L |
àng Đông Vu của Quảng Trị ngày xưa, có phải là làng Đông Lai bây giờ không? Nghe tôi hỏi vậy, anh Lương An - nhà thơ, nhà văn và cũng là nhà sử, bèn nói ngay: “Làng Đông Vu trước kia, chính là làng Đông Lai ngày nay của ông, chứ còn làng nào lọt được vào đó nữa…!” Biết vậy, nhưng cũng có điều phải đắn đo thêm. Chỉ trích vài câu trong hai gia phả, viết bằng chữ Hán từ thời xưa mà tôi còn lưu, cũng đã có vấn đề cần được lý giải.
- Làng Đông Lai đã có từ năm 1483, sao đến năm 1553, là sau 70 năm, tác giả Dương Văn An vẫn chưa ghi vào sách Ô Châu, cận lục cùng 65 làng xã cổ thời đó! Về năm lập làng, cụ Mai Khắc Kiệm chép rõ bằng chữ Hán từ năm Mậu Tý thế này: “Chánh thượng đài Tiền Khai khẩn ông Hạc, tự Mai Đình Hạc, phong cương Đại Cao Tôn Thần. Sinh vu Giáp Thân niên tại Nghệ An thừa tuyên thành, thí trúng sinh đồ Thuận Hóa xứ, khai khẩn kiến lập xã hiệu vu Quý Mão niên gian. Trú thế bát thập nhất tuế. Tốt vu Giáp Thìn niên, tam nguyệt, thập tứ nhật. Bổn xã thiết miếu phụng tự”. Như vậy gia phả chẳng những có ghi rõ sinh năm Giáp Thân, mất năm Giáp Thìn, mà còn lại ghi cụ thể cả tháng, ngày và mấy vào giờ Thìn nữa. Nhờ có hai chữ Thừa tuyên, hai chữ Quý Mão mà xác định được năm lập làng là năm 1483, niên hiệu Hồng Đức thứ 14, triều đại Lê Thánh Tông (theo những luận cứ khoa học đã lý giải trong bài báo “Làng Đông Lai được hình thành từ lúc nào”, đã đăng trong tạp chí Văn hóa Quảng Trị, trang 5, số 10 năm 1993).
- Điều còn đắn đo nữa là từ năm 1758, cụ Vĩnh Thừa đã viết 3 chữ Đông Lai xã trong gia phả họ Mai làng Đông Lai, sau đến năm 1776, thời cụ Lê Quý Đôn đang giữ chức Hiệp chấn, Tham tán quân cơ ở Thuận Hóa, mà không thấy cụ ghi hai chữ Đông Lai vào cuốn Phủ biên tạp lục! Gia phả chép rõ rằng: “ Cảnh hưng thập cửu niên, lục nguyệt, thập ngũ nhật. Triệu Phong phủ, Đăng Xương huyện, Đông Lai xã huyền tôn Vĩnh Thừa, biên Mai phái, mục lục tôn đồ sự…” Như vậy, từ năm Cảnh Hưng thứ 19, tức năm Mậu Dần 1758, đã ghi làng Đông Lai, đến lúc cụ Lê Quý Đôn viết cuốn Phủ biên tạp lục là năm Bính Tuất 1776, đã sau 18 năm rồi, sao chưa ghi 2 chữ Đông Lai, mà còn ghi 2 chữ Đông Vu!
Trong mục danh số phủ huyện, tổng, xã, thôn hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, từ trang 78 đến trang 81, sách Phủ biên tạp lục ghi rõ rằng: “Xã Thuận Hóa có 2 phủ, 8 huyện, 1 châu, 882 thôn phường giáp, Phủ Thiệu Phong có 5 huyện là huyện Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, huyện Hải Lăng, huyện Đăng Xương (huyện Minh Linh tức Vĩnh Linh, Gio Linh lúc ấy còn thuộc phủ Quảng Bình). Huyện Đông Xương có 5 tổng là An Phúc, An Cư, An Đôn và An Lạc, Tổng An Đôn có 22 xã, 8 phường và 5 giáp gồm: An Đôn, Thượng Phúc, Nhan Biều, Ái Tử, Phúc Toàn, Phú Áng, Trà Lễ, Vĩnh Phúc, Vân An, Hà Xá, Đại Áng, Trung Chỉ, Lập Thạch, Phương Lương, Phú An, Lạng Phúc, Điếu Ngao, Đông Hà, Liên Trì, Đông Vu, Thượng Đô, Ý Bích, Bạch Câu, Cây Khế, Giang Hiếu, Hà Xá, Thiết Trường Tử Chinh, Thiết Trường Hạ Phường, Sơn Trập, Sơn Bàng, An Trung, Ngu Giáp.” Điều cần lưu ý là 6 làng ghi thứ tự liền nhau là 3 làng Lăng Phúc, Điếu Ngao, Đông Hà và 3 làng Liên Trì, Đông Vu, Thượng Đô. Thấy vậy, tôi ra Đông Hà để khảo sát thực tế lại các làng đó. Tôi đi xuôi theo dòng sông Hiếu Giang, từ mút cầu chợ Đông Hà, men theo bờ
Đọc đi đọc lại sử sách, tôi nghĩ rằng thời đại khoa học ngày nay mà còn quan liêu, huống chi thời đại quan liêu thuở trước, tránh sao được tam sao thất bổn! Vả lại trong chuyến đi kinh kỳ từ Cam Lộ về Cửa Việt, cụ Lê Quý Đôn kể lại rằng, cụ đi từ Cam Lộ, xuống xã Đông Hà, qua cửa khẩu Đông Lai rồi sang Bến Dạ (tức ngã ba Dã Độ) để về Cửa Việt. Cửa khẩu Đông Lai mà cụ nói trên, chính là ngã ba Hói Sòng. Hói Sòng là nhánh sông nhỏ, bắt nguồn từ địa phận xã Đông Thanh, chảy qua làng Nghĩa An, băng sang cầu Phả Lại, chảy men theo các làng Kim Đâu - chợ Sòng, Phi Thừa, Thượng Độ, Đình Tổ, Đại Độ, chảy về bãi Đình, rồi chảy trở ra sông Hiếu Giang ngay tại địa phận làng Đông Lai, nên gọi là Hói Sòng và cũng gọi là khẩu Đông Lai, nhìn sang Lăng Phước, Lập Thạch và ngã ba Dã Độ. Kết hợp cả 3 yếu tố về địa hình, địa giới với sách Ô Châu cận lục và Phủ biên tạp lục, thì đúng là làng ĐÔNG VU trước kia, chính là làng ĐÔNG LAI bây giờ. Các làng Trà Lễ, Phương Lương, Phú An… có lẽ đã đổi thành Phú Lễ, Phương Gia và Lương An, còn các làng Phi Vi, Hạ Đô… của tổng An Lạc có lẽ nay đã đổi thành làng Phi Thừa và Đại Độ. Có nhiều xã và địa danh ghi trong Phủ biên tạp lục, nay không biết ở đâu, ví dụ như Đồn Hiếu Giang, Quán Nhà No (trang 108), Cồn Đình (trang 110), Nguồn Lòng (trang 218), Cửa Rễ Vào Khó Ra, Đèo Mệt Mỏi (trang 113)… là những nơi có vẻ hấp dẫn du lịch lắm. Nếu các sử gia, các nhà địa chính xác định được những làng xã và địa danh cũ nay đã thay đổi ra tên khác, thì đó sẽ là tư liệu rất quý cho các thế hệ về sau.
P.Q.S
______________________________
(1) Bên bờ