Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Một quyển Hương phả có giá trị

Dù chẳng bằng ai, tôi vẫn mang tiếng là người “có chữ”. Ngoài việc “trồng người” tôi cũng có dịp đi đó đây để làm cái nhiệm vụ “đọc giúp” cho các nhà khoa học khi cần nghiên cứu lịch sử ở một địa phương. Gần đây tôi nhận được một tập Hương Phả được viết bằng chữ Hán dưới hình thức tiểu truyện nói về quá trình thành lập làng và lai lịch hai mươi vị tiền hiền đến khai khẩn và lập nên làng Câu Lãm, nay là làng Câu Nhi thuộc xã Hải Tân, huyện hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị. Sách được viết từ hồi thế kỷ thứ XV, mà cụ Bùi Trành tự Trường Hiên, ông tổ dòng họ Bùi là người chấp bút. Bản còn giữ lại hiện nay là bản sao lần cuối cùng năm Tân Mão (1891), Niên hiệu Thành Thái thứ III. Dù bị cháy sém ở giữa từng tờ, nhưng theo văn cảnh chúng ta cũng có thể đoán được những chữ có thể bị mất.

Để tỏ lòng quý trọng những di sản văn hóa của người xưa và biết ơn những người có ý thức bảo vệ lấy nó, tôi xin dịch tiểu truyện của ông tổ dòng họ Nguyễn để chúng ta hiểu được cái đáng giá của tạp sách này.

Nguyễn Kinh, tự Hy Thường, con trai của ngài Uỷ lạo sứ Nguyễn Văn Chính, Tướng Công (Văn Chính) vâng lệnh vua đi ủy lạo chư quân. Ngài đến ở nhà ta (Trường Hiên). Ban ngày ngài đi thị sát hình thế núi sông, đêm lại cùng ta trà rượu chuyện trò. Một hôm ngài đến thẳng doanh Chế Bồng Nga và nói với họ rằng: Triều đình ủy nhiệm ta cùng ngài đến thương thuyết. Ngài giao cho ta tổ chức yến tiệc trong ba buổi sáng liền. Nhân lúc mọi người no say, ta nói với họ rằng: “Chúng ta nên đồng tâm hợp lực để cho binh uy tăng thêm tráng khí, để phô trương thân thế của nước nhà. Các ngài có lòng vì nước thì sẽ được ban thưởng. Triều đình không ngồi nhìn và cam chịu mọi sự phiến loạn của giặc Minh đến với các ngài!”. Cứ trong vòng năm ngày ta lại mở một đợt yến tiệc, người người đều hết lòng cảm phục. Các bộ lạc theo về rất đông. Quân số đến hơn 2.500 người. Cung nỏ khí giới tinh nhuệ. Mỗi lần có người đưa Quốc thư đến họ đều tập hợp đầy đủ. Họ hứa cùng nhau vì nước quên mình, may mà chết thế cũng thơm danh”. Tướng công nói với ta rằng: “Việc đã như thế cứ để như thế mà tâu lên “chín bệ”. Có lẽ trời mở cho họ lòng trung thành chăng? Chỉ một lời mà mọi việc đều xong xuôi. Có lẽ trời mở ra cho ta sự chân thực chăng?”. Nhân đây, ngài khuyên các bộ lạc hãy chịu khó tìm nguyên vật liệu dựng một ngôi nhà vuông để tiện cư trú và họp hành. Mọi vật hạng đều được mang đến đầy đủ. Một ngôi nhà vuông khang trang được xây dựng xong xuôi. Tất cả mọi tiện nghi trong nhà đều được sắp xếp ngăn nắp. Tướng công mở tiệc thù đáp các bộ lạc. Yến tiệc xong họ đều hàm ơn và nói rằng: “Triều đình dùng người như thế thì đánh đâu mà chẳng thắng, người nào mà không phục”. Vì không phục thủy thổ nên chỉ trong một thời gian ngắn Tướng Công lâm bệnh nặng. Ngài nói với Nguyễn Kinh rằng: “Ta nay tuổi già lại ốm đau, việc vua giao phó chẳng phải thư nhàn mà thế nước mỗi ngày một suy đồi. Ta đã cùng Trường Hiên kết nghĩa. Ông ấy là người khoan dung, độ lượng lại đến xứ này trước ta. Ngày kia nếu có gì cần kíp, con nên đến đấy, may ra được giúp đỡ ít nhiều”. Ta được tin Tướng Công ốm nặng thân hành đến thăm. Ngài nói với ta rằng: “ Nay tôi nếu tôi chẳng may mà chết, thì cầu mong trời ban phước lớn cho nhà Trần. Việc cũ ông không giúp tôi được nữa”, thì tôi còn có chút con là Nguyễn Kinh xin nhờ ông dẫn dắt. Dù không ai đi nữa, thì nó cũng biết cái chỗ mà dừng lại!”. Ta hỏi Nguyễn Kinh năm ấy bao nhiêu tuổi thì ngài nói rằng: “Năm nay nó đúng 15. Đã như gặp buổi thăng bình thì không có gì phải lo lắng. Nhưng, trời xanh kia khó biết, thời tiết nóng lạnh khó lường! Nếu không may tôi chết thì ông cho nó về học tập để lánh tai họa của giặc Minh”. Nói xong ngài trút hơi thở cuối cùng đúng vào giờ Ngọ, ngày rằm tháng Năm năm Giáp Dần (1374). Ta hỏi Nguyễn Kinh, rằng ngày trước ngài nhận bao nhiêu bạc ở ngân khố nhà nước? Nguyễn Kinh thưa rằng: 50 nén, 5 lượng. Đã chi dùng trong khi đi đường và yến tiệc, nay chỉ còn 11 nén và 3 lượng. Ta bảo: Anh cho người vọng bàn ở giữa sân, cáo Hoàng đế xin số bạc ấy chi dùng vào việc mai táng Tướng công. Kinh làm theo ý ta và xin táng thi hài ngài ngay trong ngôi nhà vuông để tránh mưa gió. Đây là nơi đất bằng phẳng, phía Nam có đầm Cổ Ngư. Đầm có nhiều sen rộng thênh thang trông đến mỏi mắt. Xong việc ta về. Sau ba ngày Nguyễn Kinh cáo tạ Tướng công và nhờ hai người theo hộ vệ ngài là Trương Hậu và Đặng Khiêm ở lại trong coi phần mộ và sớm hôm hương khói. Các bộ lạc khi săn bắn được chim rừng, dã thú đều đem về đây làm lễ tế để tưởng nhớ đến ngài. Nguyễn Kinh theo lời bố dặn đến ở nhà ta, chăm lo học tập. Chẳng bao lâu thuộc vào hạng người có học. Ta thấy anh là người có hiểu biết và nết na, bèn gã cô con gái út của mình là Thiện Nương cho anh. Họ sinh hạ 3 người con trai. Con cả tên là Chi, con thứ tên là Phái, con út tên là Bản và một cô con gái tên là Thị My.

Vua nhà Minh chết Trương Phụ mang quân sang đánh nước ta, đốt nhà vuông và san bằng phần mộ của Tướng công. Đình thần tôn Trần Qúy Khoáng lên ngôi lấy niên hiệu là Trùng Quang. Bị người Minh truy bức, người phải lánh sang Lào. Trương Phụ đem quân vây bắt, nhà Trần mất ngôi. Sau một thời gian vua Lê Thái Tổ bình định thiên hạ. Ngài lên ngôi vào năm Mậu Thân (1428) lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ngài truyền cho mở khóa thi Minh Kinh để chọn người tài trong đám nho sỹ. Nguyễn Kinh trở thành người có danh vọng nhất làng, cả nhà tràn đầy hạnh phúc. Ông được triều đình bổ nhiệm làm giáo chức, mà người ta gọi là “Nho học huấn đạo”. Sỹ tử nghe tiếng học rất đông. Chỉ có vài ba năm mà môn đồ thảy đều tiến tới. Họ đều ca ngợi văn chương và đạo đức của thầy, họ bảo nhau rằng: “Triều đình dùng người như thế ắt không phụ công tuyển chọn và không phụ ở việc làm. Thầy đã dùng phương pháp tác thành con người của người xưa vậy”.

Nhưng rồi bị ốm nặng, thuốc thang điều trị không khỏi. Trời khiến vậy? Hay là số mệnh của ông chỉ đến có vậy! Trưa ngày mồng 8 tháng 11 năm Thuận Thiên thứ 8, Ông nói với học trò rằng: “Từ giờ trở đi ta không thấy lại các môn đồ, không thấy lại được vợ con. Ta sẽ thoát ra khỏi cõi trần. Các anh mua cho ta một cổ áo quan để tàng hài cốt. Vọng bàn trước sân để tạ ơn vua và cáo rõ với quan trên, chọn một nơi cao ráo quay mặt về hướng Nam và chôn cất ta. Không nên để lâu ngày gây phiền hà cho người sống. Ông bảo học trò lấy giấy bút để ghi rõ mọi điều và cho người giúp việc mang về gia đình…Mặt trời vừa xế bóng, ông kêu lên, một tiếng to rồi từ từ vĩnh biệt. Môn đồ dựa theo lời đã dặn, dựng rạp tạm dưới mặt đường, rước linh cửu đến đây. Quan trên, bạn bè đồng liêu và học trò phúng viếng tổng cộng hơn 4.000 quan tiền. Chi phí hậu táng hết hơn 1.000. Còn 3.000 quan họ ủy nhiệm cho một người giúp việc và một môn đồ mang về tận gia đình. Trước thưa với ta và sau xin vợ con ông nhận lấy…”

Nhân đây ta soạn lại bản viết về Tướng công (Văn Chính) ngày trước giao cho thủ bạ chép tiếp để sự tích của gia đình Tướng công được trọn vẹn.

(Bùi Trành, tự Trường Hiên).

                                                                                   N.Đ.T.

Nguyễn Đình Thảng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 14 tháng 11/1995

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

11 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

15 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/02

25° - 27°

Mưa

08/02

24° - 26°

Mưa

09/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground