1. |
Vài nét về ngôi làng
Hồi đầu thế kỷ nghề rèn ở Quảng Trị, phải nói là phổ biến, phân bố rộng khắp trong các vùng. Nghề rèn mang tính tự cung tự cấp, cung cấp công cụ cho nghề nông, nơi nào chưa có người ta có thể đến các lò nổi tiếng trong vùng học nghề từ khoảng 3 đến 5 năm đã có thể ra nghề, về ngay ở vùng mình để hoạt động. 7 đến 80 thập niên trở lại đây cơ khí phát triển, nghề rèn thủ công thu hẹp diện đi không phổ biến như xưa nữa. Hiện ở Hải Lăng có làng rèn Hiền Lương, một bộ phận làng rèn Hiền Lương từ Huế ra 13 đời (thuộc xã Hải Dương) khá nổi tiếng. Ở Triệu Phong nhiều lò (An Lộng, Dương Lệ Đông, chợ Sãi, lò Thạch Hãn). Cũng như ở Do Linh, Vĩnh Linh còn nhiều làng rèn tên tuổi. Người viết chọn làng rèn ở Phường 3 Đông Hà để khảo sát cũng nằm trong danh mục các làng rèn tiêu biểu ở Quảng Trị.
Làng Đông Hà xưa thuộc tổng An Đôn, huyện Đăng Xương cũ. Trong chuyến tuần du từ Cam Lộ xuống Đăng Xương, năm 1776 Lê Quý Dân đã ghi lại điều này trong "Phủ Biên Tạp Lục”.
" (Tôi) lại từ Cam Lộ theo bờ sông đi xuống các xã Thượng Độ, Nhan Giang, Thuận Đức, Thiết Phú đường rất hiểm dốc, bên hữu đường đều là rừng núi trèo non lội suối suốt nửa ngày đến xã Đông Hà mới thấy đất bằng, có đông dân cư...” Khi Lê Quý Đôn đến, Đông Hà đã đông dân cu, chứng tỏ đây là ngôi làng cũ của tổng An Đôn. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834) Đông Hà được sáp nhập vào huyện Thành Hóa thuộc phủ Cam Lộ. Mãi cho đến năm 1897, Pháp mở đường quốc lộ và hỏa xa xuyên qua làng, chợ Đông Hà mới hình thành, nhóm họp và vì vậy ngôi làng mới có sự biến đổi. Người dân tứ xứ đổ về đây lập nghiệp. Đông Hà dần dần trở thành một trong những ngõ yếu quan trọng thương giao hàng hóa. Đây mới là thời điểm để nghề rèn phát triển.
Dải đất mà Lê Quý Đôn bảo là đất bằng của làng Đông Hà nằm sát bên lò sông Hiếu, về phía Tây thị xã tỉnh lộ Đông Hà bây giờ chừng 3 km. Thực ra đây là vùng bán sơn địa, có sông ngòi nhưng chủ yếu là đất đồi sỏi đá, diện tích trồng lúa nước, cây hoa màu không đáng kể. Phía Bắc làng Đông Hà giáp sông Hiếu, Đông giáp thôn Tây Trì, nam sáp đường quốc lộ và Tây giáp thôn Thiết Tràng đều là phường 3 của thị xã Đông Hà. Diện tích tụ nhiên 2,4km2, dân số 3.200 người với 192 hộ gia đình, trong đó có 120 người làm nghề rèn ở 28 lò rèn. Theo ông Lê Đình Phố (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phường 3) cho biết, trước năm 1975 dân số làng Đông Hà chỉ có 800 người, một phần rất ít trong số họ làm nghề nông, đại bộ phận làm nghề rèn và số lò cùng nhiều hơn con số 28 lò hiện nay. Sở dĩ có sự tăng dân số vượt trội như vậy là do bộ đội, công nhân và nhân dân nhiều nơi đến nhập cư sinh sống ở đây bằng đủ các dịch vụ.
Dòng họ khai khẩn ở đây là họ Trần (cũng làm nghề rèn) cho biết tổ tiên của họ là người tù Đông Triều, Hải Dương vào đây lập nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Quý (70 tuổi) hiện chủ một lò rèn có tiếng trong làng cho rằng người đầu tiên đem nghề rèn vào truyền ở đây là hai anh em dòng họ Nguyễn Đức người làng Lễ Môn (Do Linh). Dần dà trong lành sinh ra nhiều lò bễ. Dòng họ Nguyễn Đức đã có trên 10 đời làm nghề rèn ở đây. Nhưng tại làng gốc Lễ Môn, qua khảo sát, hiện nay không còn dấu tích gì của lò rèn nữa. Hàng năm ở Đông Hà, có giỗ tổ nghề vào ngày 9 tháng giêng âm lịch. Lễ được tổ chức từ tối hôm trước đến ngày hôm sau. Các thành viên hành nghề tập trung về một lò rèn nào đó trong làng làm lễ vì làng ông có nhà thờ tổ Lễ vật cúng có năm làm con lợn, năm làm bò cùng với mâm xôi, vàng mã. Người cao niên nhất trong nghề đốt đèn đuốc lên trước án hương trầm nghi ngút bái lạy tổ tiên tức người đã lập ra nghề chỉ để cầu mong cho con cháu mạnh khỏe, nghề rèn ngày được thịnh vượng. Lễ không diễn ra linh đình vì chỉ tưởng vọng, những năm nào con cháu tập trung đông đúc lễ diễn ra suôn sẻ, sẽ là dấu hiệu một năm nghề rèn làm ăn thuận lợi, phát tài. Như vậy việc đi tìm ông tổ nghề rèn ở Quảng Trị đang là vấn đề nan giải.
2. Lò bệ, thao tác và kỷ xảo nghề
Để rèn được các dụng cụ bằng sắt, nghề rèn thủ công phải có lò bệ và một số dụng cụ chuyên nghề. Thông thường khi xây lò rèn, người ta chọn nơi bằng phẳng đóng cọc tre tươi xung quanh (rộng chừng 20cm và dài 40cm), đào sâu xuống khoảng 30cm để xây hệ lò (khung) trước. Lấy bùn nhào trộn với rơm trát lên mặt bệ, khỏa lên cả bốn phía cọc tre một lớp dày nhằm giữ cho than tro thông vương ra ngoài lúc thổi. Riêng hệ thống lò có lò thổi và lò môi. Lò thổi được cấu tạo bằng một ống sắt nằm ngang nối thẳng góc với ống gỗ to dựng đứng trong có ống bùi nhùi thụt lên (thông khí), thụt xuống (nén khí), rất giống bít tông bơm xe dùng để thổi lò. Ngày nay lò thổi được thay thế bằng mô tơ điện giản tiện hơn nhiều. Lò môi hình ô van, nối vào miệng ống sắt là điểm nút đầu ra của lò thổi. Cấu tạo bằng đất sét, và đây là bệ bỏ than để tui (nung) sắt. Ngoài ra, bên trái lò môi người ta mặt một sạp tre đủ chỗ cho ông thợ cả ngồi rèn. Cạnh lò còn có máng nhóc dùng để tôi. Trước mặt ông thọ cả là đe (có đủ kích cỡ nhỏ to, 10 đến 30 cm đường kính cho mỗi thỏi sắt hình tròn đóng chặt xuống nền). Các dụng cụ còn lại gồm búa lớn (búa quai, búa tạ), búa nít (nhỏ), ve, chạm, đột, giũa, gọt (đều làm bằng thép) và chèn (thanh tre giữ dụng cụ cần rèn vào đe để gọt, dũa), kềm gắp sắt (mũi nhọn, dài từ 5 đến 60cm), chiếc chổi rơm tròn nhúng nước dùng để tém than, tro bụi. Bằng vào lò bệ và những dụng cụ đã mô tả, kíp thợ trong mỗi lò rèn tối thiểu phải từ 3 - 4 người. Khi lò hoạt động phải có 1 người thụt lò, và 1-2 người quay búa giúp người thợ cả chế tác ra những dụng cụ lò cần làm.
Bây giờ thì nhiên liệu từ sắt đến thép tận dụng thôi cũng đã dôi thừa, bởi phế liệu chiến tranh và nhiều nhà máy công suất lớn sản xuất ra từ trong nước. Trước thời thực dân Pháp đô hộ nước ta, các lò rèn thủ công ở Quảng Trị phải tự luyện lấy sắt bằng phương pháp thủ công hết sức công phu. Làng rèn Đông Hà dựa vào đường Gò Quéng sau làng để khai thác quặng (tiếng địa phương gọi là Quéng). Quéng là loại tạp chất pha đá có lẫn ít sắt vào trong. Muốn lấy được Quéng có hàm lượng sắt cao hớn phải vào Khe Số Rào Vịnh (đầu nguồn sông Vịnh Phước bấy giờ), cách xa làng từ 12 - 15 km. Quéng về từng thành viên được đập nát ra bằng viên sỏi chất vào lò dùng than để đốt. Thời gian nung liên tục cả ngày lẫn đêm lò thổi hoạt động liên tục làm cho bởi dết bay ra ngoài, đá nằm lại trên bệ lò còn sắt lọt qua lớp than hồng tụ lại dưới mặt bệ lò. Đất đá trên lò loại thải ra đổ phía sau rìa làng lâu ngày thành gò đống có tên gọi là Gò cứt sắt. Như vậy ngoài tiêu tốn một lượng chất đốt là than rất lớn khai thác từ các rú trong vùng, phần lớn làng rèn Đông Hà phải lên mua than ở bến Đuồi Cam Lộ chở thuyền về theo sông Hiếu. Để có mớ sắt rèn chùng 10 - 15 cây rựa thì phải có 10 nhân lực khỏe mạnh đào, đãi và gánh quặng về trong ngày. Mỗi chỉ nguyên liệu thô là sắt non thôi nghề rèn đã quá công phu, nhưng để sắt non này rèn được dụng cụ lò phải tôi luyện, đe búa quai đập cả ngày nữa nguyên liệu (sắt) mới đưa ra chế tác công cụ. Trong nghề rèn, ngoài kỹ năng kỹ xảo, có thép trộn vào sắt để rèn (theo tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào loại công cụ giá khách hàng đặt nhưng lượng thép đưa vào không quá 1/5 lượng sắt) là bí quyết chính. Trước đây, những người thợ bậc cao lò rèn Đông Hà từng luyện ra thép. Đa số các lò mua hoặc trao đổi thép cho người Hoa đưa đến để dùng. Người Hoa bán ở chợ Phiên Cam Lộ hoặc cập đến làng Đông Hà để trao đổi. Nhiều lò không có tiền, phải cầm hoặc đổi cả lư đèn lồng, nồi đồng và những sản vật quý giá khác để có thép làm nghề. Vì thế làng rèn Đông Hà hơn hẳn các làng nghề khác trong vùng vì họ vừa tôi luyện được sắt, chủ động được nguồn thép quả là lợi hại.
Nghề rèn thì nhiều nơi làm được nhưng hàng loạt sản phẩm làm ra có độ chính xác sắc bén, bền đẹp còn phụ thuộc vào con mắt tinh xảo và bàn tay điêu luyện của người thọ. Để có một cây dao lợ tốt (dao dài, bản to chuyên dùng cắt chuối cho lợn), nghĩa là cây dao sứ dụng đến khi mòn vẹt đến sống dao (tiếng địa phương gọi sức đến tận sống) mà vẫn giữ được nhóc thép, độ sắc Liền của nó thì phải tìm đến các lò ở làng rèn Đông Hà. Phải đa công trong khâu chế tác mới có những sản phẩm yêu cầu cao. Thông thường cây dao hoặc rựa, sau khi ra nguyên liệu bằng sắt theo đúng kích cỡ của dụng cụ người ta chẻ đôi thanh sắt này ra, cho vào một thanh thép mỏng trát bùn vào để nung. Khi sắt và thép nóng chảy, gắp ra đe đùng búa trù dập cho sắt thép quyện vào nhau. Qua phay nguội (tức, gọt, dũa, mài), người ta đưa vào lò năng, tôi sắt vào nước lạnh, quay búa nhiều lần mới dàn lại, tức gọt, dũa cho dụng cụ sắc và láng. Tra dụng cụ vào cán có tra khâu đồng hoặc sắt (thông thường gỗ làm cán dao lúa lấy tử thân cây vị cây ran, cây căng mới có độ bền không gãy) mới đem ra mài. Đá mài cũng là một loại đá đặc chủng trong vùng, lấy từ khe Đá Mài và mài qua một cây rựa cho đạt yêu cầu mất từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Kíp thợ từ 3 – 4 người người (3 phụ + 1 thợ cả) cật lực nguyên trong ngày mới làm xong 3 cây rựa. Nghề rèn ó Đông Hà xưa nguyên liệu tuệ khan hiếm (tự kiếm), vừa tiêu tốn nhiên liệu, ngày công rất nhiều nhưng bằng kỹ năng kỹ xảo, sản phẩm họ làm ra như có thuốc đo hoàn hảo chính xác. Đảm bảo được chất lượng trong tôi luyện sắt thép, tuổi thọ chính xác nên sắm phẩm đúng được tốn thị trường đang bán rất chạy. Trừ tất tần tật chi phí, ngày công của thợ cả tương đương thúng lúa thợ phụ khoảng 1/2 thúng), quả là ngày công cao so với lúc bấy giờ. Nay quy thóc cũng chỉ từ 12 - 15.000đ ngày công sản phẩm làm ra đủ loại, từ dao (dao lợ, dao phay, dao nhíp...) rựa, búa rìu, lưỡi cưa, cuốc (cuốc chim, cuốc bàn, cuốc lem, cuốc chét...), liềm, hái, lưỡi cày, chàng, đục, búa, kéo... đến những dụng cụ có yêu cầu kỹ thuật cao như
kim, con quay (dùng trong nghề dệt), quẹt lửa... cung cấp khắp trong vùng. Đặc
biệt theo con đường thượng đạo (nay là đường 9) sản phẩm bán ra không chỉ Cam Lộ, Cùa, Khe Sanh, Lao Bảo qua tận nước bạn Lào mà còn cung cấp cho cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số Pacô, Vân Kiều. Vì từ Cam Lộ trở lên, trước thời thực dân Pháp không ai làm nghề rèn.
Trong phong trào Cần Vương, đặc biệt từ khi vua Hàm Nghi dời kinh đô ra Tân Sở, làng rèn Đông Hà có công trong việc rèn khí giới (mã tấu, gươm, dao, chông) cung cấp cho nghĩa quân. Trong cuộc kháng chiến chống Phép họ bới cơm gạo, đưa lò bệ vào chiến khu Ba Lòng phục vụ kháng chiến. Sau này đất nước thống nhất năm 1976, nghề rèn ỏ đây được đưa vào Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp, làm ăn cho đến khi có chính sách khoán mới (1986) Hợp tác xã rèn mới giải thể. Không phải vì hợp tác mà họ làm ăn không hiệu quả lâm vào tình trạng cầm hơi. Mười năm qua trong cơ chế thị trường, dẫu có năng động họ vẫn chua tìm ra lối thoát. Có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân trực tiếp là xã hội về cơ bản đã cơ khí hóa. Sản phẩm họ làm ra chỉ còn dao, rựa, cuốc, xẻng dưới dạng thủ công, không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng cơ khí đúc ra hàng loạt, giá thành lại rẻ.
3. Thay lời kết
Những “Ban tay vàng” đang hết sức túng túng, hoạt động cầm hơi, không rõ vì lý do gì họ chưa chịu chia tay đoạn tuyệt với nghề nghiệp cũ.
Cụ Nguyễn Hữu Quý mấy lần định bàn giao cho tôi kỷ vật cổ xưa nhất của dòng họ mình gắn bó với nghề rèn cách dây đã hơn mười đời, kể cả lần này nữa tôi vẫn rất ái ngại. Đó là công cụ phát lửa thô sơ, mỗi lần kỵ tổ cụ thường đem ra tỏ ý nhắc nhở con cháu hãy giữ lấy nghề.
Con dao gang nhỏ bằng ngón tay, lườn giữa dày, hai mép lưỡi sắc lẻm. Cục đá mài mòn vẹt chừng ba ngón tay. Nhúm ít xơ của trái bùi nhùi, cây tợ giống cau cụ trồng trước ngõ thay vì khỏi vào rừng xa. Quẹt (mài) dao lên đá, đá phát lửa bên cạnh nhúm bùi nhùi của ấy đỏ thành ngọn lửa.
Thời đại diêm sinh rồi quẹt lửa ga, nhưng nghề rèn ở làng Đông Hà đã và đang đóng góp phần tích cực của mình trong công cuộc xây dụng vùng quê yêu dấu.
T.L