ 12. Sinh năm Nhâm Thân - 1752, mất năm Ất Tỵ - 1785, cha hơn con 35 tuổi (1752 - 1717) vì sinh ra sáu người con gái trước, đến ngươi thứ bảy mới là con trai.
- Đời thứ 13 sinh năm Ất Tỵ - 1785, cha hơn con 33 tuổi, vì năm ngươi con đầu đều là gái, nên cha hơn con đến 33 tuổi (1785 - 1752).
- Đời thứ 14 sinh năm Giáp Tuất - 1814, mất năm Nhâm Tý - 1852, cha hơn con 29 tuổi (1814 - 1785).
- Đời thứ 15 sinh năm Đinh Mùi - 1847, mất cùng năm Đinh Mùi - 1907, thọ 61 tuổi, cha hơn con 33 tuổi (vì vợ cả chết, chờ hết khó, lấy vợ hai sinh con muộn, nên cha hơn con đến 33 tuổi (1847 -1814).
- Đời thứ 16 sinh năm Mậu Thìn - 1868, mất năm Bính Dần - 1916, cha hơn con 21 tuổi (1868 - 1847) nối tiếp đến đời thứ 17 theo bảng thống kê trên. Đem hai bảng thống kê xuôi ngược này nhập lại thành bảng thống kê liên hoàn từ đời 21 đội ngược lên đời thứ 8. Cứ thế thống kê tiếp lên đời thứ 2 là ngài Hậu khai canh Mai Đình Huấn, sinh năm Giáp Ngọ - 1486, lên đời thứ nhất là ngài Tiền khai khẩn Mai Đình Hạc, sinh năm Giáp Thân - 1464, cha hơn con 22 tuổi (1486 - 1464). Thống kê tuổi tác như vậy là rất khớp nhau. Lấy năm sinh đời 21 là năm 1987 trừ đi năm sinh của đời thứ nhất là năm 1464, thành 513 năm, đem chia cho 20 quảng cách, bình quân mỗi quảng cách giữa hai đời kế tiếp nhau là 25 năm rưỡi, rất phù hợp với thực tế đang diễn ra. Ngài Tiền sinh năm 1464, mất năm 1554, trong đời ngài có hai lần Quí Mão, một lần Quí Mão 1483, và một lần năm Quí Mão - 1543) ngài Tiền đã 80 tuổi, ngài Hậu đã 58 tuổi, các ngài thủy tổ 4 họ Mai, Lê, Trần, Thái của làng Đông Lai đã trưởng thành, nên việc lập làng vào năm này nghe cũng phải, nhưng không được, vì đó là năm vua Lê Trang Tông đang tiến đánh quân Mạc còn đóng ở Tây Đô, là những năm Mạc Đăng Dung phải tự cuốn vải vào cổ, thân chinh lên tận ải Nam Quan để phủ phục tạ tội vua Tàu về việc chiếm đoạt ngôi vua Lê. Bấy giờ nhà Lê lo đánh họ Mạc để khôi phục đất Đông Đô, còn họ Mạc quyết trừ họ Lê để thống nhất thiên hạ. Trong vòng sáu năm ấy, nhà Mạc chết mất ba vua (năm 1540 Mạc Đăng Doanh, năm 1941 Mạc Đăng Dung, năm 1946 Mạc Phúc Hải), sử chép rằng 2 bên đánh nhau, máu chảy thành sông, xựơng chất thành núi, đường xa xôi cách trở, liên lạc đi lại khó khăn, làm sao đệ trinh đơn trương lên thấu vua để xin lập làng năm 1543 được! Không phải Quí Mão - 1543, thì chỉ còn Quí Mão 1483 năm vua Lê Thánh Tông cho lập đồn điền ở các xứ, năm vua có sắc chỉ đối với dân và quan, ai thi hương đỗ tam trường thì sung sinh đồ, đỗ tứ trường thì sung sinh viên. Theo gia phả, năm đó, ngài Tiền "thi trúng sinh đồ Thuận Hóa xứ" nghĩa là thi đậu tú tài ỏ xứ Thuận Hóa. Hồi đó, thi đậu tú tài được bổ nhiệm làm giáo thụ, huấn học, đốc học, được vua cấp đất lập làng theo phép nhân phong kiến địa (phong kiến). Năm Quí Mão - 1483, có thể là năm ghi nhận thành lập làng, vì năm đó ngài Tiền mới 20 tuổi, phải chờ đến một thời điểm thích hợp, mới công bố làng được lập ra từ mùa thu Quí Mão - 1483 là năm mưa thuận gió hòa, đất nước kỷ cương, biên thùy yên ổn, dân tình thịnh vượng, là thời kỳ vua Lê Thánh Tông trở thành đấng anh quân, văn võ kiêm toàn, cho lập Tao Đàn nhị thập bát tú và ban bố luật Hồng Đức nổi tiếng. Từ những lý giải trên đây, việc làng Đông Lai được sáng lập ra từ năm Quí Mão - 1483, niên hiệu Hồng Đức thứ 14 cách đây 515 năm, trước cả thời kỳ Cristophe Colombo đi tìm đất châu Mỹ, thật là lý thú vậy.
Trong cuốn làng xã Việt Nam có ghi hai làng Đông Lai ở huyện Từ Liêm Hà Nội và ở Hà Tây. Tôi đã đến hai làng Đông Lai này, đối chiếu gia phả đều thấy không phải gốc gác của làng Đồng Lai ở Quảng Trị. Sách Ô Châu Cận Lục chưa chép làng Đông Lai. Trong sách Phủ biên tạp lục có ghi làng Đông Vu, tôi bèn về làng xem xét lại địa hình địa thế. Trước mặt làng tôi, là làng Điếu Ngao và làng Lạng Phước, phía nam cạnh làng Tây Trì, phía tây sát làng Thượng Nghĩa. Như vậy, bên bờ nam sông Hiếu cả ba làng Lạng Phước, Điếu Ngao và Đông Hà vẫn giữ nguyên tên làng cũ, còn bên bờ bắc cả ba làng đều đã đổi tên, đó là làng Đông Vu đổi thành Đông Lai, làng Thượng Đô đổi thành Thượng Nghĩa và làng Liên Trì đổi thành Tây Trì. Các làng Thượng Đô (Thượng Nghĩa), Hạ Đô (Đại Độ), Liên Trì (Tây Trì) ở cạnh làng Đông Lai, cũng như các làng Kim Đâu, Trúc Kinh, đều ở gần làng Đông Lai số đời cũng chỉ tương tự, xấp xỉ 20-21 đời, mà cả năm làng này đều liệt vào những làng có từ thời kỳ 1307 -1553, vậy làng Đông Lai (Đông Vu) nhất định cũng đã có từ thuở đó. Ngày xưa, những làng thuộc tổng An Đôn, như Đại Áng, Trung Chỉ, Lập Thạch, Lạng Phước, Điếu Ngao, Đông Hà, Đông Vu, Liên trì, Thượng Đô, đất đai dính liền nhau, đến đời Minh Mạng mới đào thêm đoạn sông từ Đông Hà về Đông Lai để cùng dòng Thạch Hãn chảy về cửa Việt. Nghiên cứu kỹ các làng lân cận với làng Đông Vu, phần nhiều đều di dân vào triều đại vua Lê Thánh Tông. Suy đi nghĩ lại, thời xưa, việc lập làng phải có văn bản đệ trình từ xã lên tổng, tổng lên huyện, huyện lên phủ, phủ lên xứ, xứ lên triều đình, triều đình tổng hợp tâu lên vua giáng chỉ, rồi in thành sách, in đi, in lại, chuyện tam sao thất bản là thường. Ngay trong các trang sách làng xã, cũng có nhiều làng sao chép bị trùng lắp chồng chéo nữa là. Ở làng Đông Lai cùng có trường hợp đó. Chẳng hạn ngài Tiền tên là Mai Đình Hạc dịch nhầm ra Mai Đình cố hay Mai Đình Có. Chữ Hạc bên trái có ba chấm thủy, bên phải là chữ Cố. Người dịch không biết chữ này là chừ Hạc, nghĩa là cố định, nông cạn, tưởng đó là chữ nôm nên dịch nhầm.
Với ý nghĩa gì mà Đông Vu đổi thành Đông Lai! Trong các bản gia phả do cụ Mai Khắc Kiệm, tức cụ Mai Chiếm Đôn viết bằng chữ Hán, cũng như bản gia phả do cụ Vĩnh Thừa viết từ năm cảnh Hưng thu 19 (Mậu Dần - 1758), chữ lai viết có quai xước bên trên chữ lai này, nghĩa là đồng cỏ bỏ hoang. Chữ Hán có nhiều chữ vu, chữ vu này cùng có nghĩa là đồng cỏ bỏ hoang. Chắc rằng Đông Vu cũng nhu Đông Lai đều mang ý nghĩa khai thác cánh đồng cỏ bỏ hoang về phía Đông, hướng mặt trời mọc. Để khẳng định điều đó, theo truyền khẩu của các cụ xưa rằng ngài Tiền từ làng Đông Thái của cụ Phan Đình Phùng ỏ huyện Đức Thọ, Nghệ - Tĩnh di dân vào. Tôi bèn ra làng Đông Thái cùng các cụ bô lão và hỏi cụ Mai Trọng Đạn, đối chiếu lại gia phả. Tiếp sau là các đại tá Mai Chiếm Thái, Mai Chiếm Nâm và Mai Truyền đến làng Đông Tháị, tìm bản gia phả góc không có, chỉ có sao các bản đã dịch, thấy họ Mai ở Đông Thái, chỉ có 21 đời như ở làng Đông Lai. Phải chăng thân sinh ngài Tiền mới đến lập nghiệp ở làng Đông Thái, sinh hạ ra nhiều con, trong đó có ngài Mai Đình Hạc đi vào Nam theo cao trào mở mang bờ cõi thời vua Lê Thánh Tông?
Về truyền thống văn hóa và nghề nghiệp, tôi có viết ba bài đã đăng Báo Quảng Trị, tạp chí Văn Hóa và Cửa Việt. Nhìn chung làng Đông Lai trước đây chỉ "dĩ nông vi bổn!', quanh năm làm ruộng và trồng bông, kéo sợi, dệt vải. Có mấy anh em chơi đàn, đánh trống thổi kèn. Có cụ đồ Mai Chiếm Đôn, mở trường dạy học trong làng. Sau này có thêm thợ mộc, thợ nề và buôn bán.
Nếu được nhiều nhà Hán - Nôm về làng Đông Lai, đọc các bản gia phả chữ Hán để bổ sung ý kiến thêm vào truyền thống lịch sử, của ngôi làng thì thật là quý hóa.
M.C.C