T |
ôi đang dạy học ở trương cấp 3 Xuân Trường, Nam Định thì nhận được giấy báo của Ban Thống nhất Trung ương điều động đi B (tức là trở về miền Nam).
Như làn gió mát trong lành từ quê hương thổi ra, làm tôi nôn nao nghĩ đến giờ phút chia tay những người bạn đồng nghiệp và các em học sinh thân yêu đã ba năm gắn bó, ấp ủ, chứa chan nhiều kỷ niệm êm đềm. Lưu luyến tạm biệt mái trường xã hội chủ nghĩa, tôi về
Mẹ tôi nói: "Vì miền
Cuộc hành quân ra chiến trường như một cuộc trường chinh vĩ đại, vì phải đi bộ vài trăm cây số dưới làn bom đạn của giặc Mỹ, xuyên dãy Trường Sơn cheo leo, hùng vĩ, có dốc đá tai mèo dựng đứng, có suối khe sâu, có dòng sông quanh năm nước chảy xiết. Muốn vượt qua phải lên trên dòng nước vài trăm mét mà bơi. Tất cả chúng tôi trên vai trĩu nặng ba lô như một "gia tài” có đủ quần áo, chăn màn, tăng võng, thuốc men, gạo, thức ăn khô, sách vở, túi bơi, lưới đánh cá...Còn nào súng, nào đạn, nào dao, bi đông đựng nước, thuốc chống sên vắt...
Riêng tôi có thêm cây đàn ghi ta loại tốt. Tôi yêu văn nghệ, yêu cây đàn ghi ta, vì nó là người bạn tận tình đã gắn bó đời tôi từ những tháng năm còn cắp sách đến trường. Chiếc đàn ghi ta luôn luôn có mặt trong các dàn đồng ca, các buổi hòa nhạc trong các dịp lễ, các buổi liên hoan văn nghệ và tổng kết năm học. Trong 30kg lỉnh kỉnh như vậy, thế mà anh nào lòng cũng lâng lâng, nhẹ nhõm. Cái triết lý ấy kẻ thù làm sao hiểu nỗi, chỉ có chúng tôi biết rõ đây là sức mạnh của quê hương... Thấy tôi có lúc leo dốc trơn, hai tay phải vịn vào thân cây, gốc cây đã quá vất vả, thỉnh thoảng có bạn làm thơ động viên hoặc kể chuyện khôi hài, tiếu lâm để tạo nguồn vui khuây khỏa. Đi được nhiều cung đường thấm mệt, hoặc đến nghỉ lại ở một trạm đường dây, chúng tôi lại đàn hát, đọc thơ vui. Tôi thường đệm đàn cho anh Tô Nhuận Vĩ hát những bài hát mà binh trạm ưa thích như “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát” “Đừng chúng ta đi” “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”. Hoặc thỉnh thoảng do yêu cầu tôi phải xô lô ghi ta thêm mấy bài tủ: “ Vũ khúc Tây Ban Nha, Xe chỉ luồn kim, Xòe hoa, Paloma… Có thể giọng hát chưa hay và chơi đàn chưa thạo thế mà chúng tôi được anh em vỗ tay động viên như sấm ran và đề nghị chơi lại.
Đoàn chúng tôi ngót nghét gần hai tiểu đội gồm toàn giáo viên cấp III được phân công về khu Trị Thiên - Huế nhưng vì bảo đảm bí mật nên về đến địa điểm ranh giới giữa hai tỉnh mới biết.
Trong tám anh em về Quảng Trị trong đó có anh Mẫn, anh Hải và tôi vinh dự về dạy ở trường Nguyễn Văn Trỗi, trường nằm sâu giữa dãy Trường Sơn trùng điệp, tuyển khóa đầu vào năm 1965. Trường thu nhận con em cán bộ cơ sở cách mạng ở vùng địch tạm chiếm, lên học theo hệ phổ thông và sư phạm. Tôi về trường trong lúc học sinh đang tập trung nghe thầy Phương, hiệu trưởng phổ biến nội quy và chương trình học. Các em phấn khởi reo lên: “Trường ta nay có thầy nhạc sĩ ngoài Bắc về, có văn nghệ thả sức mà vui”. Chúng tôi bấm bụng phì cười, làm văn nghệ cho vui chứ phải đâu là nhạc sĩ.
Ở chiến khu xa, cuộc sống thiếu thốn mọi bề, mọi bữa ăn khoai sắn độn cơm, thức ăn là muối đâm (các em thường gọi là mắm đuồi) và canh môn voóc thỉnh thoảng mới có tý cá bắt được ở khe suối. Lần đầu tiên sống xa nhà, nỗi nhớ thương của các em phải nói là da diết. Em nào trông cũng gầy gò, xanh xao thật đáng thương. Hiểu được như vậy, chúng tôi đem những kiến thức học được truyền thụ lại cho các em với tất cả nhiệt tình yêu nghề, và để khuấy động không khí vui tươi học tập, xóa tan nỗi nhớ nhà của các em. Chúng tôi tổ chức sinh hoạt văn nghệ hàng ngày, tập nhiều bài hát để các em hát tập thể trước lúc vào học như bài Giải phóng miền Nam, Khúc quân hành, Vì nhân dân quên mình, Bài ca đường 9. . .
Đêm đêm lại sinh hoạt văn nghệ: tập đàn, tập hát, chỉ mấy tuần sau các em đã hát thành thạo nhiều bài: Xuân chiến khu, Bài ca may áo, Qua sông, Bài ca hy vọng…
Cứ thế không chí trong trường vui nhộn hẳn lên. Và để có bài hát truyền thống, tôi viết ca khúc: Trường Nguyễn Văn Trỗi của các em. Viết nhạc đựng trên những vần thơ:
Trường em ở tận miền Tây
Quê hương trung dũng tháng ngày xông pha
Theo anh tiếp bước ông cha
Giờ đây em đã tham gia chiến trường…
Bài hát đó một thời vang vọng trong lòng các em như luôn nhắc nhở nhớ lời anh Nguyễn Văn Trỗi dặn. Sống và học tập sao cho xứng đáng với quê hương.
Đến hôm nay, nhiều em học sinh của trường đã trở thành cán bộ giảng dạy, trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên cấp 3. Em Nguyễn Mạnh Thành, cán bộ giảng dạy đại học, em Nguyễn Chương đã trở thành nhà văn...
Có năm trong số bảy thầy và nhiều em học sinh của trường ở lại chiến đấu không còn nữa. Tôi nhớ mãi không nguôi hình ảnh của các thầy và các em. Nhất là thầy Mẫn, lúc nào gởi thư cho tôi cũng nói: “Nghệ ơi, chúng ta phải sống đến ngày thống nhất, khoan chết đã nhé". Thế mà đến khi nước nhà "ca khúc khải hoàn” không còn thấy các thầy và các em nữa. Các thầy và các em đã để lại cho chúng tôi bao nỗi mến thương và lòng khâm phục vô hạn.
Vào cuối năm 1967 , giặc Mỹ đổ quân vào ồ ạt, chiến trường Quảng Trị nóng bỏng lửa đạn, Tỉnh ủy Quảng Trị cho các em sơ tán ra Bắc học. Lúc này tôi được trở về công tác ở chiến trường Gio Cam, được đồng chí Thư, đồng chí Phan Chung (lúc bấy giờ là Bí thư Ban cán sự, Thường vụ Huyện ủy Gio Cam) phân công phụ trách đội tuyên truyền Văn nghệ và bản tin.
Buổi đầu đội chỉ có bốn em, thế mà có cả một chương trình đủ loại, có thể biểu diễn hai tiếng đồng hồ. Chương trình phần nhiều là tiết mục tự biên, có tấu “Cồn Tiên”, thơ “Bài ca ra trận”, kịch "Trở về" của Vũ Mạnh Thi, ca khúc “Gio Cam đất lửa kiên cường” của Lê Văn Nghệ, về “Quê em” do chị Thúy Hòe trình diễn với giọng ngọt ngào ngân vang có sức cuốn hút không kém các ca sĩ chuyên nghiệp.
Có lẽ cho đến bây giờ, nhiều anh chị em cán bộ, du kích Gio Cam vẫn còn thuộc:
Quê em mảnh đất hiền hòa
Đất đánh Mỹ, đất nở hoa anh hùng
Đạn bom cày xới chất chồng
Quê em vẫn vững tấm lòng sắt son…
Tôi không sao quên được những đêm cùng tổ du kích, tổ văn nghệ luồn qua hàng rào điện tử Mác-na-ma-ra vào tận đồn địch để đặt mìn đánh tăng, vào tuyên truyền ở khu tập trung Quán ngang, Cửa Việt, những buổi biểu diễn dưới tầm bom tọa độ, không ngớt pháo hạm tàu, pháo bầy từ Dốc Miếu, Quán Ngang dội về, tưởng rằng sự sống trăm lần hủy diệt thế mà tiếng đàn tiếng hát vẫn ngân vang hào hùng tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng.
Tôi nhớ không nguôi ngày 20.7.1970, toàn dân thôn An Trung bị bọn Mỹ ngụy lùa ra đồng đánh đập, tra tấn. Trong làng, chúng lùng sục từng nhà, xăm ráp tìm cán bộ, tìm hầm bí mật. Trong lúc đó tại hầm bí mật nhà chị Lành có anh Huế, Bí thư Đảng ủy xã Gio Hải và tôi đang làm việc. Trong 12 giờ hồi hộp và chờ đợi, sẵn sàng chiến đấu, đạn đã lên nòng và khuy lựu đạn đã mở.
Biết bao những người con bình thường nhưng đã làm nên những chiến công vĩ đại. Tôi được chứng kiến gương dũng sĩ đánh tàu Trương Quang Thọ, dũng sĩ đánh mìn tự tạo Hồ Ngọc Lễ, tiểu đội trưởng đánh đặc công Nguyễn Thanh Lưu, anh Ngô Xuân Quang, Chi ủy xã Gio Hà 3 lần bị thương nặng vẫn bám dân xây dựng phong trào quần chúng cơ sở . Và biết bao bà mẹ đã xé khăn tang để băng bó vết thương cho các chiến sĩ, đã nhịn ăn cho bộ đội được no, đã thức trắng đêm cho cán bộ được ngủ ngon giấc...
Vào năm 197l, tôi được cấp trên điều vào chiến trường Hải Lăng. Vào cuối năm 197l , tôi được dự phiên họp Huyện ủy mở rộng tại vùng giáp ranh do đồng chí Lê Văn Hoan, Bí thư, chủ trì để chuẩn bị chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 . Lúc đó có cả anh hùng Trần Thị Tâm ở vùng địch hậu lên. Chị Tâm, chi ủy viên kiêm xã đội trưởng du kích xã Hải Khê, đồng thời lại là một cây văn nghệ có giọng hát, giọng ngâm thơ mùi mẫn. Trong sổ tay của chị có đủ các bài thơ của Tố Hữu, Thanh Hải, Giang
Chúng tôi ở phía nam huyện, cả mấy vạn quân địch như bầy ong vỡ tổ chạy tán loạn qua hầm chúng tôi. Có niềm vui nào rộn rã như ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng. Bộ đội, cán bộ, nhân dân gặp nhau tay bắt mặt mừng hoan hỉ. Rợp xóm làng cờ Mặt trận reo vui tung bay trong gió.
Ngày 3.5.1972, chúng tôi lên thị xã Quảng Trị, cả một thị xã nguyên vẹn phố xá, đầy ắp chiến lợi phẩm. Hằng trăm xe quân sự, dân sự nằm ngổn ngang cùng hàng chục kho quân trang quân dụng ở thành cổ Quảng Trị do địch để lại. Hàng vạn bộ áo giáp, giày đinh, mũ sắt, túi mìn định hướng, súng đạn, ba lô rải rác khắp các cánh đồng lúa đang chín rộ.
Chúng tôi lấy cả chục cây đàn ghi ta, ácmônica, sáo trang bị cho đội văn nghệ Hải Lăng.
Mỹ ngụy cay cú điên cuồng phản kích với sự chi viện hỏa lực tối đa bằng pháo bầy hạm tàu bắn xối xả ngày đêm, B52 rải thảm.
Bom đạn khói lửa ngút trời. Tại Thành cổ, bộ đội bám trụ chiến đấu 81 ngày đêm như một pháo đài bất khả xâm phạm.
Đội văn nghệ chúng tôi cùng bà con Triệu Hải phải tạm ra sơ tán ở huyện Gio Cam, Vĩnh Linh.
Bài “Hải Lăng đất mẹ anh hùng”, “Thành cổ âm vang mùa xuân" do tôi sáng tác, nhiều bài thơ của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng nhiều tiết mục tự biên của đội văn nghệ phục vụ bà con nơi sơ tán gọi là “cây nhà lá vườn” tuy
còn thô thiển, mộc mạc nhưng quần chúng vẫn chấp nhận, bởi vì chúng tôi đàn
hát với tất cả niềm say sưa bay bổng của tâm hồn, của cả tấm lòng và nghĩa tình về quê hương, đậm đà tinh thần cách mạng của một dân tộc đang chiến đấu và chiến thắng.
L.V.N