Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 17/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Một câu đối về các xã ở huyện Triệu Phong

N

gày xưa các bậc nhà nho thường chơi câu đối. Có thể tự viết cho mình, hoặc tặng bạn bè trong các dịp được thăng quan tiến chức, trong phúng điếu, mừng thọ, nhà chùa. Nói chung câu đối thường để ca tụng khen nhiều, chê ít. Mà thường phần chê là câu đối truyền miệng, ít khi viết trên giấy, trên vải.

Cũng có câu mang tính địa phương rõ rệt. Ví dụ ở Quảng Bình, các cụ lấy mỗi chữ trong các làng nổi tiếng ở quê ghép lại thành câu đối. Lúc này câu đối lại mang một dạng khác, nhưng vẫn gợi một ý tốt đẹp, tự hào về quê hương. Đó là câu:

Sơn, Hà, Cảnh, Thổ

Văn, Võ, Cổ, Kim

Đại ý là nói về núi sông, đất nước, và văn võ xưa nay- nói theo từ ngữ bây giờ là “làng văn hóa”. Chính đó là những tên làng ghép lại: sơn (Lệ Sơn) Hà (La Hà) Cảnh (Cảnh Dương) Thổ (Thổ Ngọa) và Văn (Văn La) Võ (Võ Xá) Kim (Kim Nại) Cổ (Cổ Hiền).

Các làng thể hiện, phần lớn có nhiều quan chức, học hành đổ đạt nhiều. Nhưng câu đối ấy cũng chỉ truyền tụng trong nhân dân để tự hào, chứ không thể khắc lên một chiếc cổng chung nào cả, vì từng làng riêng rẽ, lại biết đâu những làng không có tên trong đó đi “Khiếu nại” thì cũng khó lòng xử lý.

Đây nói về huyện Triệu Phong hiện nay. Nguyên xưa là Phủ Triệu Phong, sau cách mạng tháng tám thành huyện tất cả, không có lớn nhỏ phân biệt đối xử như trước huyện là nhỏ hơn Phủ. Thời chính quyền Sài Gòn, để phân biệt với miền Bắc, huyện được gọi là quận giống như bây giờ ở các thành phố.

Huyện Triệu Phong ngày trước chỉ có năm tổng: An Cư, An Dạ, An Đôn, An Lưu, và Bích La. Một tổng ngày đó rất rộng gồm rất nhiều xã (bây giờ là thôn) chữ xã bây giờ có thể xem như tổng ngày xưa..Và bây giờ đã chia ra rất nhiều xã.

Sau cách mạng có sự phân chia lại các xã, cho nên các tên cũ thường mất đi. Ví dụ sau cách mạng vùng Chợ Cạn bây giờ gọi là xã Thương An Phương gồm tên ba làng (Thương Trạch, An Lưu, Phương Sơn) và Linh Đồng Văn (Linh Chiểu, Đồng Bào, Văn Phong). Sau đó lại đổi là Phong Lai và tiếp sau nữa là Triệu Cơ (trước hiệp nghị Giơ ne vơ). Vùng Linh Yên, Long Quang... là xã Triệu Thành.

Hình như lúc thay đổi đó, người ta chưa theo một nguyên tắc địa lý nào cả. Mãi gần cuối cũng đã có đôi phần nguyên tắc là huyện Triệu Phong nên lấy chữ Triệu đứng đầu như: Triệu Cơ, Triệu Thành... Nhưng vẫn thiếu một nguyên tắc chủ yếu, người ta không thể nào mẫm những chữ , chữ Thành nằm ở đâu cả. Cho nên đến khi giải phóng toàn miền Nam rồi, con cháu tìm về quê nội, quê ngoại không biết đâu mà lần. Có người khi đi tập kết trong lý lịch ghi xã Triệu Thành, sau con cháu về tìm lại Triệu Thành đã ở vùng chợ Sãi, mà Linh Yên lại thuộc xã Triệu Trạch! Cũng may là khi nói đến tên làng người ta mới hướng dẫn cho được về đến quê nội Linh Yên- Trường hợp xã Triệu Sơn ngày trước ở phía núi, sau này ở phía biển.

Những tên xã của huyện Triệu Phong bây giờ do ai đặt? Từ lâu tôi đã cố tìm, đến nay đã có lời giải đáp.

Khoảng 59-60 thế kỷ trước có quận trưởng Ngô Đình Hoàng đã đặt các tên xã mà chúng ta dùng hiện nay ở Triệu Phong. Ông ta là một người có học vấn, am hiểu Hán Học và... cũng rất đúng nguyên tắc về đặt tên trong địa lý là lấy tên quận (thời ông ta) bây giờ là huyện. Chữ Triệu dùng đứng đầu và tiếp theo rút một chữ trong các tên làng trong xã ấy chẳng hạn như Triệu Thành- (trong đó có thôn Cổ Thành) Triệu Sơn- (trong đó có thôn Phương Sơn). Cho nên vì thế mà Triệu Sơn lại nằm gần phía biển mà không như trước ở trên núi nữa.

Có người tưởng Ngô Đình Hoành có họ hàng với Ngô Đình Diệm, nhưng ông bảo ông là người Bắc, cũng không cần đi sâu vào đó. Ông ta có đôi câu đối về các tên xã của “quận” ông cũng đặc biệt.

Thuận Hòa Lễ Độ Giang Sơn Thành

Trung ái Tài Lương Phước Trạch Long.

Và bốn chữ riêng:         Thượng Đại Lăng Vân

Xếp chữ lấy từng thôn để thành một câu đối, có nghĩa như vậy cũng khá hay.

Nhưng ngày nay nghe lại câu đối này, nếu tôi được gặp ông “quận trưởng Ngô Đình Hoàng” (chả biết ông có còn hay ở đâu) thì tôi sẽ xin tham gia một ý để cho câu đối trên chỉnh hơn, vì vế trên chữ cuối phải là vần trắc. Trong khi viết bài này, tôi muốn đổi chỗ một vài chữ ở vế trên:

Thuận Hòa Thành Lễ Giang Sơn Độ

Trung ái Tài Lương Phước Trạch Long.

Hai vế sẽ hoàn chỉnh trong phép đối xứng.

Có lẽ cũng nên ghi ra để nhiều bạn trẻ, nhất là học Sử Địa tham khảo: Những chữ trong câu đều là 1 chữ trong tên các thôn trong xã: Thuận (Võ Thuận) Hoà (Vân Hòa) Thành (Cổ Thành) Lễ (Phước Lễ) Giang (Giang Hến) Sơn (Phương Sơn) Độ (Dã Độ). Trung (Trung Yên) ái (ái Tử) Tài (Tài Lương) Phước (?) Trạch (An Trạch) Long (?) Xin đánh dấu hỏi hai chữ Phước và Long vì trong Triệu Phước không thấy làng nào tên có chữ Phước và Long trong Triệu Long và làng Long nào- chả nhẽ là Thượng Phước và Long Quang vì không nằm trong vùng xã đó. Các bạn mách dùm.

         T.Q.T


 

 

Trần Quốc Tiến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 153 tháng 06/2007

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

18/04

25° - 27°

Mưa

19/04

24° - 26°

Mưa

20/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground