Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian và lễ hội truyền thống của người Việt Quảng Trị

Từ bao đời nay, tín ngưỡng dân gian và lễ hội truyền thống là hai thành tố có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, có vai trò rất quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Sự thăng trầm của lễ hội truyền thống và tín ngưỡng dân gian trong lịch sử đã chứng tỏ sức sống bền bỉ và sự hợp lý của nó trong ký ức của cộng đồng.

Tín ngưỡng dân gian là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của con người và của cộng đồng ở một trình độ phát triển xã hội và nhận thức nhất định vào một sự vật, hiện tượng nào đó mang tính thiêng liêng, cao cả, đáng sùng kính trong thế giới người hoặc thế giới siêu nhiên nào đó. Tín ngưỡng dân gian không nhất thiết phải tuân theo một hệ thống tôn giáo nhất định nào. Các tín ngưỡng này dựa trên các quan niệm dân gian. Con người tin vào thần linh, có thể là linh hồn người chết, cây cối, con vật hay bất kì thứ gì trong tự nhiên. Từ sự sợ hãi với thiên nhiên, dần dần người ta sinh ra sự sùng bái, tin tưởng, linh thiêng hoá tạo thành các tín ngưỡng dân gian trong cộng đồng làng xã. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam được hình thành từ hoạt động sản xuất, không chỉ phản ánh nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn phản ánh trình độ nhận thức của con người về tự nhiên và xã hội.

Lễ cúng cầu ngư tại thôn Long Hà, xã Gio Việt, Quảng Trị  - Ảnh: Hồ Thanh Thoan

Lễ cúng cầu ngư tại thôn Long Hà, xã Gio Việt, Quảng Trị - Ảnh: Hồ Thanh Thoan

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, là sự kiện thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng nhằm mục đích tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, diệt trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội cũng là sự kiện để các thế hệ con cháu hôm nay tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần - những người đã có công đối với cộng đồng, dân tộc.

Lễ hội truyền thống gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng. Vì thế, lễ hội truyền thống có vai trò không hề nhỏ trong đời sống xã hội, có khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của đông đảo công chúng, đồng thời có tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội - chính trị của đất nước. Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc.

Trên thực tế, các lễ hội nói chung, đặc biệt là lễ hội truyền thống đều xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân, thường diễn ra như một cơ hội để con người thể hiện tấm lòng sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn.

Tín ngưỡng dân gian và một số lễ hội truyền thống của người Việt Quảng Trị

Trong quá trình người Việt từ đất Bắc (vùng Thanh - Nghệ) thiên di vào định cư sinh sống trên vùng đất Quảng Trị diễn ra từ thế kỷ XI - XV, bên cạnh việc tạo lập làng xóm, xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống, người Việt đã quan tâm chăm lo phát triển đời sống tinh thần cho cộng đồng nơi mình cư trú. Các loại hình tín ngưỡng cũng theo đó được định hình và phát triển. Ở một mức độ nào đó, văn hoá tín ngưỡng không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, và tâm linh của văn hoá mà còn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hoá dân tộc.

Nhìn một cách tổng quát, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có bốn nhóm tín ngưỡng, bao gồm:

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ: Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu - những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

- Tín ngưỡng vòng đời người: Liên quan đến sự sinh nở, thờ cúng ông tơ bà nguyệt, thờ bản mệnh, lễ tang ma và thờ cúng người chết... thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là mối quan hệ huyết thống, dòng tộc, làng xóm, khu vực và cộng đồng. Có thể nói, từ bao đời nay, tín ngưỡng vòng đời người không chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu nhận thức, nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh mà còn là nhân tố quan trọng góp phần củng cố, gắn kết mối quan hệ cộng đồng bền chặt trong đời sống xã hội của cộng đồng.  

- Tín ngưỡng nghề nghiệp: Như tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng ngư nghiệp, tín ngưỡng thờ tổ nghề, thờ thần tài. Đây cũng là một tín ngưỡng dân gian thể hiện thái độ tri ân, là sự biểu hiện sâu sắc trong đạo hiếu của người Việt với cha ông, những người đã tìm cách chỉ ra đường đi nước bước cho thế hệ sau hướng tới tương lai tốt đẹp hạnh phúc hơn. Đến hôm nay, đạo hiếu không chỉ được thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà còn được thể hiện thông qua việc thờ cúng các vị tổ làng, tổ nghề…

- Tín ngưỡng thờ thần: Như thờ Tứ vị Thánh Nương, thờ thần Trảo Trảo phu nhân, thờ Thành hoàng làng, thờ Cá Ông, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ thổ thần (thổ công)… với ý nghĩa để nhớ ơn và cũng để tỏ lòng kính sợ. Tất cả các Thần đều linh thiêng, đều có phẩm chất và quyền năng vô lượng để mọi người tôn kính. Thờ cúng là để được Thần giúp cho người yên vật thịnh, quốc thái dân an và dù đạt nguyện vọng hay không, con người vẫn tạ ơn Thần, một lối ứng xử rất văn hoá và trần tục. Ngoài mục đích cầu được yên lành, thịnh vượng, thoả mãn đời sống tâm linh, việc thờ cúng còn có mục tiêu giải thoát con người, hướng con người đến lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ, bớt nỗi khổ đau, hạn chế điều ác, tăng thêm điều thiện. Như vậy, tín ngưỡng thờ Thần không chỉ có ý nghĩa cầu phồn thực, mà còn có cả ý nghĩa đạo đức.

Lễ hội truyền thống, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có các loại hình sau: - Đó là những lễ hội của người Việt liên quan đến tín ngưỡng nghề nghiệp, tiêu biểu như: Lễ hội đua thuyền truyền thống (làng Phú Kinh, xã Hải Hoà; làng Lương Điền, xã Hải Sơn; làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; làng Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh…), lễ hội Cầu Ngư của cư dân các làng ven biển Quảng Trị (làng Thâm Khê, làng Trung An, xã Hải Khê; làng Mỹ Thuỷ, xã Hải An, huyện Hải Lăng; làng Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; làng Cát Sơn, làng Hà Lợi Trung, xã Trung Giang, huyện Gio Linh…). Đây là những lễ hội dân gian truyền thống tồn tại rất lâu đời, thể hiện giá trị văn hóa tín ngưỡng vô cùng độc đáo của cư dân nông nghiệp cũng như cư dân ngư nghiệp. Các hoạt động lễ hội nhằm phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú và những tín ngưỡng nghề nghiệp của người dân được tổ chức hàng năm nhằm cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, được mùa cá tôm cho những chuyến đi biển bình yên, cầu cho cuộc sống người dân no đủ, quốc thái dân an….

Trong thực tế, không phải hình thức tín ngưỡng nào cũng có lễ hội. Một số tín ngưỡng chỉ có nghi lễ. Tuy nhiên, hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống đều có phần liên quan mật thiết với tín ngưỡng, đây chính là biểu hiện mối quan hệ sinh động và cụ thể giữa lễ hội dân gian và tín ngưỡng truyền thống.

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian và lễ hội truyền thống

- Đó là mối quan hệ giữa giao tiếp cộng đồng và văn hoá tâm linh.

Tín ngưỡng dân gian là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của con người, của cộng đồng vào một sự vật, hiện tượng thiêng liêng, cao cả, đáng sùng kính trong thế giới con người hoặc thế giới siêu nhiên nào đó. Khi nhắc đến tín ngưỡng dân gian, người ta thường nhấn mạnh tới giá trị nhân văn, đặc biệt là yếu tố văn hóa đạo đức trong tín ngưỡng dân gian có giá trị đặc thù nhằm củng cố, bảo vệ đức tin thiêng liêng trong cộng đồng, đồng thời cũng chứa đựng những chuẩn mực đạo đức, mang tính nhân loại. Đó là tình thương đồng loại, hướng thiện, ngừa ác… Hoạt động lễ hội lại liên quan mật thiết đến hệ thống quan niệm về thời gian. Ví dụ lễ hội thường tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày mất của một vị thánh, một vĩ nhân, một anh hùng, một vị thành hoàng làng, hoặc những ngày tái sinh, tái lập một vụ mùa, một ngành nghề… Thông thường lễ hội thường tập trung vào mùa xuân (tháng giêng và tháng hai âm lịch hàng năm). Ví dụ như lễ hội Chợ Đình Bích La được tổ chức vào đêm mồng 2 đến sáng ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cầu ngư ở làng Thâm Khê, làng Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng thường được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hàng năm… Vì thế, hoạt động lễ hội truyền thống trước hết là để tưởng nhớ công ơn các vị thần linh, đồng thời cũng là hoạt động vui chơi, giải trí nhằm tạo không gian sinh hoạt trong cộng đồng, làng xã cũng như thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.

- Các nhân tố tín ngưỡng làm hạt nhân tinh thần, tư tưởng và tâm lý cho các hoạt động lễ hội cùng các yếu tố văn hoá phát huy và thăng hoa.

Nói đến sinh hoạt tín ngưỡng không thể không đề cập đến lễ hội vì tín ngưỡng là phần hồn, phần cốt, lễ hội là vỏ bọc của tín ngưỡng. Tín ngưỡng mang lại tính thiêng liêng, yếu tố thanh lọc cho mọi thành viên về dự lễ hội. Ngược lại, lễ hội lại chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. Lễ hội làng được mở trước và sau mỗi mùa vụ sản xuất nhằm thiết lập sự cân bằng cần thiết trong quan hệ nhiều chiều giữa con người và con người; giữa con người và vạn vật; con người và thần linh; con người và vũ trụ. Người dân đến với tín ngưỡng, lễ hội để bày tỏ sự tôn kính thần linh và mong ước về những điều tốt lành trong cuộc sống. Những yếu tố văn hoá, nghệ thuật dân gian mang đến cho hoạt động tín ngưỡng sức sống của đời thường, sự gần gũi giữa mọi người khi tham gia lễ hội. Chính nhờ vậy, trong một hình thái lễ hội, cả hai yếu tố tín ngưỡng và văn hoá đều tồn tại và dung dưỡng cho nhau.

- Bản chất của mối quan hệ giữa lễ hội cổ truyền và tín ngưỡng dân gian là mối quan hệ giữa nguyên nhân và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tiêu biểu như trong lễ hội Cầu ngư xuất phát từ tục thờ cúng Cá Ông của cư dân ven biển Quảng Trị với nguyện vọng là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu mong sự che chở của các vị thần cho người đi biển hay trong lễ hội Chợ Đình Bích La lại xuất phát từ tục thờ cúng Thành Hoàng làng….., sau phần lễ là đến phần hội thu hút đông đảo người tham gia nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi trong những ngày đầu xuân cũng như góp phần gia tăng sự cố kết cộng đồng làng xã.

Đặc trưng tín ngưỡng dân gian của lễ hội truyền thống của người Việt Quảng Trị

- Tính cộng đồng trong lễ hội. Trước khi diễn ra lễ hội, mọi người trong cộng đồng làng xã đó cùng bàn bạc cách thức tổ chức, đóng góp công sức, tiền của và phân công công việc cho mỗi thành viên trong ban tổ chức lễ hội cũng như toàn thể dân làng. Khi tham gia lễ hội truyền thống, mọi người đều quên hết những âu lo, phiền muộn hay những khúc mắc trong cuộc sống, cùng hòa vào không khí vui tươi háo hức của ngày hội. Tình làng nghĩa xóm, tình đồng bào, tình thân tộc và tình cảm bạn bè nhờ vào không khí hội hè cũng có thêm sắc thái mới. Nhờ vậy, dường như mỗi con người đều tự cảm thấy mình đang được trở về với chính mình, mình đích thực là con người giữa cộng đồng.

Lễ hội còn là một hình thức của bản thân đời sống con người. Trong lễ hội, con người cảm nhận được sự tái sinh và sự đổi mới của thiên nhiên và thời vụ, cuộc đời, của quan hệ làng nước và của chính mình. Đơn cử như trong Lễ hội Chợ Đình Bích La được tổ chức vào đêm mồng 2 đến sáng mồng 3 Tết nguyên đán hàng năm. Mặc dù lễ hội được tổ chức chính thức từ giữa đêm khuya nhưng hàng chục ngàn du khách đã đổ về chợ đình để cầu an, cầu tài, cầu lộc và cả cầu duyên đầu năm mới từ lúc còn rất sớm đến tận sáng hôm sau. Người đến tham dự lễ hội sẽ tham gia hoạt động mua bán các sản vật đồng quê với mong muốn mua lộc cầu may đầu năm. Đến với lễ hội Chợ đình Bích La, du khách không chỉ có đi mua lộc đầu năm, dâng hương khấn nguyện những điều tốt lành, mà còn được hòa mình vào các hoạt động văn hóa dân gian khác như: xin chữ ông đồ, tham dự hội bài chòi hay thưởng thức các món ăn đặc sản… tất cả tạo nên không khí sinh hoạt văn hóa vui vẻ, gắn kết yêu thương trong cộng đồng làng xã.

- Tính cộng cảm trong lễ hội. Khi tham dự lễ hội mọi người sẽ tạm thời gác lại tất cả những lo toan trong cuộc sống thường ngày, quên đi những xích mích giữa người này với người kia, tất cả hòa cùng không khí vui tươi, náo nhiệt của lễ hội và cùng nhau cầu nguyện cho bản thân cũng như làng xóm một năm mới may mắn, an lành, hạnh phúc…

Đối với những du khách từ nơi khác về dự lễ hội thì đây là dịp tốt để họ thay đổi vùng văn hoá, thay đổi không gian văn hoá và cùng hòa mình vào lễ hội để thực hành các hoạt động giao lưu văn hoá.

- Tính thiêng của lễ hội. Thông thường, lễ hội thường được diễn ra ở những không gian thiêng như đình, chùa, miếu… bởi vì nơi đây là nơi thờ phụng các vị thần linh được Nhân dân sùng kính. Chính lễ hội làm sống lại các huyền thoại, truyền thuyết và cổ tích về các vị thần linh. Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa cõi thiêng và thế giới trần tục, giữa đạo và đời, giữa thần thánh và con người. Đây cũng là sự hội tụ cao độ của tinh hoa văn hóa, trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá của cộng đồng, hàm chứa những giá trị văn hoá - nhân văn. Đó là sự tích hợp những giá trị văn hoá dân gian truyền thống, đậm sắc màu tâm linh, được phô diễn trong ngày hội tế thần. Những gì hay nhất, đẹp nhất hầu như tập trung lại để từ đây, thông qua sự tham gia của các thành viên, lan tỏa trở lại cộng đồng; cũng chính tại lễ hội sẽ hướng con người vào tập thể, đề cao ý thức cộng đồng.

Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống - tín ngưỡng dân gian cổ truyền

Để lễ hội truyền thống - tín ngưỡng dân gian phát huy hết giá trị của nó trong đời sống xã hội hiện nay, thiết nghĩ cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, cần tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu cơ bản nhằm thống nhất nhận thức chung về vấn đề lễ hội, tín ngưỡng dân gian. Cần nghiên cứu những yếu tố tích cực và giá trị văn hóa của lễ hội để tiếp tục phát huy, đồng thời tìm ra những yếu tố tiêu cực, mặt hạn chế, mê tín của lễ hội tín ngưỡng dân gian để từng bước điều chỉnh và loại bỏ. Tuy nhiên để nhận diện vấn đề giá trị văn hóa hay mê tín trong lễ hội - tín ngưỡng là không hề đơn giản và chưa thống nhất trong quan điểm của các nhà nghiên cứu bởi tính phức tạp và đa tầng của hiện tượng này. Vì thế công tác quản lý nhà nước về lễ hội - tín ngưỡng cần phải có sự thống nhất, đồng thời tích cực vận động tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cho người dân tổ chức và tham gia các hoạt động lễ hội theo chiều hướng tích cực, mang bản sắc văn hóa địa phương.

Thứ hai, cần xây dựng các quy tắc về tổ chức và tham gia lễ hội phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh… trong việc tổ chức lễ hội; nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội, góp phần làm cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với bảo tồn lễ hội.

Thứ ba, khuyến khích các nghệ nhân, những người cao tuổi hiểu biết về các nghi lễ, các trò chơi dân gian truyền lại cho hậu thế, khẩn trương quy hoạch và tiến hành bảo tồn các lễ hội, những mỹ tục cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một.

Bên cạnh việc khai thác, phát huy tinh thần tự nguyện của cộng đồng duy trì và bảo tồn lễ hội tín ngưỡng dân gian, cần có chính sách quan tâm hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước ở các cấp nhằm tôn vinh các giá trị di sản, truyền thống dân tộc và các vị anh hùng có công với nước trong lịch sử để lễ hội tạo ra nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, có khả năng thu hút khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương.

Các giá trị văn hóa của lễ hội cần được tôn vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong nước và quốc tế, coi đây là nguồn tài nguyên nhằm phát triển du lịch. Vì thế, mỗi lễ hội phải tạo ra được sự hấp dẫn đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú, đa dạng mang đậm sắc thái vùng miền. Bên cạnh mỗi lễ hội đơn lẻ cần có kế hoạch tổ chức một số lễ hội lớn, trọng điểm, có sự đầu tư thích đáng nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu về du lịch tâm linh, tham quan, nghiên cứu, cùng các dịch vụ khác.

Trong bối cảnh hiện nay, để phát huy giá trị của lễ hội - tín ngưỡng dân gian, cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và khai thác lễ hội. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội trên cơ sở những biện pháp quản lý phù hợp, tiêu chí cụ thể nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát huy giá trị của lễ hội, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của dân tộc.

NGUYỄN THỊ NƯƠNG

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground