Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nên biết rõ hơn về các Bí thư tỉnh Quảng Trị

Bài các Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (VHQT số 17) là một tư liệu quý. Chẳng những giúp cho bạn đọc ở quê hương mà cả bạn đọc ở phương xa cũng hệ thống được các trào lưu cách mạng của tỉnh nhà.

Tiếc rằng có những trường hợp chưa ghi rõ tên làng của các đồng chí Nguyễn Vức, Nguyễn Quang Xá, Trần Trọng Hoãn, Nguyễn Đức Hoan. Người ta nói làng nước, việc nước, việc Làng. Tên Làng ít thay đổi, còn tên phường, tên xã thường thay đổi luôn. Tên làng có một ý nghĩa thiêng liêng của một cộng đồng dân cư, có chung một ngôi đình, một Tiền khai khẩn. Vì vậy, nên ghi rõ thêm quê đồng chí Hoan ở làng Đông Hà, đồng chí Hoãn ở làng An Hưng, đồng chí Vức ở làng Đại Áng….(ông Nguyễn Vức ở làng Lập Thạch không phải Bí thư Tỉnh ủy mà đồng chí Nguyễn Vức ở làng Đại Áng, quê ngoại Lập Thạch mới làm Bí thư Tỉnh ủy. Hỏi lại đồng chí Nguyễn Trưng, chủ tịch cựu chiến binh ở Lập Thạch sẽ biết rõ, vì đồng chí Trưng là bà con cậu cô ruột với đồng chí Nguyễn Vức). Ghi rõ thêm tên làng, càng thấy rõ thêm truyền thống cách mạng ở mảnh đất vùng ấy. Quảng Trị mình có 3 làng được 2 Bí thư Tỉnh ủy, đó là làng Tường Vân, cả 2 Bố con đều làm Bí thư Tỉnh ủy (Lê Thế Tiết và Lê Thị Diệu Muội). Làng Hữu Niên có đồng chí Trương Hoàn và Trương Công Kỉnh. Làng An Hưng có đồng chí Trần Trọng Hoãn và đồng chí Hồ Xuân Lưu (tuy đồng chí Lưu quê làng Thành Cổ, nhưng trú quán ở làng An Hưng và hoạt động cách mạng ở Cam Lộ rất nhiều). Tên làng quan trọng lắm. Nhờ biết tên làng mới biết tên mảnh đất Triệu Hải, trong nhiệm kỳ Đại hội IV có 8 đồng chí được bầu làm Trung ương ủy viên. Đó là các đồng chí Lê Duẩn, Trần Hữu Dực, Đoàn Khuê, Đặng Thí, Trần Quỳnh, Trần Sâm, Nguyễn Hữu Mai, Nguyễn Hữu Khiếu.

Trong bài biên niên này, có 5 trường hợp không thấy ghi năm sinh là các đồng chí Đoàn Bá Thừa, Trần Mạnh QUỳ, Nguyễn Vức, Trần Văn Ngoạn và Bùi Trung Lập. Còn 8 đồng chí chưa ghi rõ năm tham gia cách mạng, là các đồng chí Hoàng Hữu Chấp, Nguyễn Vức, Hồ Xuân Lưu, Trần Văn Ngoạn, Trương Hoàn, Nguyễn Đức Thưởng, Bùi Trung Lập và Trương Công Kỉnh. Nhờ có ghi rõ năm sinh, năm tham gia cách mạng và năm làm Bí thư Tỉnh ủy mới biết Quảng Trị mình, năm 1930 có 2 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, là đồng chí Lê Thế Tiết rồi đến đồng chí Trần Hữu Dực. Năm 1937 có 3 đồng chí là đồng chí Hoàng Hữu Chấp rồi đến đồng chí Trần Mạnh Quỳ, mới đến đồng chí Nguyễn Vức. Năm 1940 cũng có 3 đồng chí làm Bí thư, đó là các đồng chí Hồ Xuân Lưu, đồng chí Trần Xuân Miên và đồng chí Trần Văn Ngoạn. Năm 1941 có 2 đồng chí là Trương Hoàn và Lê Thị Diệu Muội. Năm 1945 có 2 đồng chí là Bùi Trung Lập và Đặng Thí. Năm 1950 cũng có 2 đồng chí là Trần Trọng Hoãn và Nguyễn Cáo. Nhờ có ghi rõ năm tháng, mới biết Quảng Trị mình có 4 đồng chí làm Bí thư Tỉnh ủy đã luống tuổi là đồng chí Nguyễn Cáo (38 tuổi), đồng chí Nguyễn Đức Hoan (51 tuổi), đồng chí Hồ Sĩ Thản (52 tuổi), đồng chí Hồ Văn Xích (63 tuổi). Các đồng chí khác đều làm Bí thư Tỉnh ủy ở độ tuổi thanh niên. Nữ đồng chí Diệu Muội (20 tuổi), đồng chí Trần Hữu Dực, đồng chí Hoàng Hữu Chấp (21 tuổi), đồng chí Đặng Thí, Trần Trọng Hoãn (24 tuổi)…. Người tham gia cách mạng nhỏ tuổi nhất có lẽ là đồng chí Trần Trọng Hoãn, tức là Trần Trọng Tân (10 tuổi). Tôi nhớ năm 1936, tôi học ở trường Cam Lộ, lớp nhì nhất niên (Moyen Un), đồng chí Hoãn học lớp dưới. Năm ấy trò Trần Trọng Biền, anh ruột trò Trần Trọng Hoãn, ngày khai giảng, thay mặt học sinh, đọc bài diễn văn chúc các thầy (hồi đó không có cô giáo) niên khóa mới dồi dào mạnh khỏe, dạy giỏi, cho điểm công bằng, xếp hạng công minh, rồi tặng hoa. Hôm sau, trò Biền bị mật thán bắt giam, tra khảo: “Ai bày mày nói công minh, công bằng!” Đến năm 1939, tôi học lớp nhất (superieur) còn trò Hoãn học lớp nhì nhị niên (Noyen Deux), có tên thanh tra Pháp (Inspectur) đến kiểm tra trường, học trò rủ nhau rải truyền đơn chống chế độ hà khắc của nền đô hộ Pháp. Một số học trò bị bắt giam vào lao huyện đường Cam Lộ, trong đó có các trò Trần Trọng Hoãn, Lê Thế Diễn, Hà Xuân Thông… Bọn mật thám nói do trò Lê Nghĩa Sỹ cầm đầu (Meneur de greve). Đó là những ý chí mang bản sắc văn hóa truyền thống của tuổi trẻ tỉnh nhà

Về những danh từ ghi trong bài biên niên có dùng các chữ Bí thư Tỉnh ủy lâm thời, Bí thư Tỉnh ủy chính thức, quyền Bí thư Tỉnh ủy…. Đồng chí Lê Thị Diệu Muội khi ghé vào thăm tôi ở thành phố Hồ Chí Minh, có trao đổi với tôi rằng: Hồi bấy giờ không dùng các từ đó, chỉ có một số đồng chí Tỉnh ủy ngồi họp với nhau, rồi cử ra một đồng chí làm Bí thư Tỉnh ủy, chứ không bầu phiếu kín, không biểu quyết giơ tay, không ai nói quyền, chính thức hay lâm thời gì cả.

Từ các ý kiến trên đây, đề nghị tác giả Thanh Sơn nên tổ chức hội thảo hay trao đổi qua thư tay, với 11 vị Bí thư Tỉnh ủy của Quảng Trị, vừa đương chức vừa hưu trí (ở Hà Nội 4, thành phố Hồ Chí Minh 3, Đông Hà 3 và Phan Thiết 1), hỏi lại các đồng chí đó cho kỹ về những điểm cần bổ sung thêm, rồi viết lại bài Biên niên này thật chính xác, thành bản tư liệu quý giá lâu dài đối với quê hương. (Muốn biết năm sinh của đồng chí Nguyễn Vức thì hỏi đồng chí Nguyễn Trưng ở làng Lập Thạch, còn năm sinh của đồng chí Đoàn Bá Thừa thì biên thư hỏi bà Mộng Phi là vợ của đồng chí Thừa, cùng về hưu ở 98/7 đường Trần Hưng Đạo, thị xã Phan Thiết). Còn năm tham gia cách mạng của đồng chí Hoàng Hữu Chấp, thì biên thư hỏi chị Lê Thị Diệu Muội ở Hà Nội là bà con cô cậu ruột cũng là chị ruột của đồng chí Hữu Chấp.

                                                                                  Thành phố H.C.M 1-5-94

P.Q.S

Phan Quốc Sắc
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 2 tháng 11/1994

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

15 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

21 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground