Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 11/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mối quan hệ giữa đình và chợ làng ở Quảng Trị đôi điều suy nghĩ

Đ

ình - Chợ làng là một khái niệm đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân quê Quảng Trị. Từ bao đời nay người ta nhắc đến đình là gắn liền với khái niệm chợ như khu đình và chợ làng Bích La, khu đình và chợ phiên Cam Lộ, khu đình và chợ làng Câu Nhi...

Qua khảo sát thực tế ở một số chợ làng Quảng Trị chúng tôi thấy rằng hầu hết các chợ làng đều được nhóm họp cạnh hoặc trước đình làng. Tuy nhiên đa số các chợ làng đều ra đời muộn hơn đình làng. Chính vì nằm cạnh hay trước các đình làng nên mặc dù khác nhau về mặt cấu trúc, sinh hoạt nhưng chợ và đình làng có mối quan hệ nhất định với nhau về mặt không gian, cảnh trí cũng như địa điểm.

Về mặt không gian, đình gắn với làng là trung tâm sinh hoạt tinh  thần của một làng. Đình là biểu tượng tập trung nhất của làng trên tất cả mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, là nơi hội họp, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng của làng... Đình cũng là trung tâm văn hoá, là nơi tổ chức các lễ tiết, hội hè, tiệc tùng, nơi biểu diễn văn nghệ truyền thống. Ngoài ra, đình còn là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng, tất cả các yếu tố phong thuỷ như: thế đất, hướng đình... đều có tác động chi phối đến vận mệnh của cả làng, là nơi thờ Thành Hoàng - vị thần bảo hộ cho làng. Và cuối cùng đình cũng là điểm tựa, nơi bám víu tình cảm của mọi gia đình và các cá nhân thành viên trong làng, là một trong những chất keo kết dính tính cộng đồng, làng xã.

Dựa vào những lợi thế về vị trí của đình và sự tập trung mọi thành viên trong làng đến sinh hoạt tại đình mà nhân dân đã sử dụng địa điểm này để họp chợ. Ngày xưa khi dựng đình làng người dân thường để một khoảng đất trống có diện tích khá rộng trước đình để làm nơi tổ chức các lễ tiết hội hè, tiệc tùng... vào những ngày lễ hội của làng. Những ngày lễ hội này được tổ chức một lần hoặc hai, ba lần trong một năm còn các ngày còn lại trong năm không tổ chức gì thì khoảng đất đó để trống. Nếu người ta cho trồng các loại cây rau màu, khoai, sắn... nơi đây thì khi cần lấy lại không gian để tổ chức các buổi họp làng đột xuất hoặc định kỳ rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, người ta tận dụng khoảng trống đó để cho họp chợ là thích hợp. Việc nhóm họp chợ ở đây chỉ đơn thuần vài ba gánh hàng của người dân địa phương đến để trao đổi những nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, chợ được dựng lên ở đây tạm bợ mang tính chất “dã chiến” nếu khi cần không gian đó để sử dụng thì chợ sẽ trả về vị trí cho đình làng nên rất thuận lợi trong việc tæ chức các buổi họp của làng ở đình. Ban đầu chợ được nhóm họp mang tính chất tạm thời như vậy về sau lâu dần người mua bán ngày càng đông đúc, các lều quán được dựng lên nhiều hơn. Chợ bắt đầu hình thành dần và ổn định phát triển ngay trước cổng đình. Sự hình thành và phát triển đó của chợ được sự chấp nhận của dân làng và chính quyền địa phương nên việc tổ chức trong chợ được thiết lập với nhiều bộ phận để quản lý chợ.

Bên cạnh đó, chợ làng còn dựa vào vị trí của đình, đình thường dựng ở các trung tâm, các trục đường giao thông có nhiều người qua lại, gần các con sông uốn khúc bởi dòng sông ngày xưa là mối giao thông quan trọng của người dân trong vùng. Chính dòng sông đã trở thành mạch nguồn chuyển tải các yếu tố văn hoá, để lắng đọng trong nhận thức, tư duy của người dân. Từ đó sản sinh ra những nét văn hoá chợ độc đáo mang sắc thái riêng biệt của vùng quê Quảng Trị. Đặc biệt đình còn là ngôi nhà chung của mọi thành viên trong làng. Sinh hoạt ở đình làng là một nét văn hoá đã xuất hiện từ lâu trong đời sống của người dân nên mọi người đều tập trung ở đình rất thường xuyên không chỉ trong những ngày diễn ra các kỳ lễ tết mà cả ngày thường vì vậy thuận lợi cho việc nhóm họp chợ. Khi chợ đã phát triển ổn định thì trở lại phục vụ cho yêu cầu sinh hoạt cúng lễ của đình. Chợ cung cấp các loại hàng hoá cần thiết cho những buổi cúng lễ của đình như: hương đèn, hoa quả, giấy vàng bạc... Do vậy, đình làng có tác dụng rất lớn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của chợ làng.

Khi chợ đã hình thành và phát triển thì giữa chợ và đình luôn có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng giữa một bên là thành tố kinh tế chủ đạo, bên kia là văn hoá. Tuy nhiên, ranh giới này chỉ là lý thuyết, thực tế khó phân biệt được một cách rạch ròi sự phân định kinh tế - văn hoá này bởi trong đình làng các vấn đề kinh tế như bắt đầu vụ cấy, vụ thu hoạch hay lễ xuống đồng đều được dân làng đưa ra bàn bạc kỹ lưỡng ngay tại đình. Đồng thời ở chợ cũng không chỉ độc lập quan hệ mua bán đơn giản mà mọi người đến chợ cốt yếu để cầu lộc, cầu phúc cho dòng họ, gia đình, bản thân và còn trò chuyện hàn huyên với nhau, trai gái đi chợ để hẹn hò, giao duyên... thấm đậm tình tương thân tương ái. Mối quan hệ này được thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất qua phiên chợ tết Bích La ngày mồng 3 tết nguyên đán hàng năm.

Chợ và đình từ buổi đầu đã cùng định vị trong một khuôn viên và đến nay vẫn không có gì thay đổi. Sự ổn định đó phải chăng là ngẫu nhiên?. Đình hướng mặt ra chợ như để quan sát, xém xét và bảo trợ cho sự bình an của cuộc sống người dân nơi đây. Còn chợ quay mặt vào đình như cầu mong sự phù hộ, độ trì cho sự ổn định, thịnh vượng của ngôi chợ, cho mọi người đến đây tham gia hoạt động trao đổi, mua bán.

Nhờ sự gắn kết đó của đình làng và chợ mà hình ảnh “bến nước, mái đình, cây đa, chợ làng” càng ăn sâu trong tâm khảm của người dân khi đi xa quê, trở thành là một trong những biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng Việt Nam từ bao đời nay và nó cũng góp phần duy trì sự ổn định của làng xã.

Tuy vậy, đây chỉ là mối quan hệ bên ngoài có tính tạm thời ở giai đoạn đầu mà thôi. Chợ ổn định và khi đã đông đúc thì chợ và đình tồn tại hoàn toàn độc lập nhau, chợ có kết cấu và tổ chức riêng, sinh hoạt hoàn toàn biệt lập. Nhưng dù có thay đổi, có phát triển như thế nào đi nữa thì trong tâm thức của mỗi người dân Việt hình ảnh Đình - Chợ làng vẫn luôn là hai thực thể có mối liên hệ mật thiết, gắn bó và song hành tồn tại trong mỗi làng quê.

                                                                                                                           N.T.N

 

Nguyễn Thị Nương
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 177 tháng 06/2009

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

12/05

25° - 27°

Mưa

13/05

24° - 26°

Mưa

14/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground