I |
.Mỗi lần nói đến tên đất tên làng, tôi lại nhớ đến chuyện đi tìm địa điểm Bôhôsu ở vùng rừng Vĩnh Linh và dòng Khe Kim Tát ở vùng đồi Triệu Phong. Về địa điểm Bôhôsu, nghe kể lại rằng, lúc thi hành hiệp định Geneve 1954, toàn cán bộ đi vạch định vùng phi quân sự
Những chuyện lầm lẫn như trên thực ra chỉ là do sự khác biệt về lối phát âm trong ngôn ngữ giữa chúng ta và người Pháp, khi nhắc lại chỉ thấy buồn cười chứ chẳng ai tỏ vẻ khó chịu hay chê trách gì. Nhưng nếu là chuyện chúng ta nói chệch tên làng tên đất với người chính quê ở đó thì dù không phải hiểu lầm là "pha tiếng", họ cũng có một thái độ phản ứng nào đó, nhẹ thì bực bội, nặng thì bắt bẻ, cãi nhau. Tôi vẫn chưa quên được bên lề một cuộc hội nghị về nghề cá năm 1973 tại Cửa Việt, một bác ngư dân làng Thạch Hội đã cãi nhau với một đồng chí ở Tòa báo tỉnh, chỉ vì đồng chí này đã bênh vực cho việc in tên làng ấy trên mặt báo là Thanh Hội. Tất nhiên, bác ngư dân đã nói đúng hơn, vì nhiều lẽ: làng của bác, dù chỉ là một lang biển nhỏ, nhưng đã được gọi thế từ bao đời nay, lòng cát đã thấm bao mồ hôi nước mắt, tên gọi đã khắc sâu vào tâm trí cư dân, đã in bao kỷ niệm sâu sắc, nhất là đã mang cái ước vọng thiết tha về một "hội tụ của thịnh vượng" từ thưở làng mới hình thành trong trái tim của mỗi con dân, trong đó có bác.
Cũng với một tâm trạng như vậy, những người dân làng Dã Độ, xã Triệu Độ mà tôi đã đến gặp mấy lần đều bảo tên làng mình là Dã Độ không chấp nhận lối gọi lệch ra là Gia Độ hay Giá Độ, dù rằng một số trong họ cũng chưa biết hai chữ tên ấy nghĩa là gì. Dĩ nhiên, Chữ Dạ ở đây là chữ Dã - dấu ngã, phát âm ra dấu nặng theo lối phát âm rất phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên chúng ta (1). Hai chữ Dã (Dạ) Độ có nghĩa là "bến đò giữa đồng nội", một cái tên phản ánh vị trí và cảnh sắc của làng.
Một trong những lối phát âm chệch cũng khá phổ biến ở quê ta nữa là biến phụ âm Nh ra D và nguyên âm Âu ra U, đã khiến một số tên làng khi viết nhập nhằng, khi nói lên thì mất dáng đẹp và ý nghĩa tốt lành nguyên sơ của nó. Ví dụ: làng Như Lệ (như viên đá mài, ý nói cứng cõi, sắt đá) (2) lại nói là Dư Lệ (dòng nước mắt thừa); làng Nhĩ Thương (Nhĩ là vòng hoa tai bằng ngọc, thượng là làng trên) lại nói là Dĩ Thượng (Dĩ thượng là trở lên), ý nghĩa không ăn nhập gì cả; làng Câu Hoan (đều vui vẻ cả) lại nói ra Cu Hoan, vừa vô nghĩa vừa khó nghe; làng Câu Nhi (con ngựa câu non, ý nói sức mạnh của tuổi trẻ) lại nói ra Cu Di, vừa vô nghĩa vừa thô tục. Lối nói này cũng có lúc đã khiến có người viết tên làng Đơn Duệ thành Đơn Nhuệ, có nghĩa hóa ra vô nghĩa.
Ở đây, tưởng cũng nên dẫn thêm một số trường hợp không phát xuất từ lối phát âm mà do thuận miệng nói chệch đi, thành ra tuy vẫn có ý nghĩa nào đó nhưng không phải là ý nghĩa chính thức của tên làng. Chẳng hạn, làng Phụ Tài (lắm tài vật) gọi là làng Phú Tài (giàu và có tài), làng Vũ Thuận (mưa thuận) gọi là làng Võ Thuận (nghề võ thuận), làng Kim Lung (lồng vàng) thường gọi là Kim Long (chuồng vàng), có người còn lầm tưởng là Kim Long (rồng vàng); làng Trí lễ (hiểu sâu lễ nghĩa) quen gọi là làng Tri lễ (biết lễ nghĩa); làng Giang Hiến (chóp núi giữa sông), quen gọi là Giang Hến, với ý nghĩa là vùng nhiều ò hến…
Nói chung, sở dĩ có nhiều phát âm chưa đúng trên đây là vì tên đất tên làng từ xa xưa đều được để lại bằng chữ Hán và nếu có những cái tên xuất hiện sau bằng chữ Nôm thì đều cũng dần dà Hán hóa theo. Thời bấy giờ, Hán hóa có nghĩa là nghiêm túc hóa, văn cách hóa đẻ có thể truyền giữ mãi mãi. Do quan niệm đó, chúng ta thấy các tên làng đã Hán hóa, dù đã trải qua năm bảy thế kỷ, vẫn không phải thay đổi bao nhiêu cũng như không ít làng dù đã đông thêm dân, phải phát triển thêm xóm vẫn giữ nguyên tên cũ (4). Nếu có những lúc phải thay đổi thì phần lớn là do một nguyên nhân bất khả kháng là kỵ húy, như làng Sùng Hoa kỵ húy đổi là Vinh hoa, lại kỵ húy lần nữa phải đổi là Vinh Quang; làng An Toàn (còn gọi là Tuyền) phải đổi là An Lợi; làng Hoa La đổi là Bích La; làng Minh Lương phải đổi là Hiền Lương; làng Nghĩa Đoan phải đổi là Nghĩa An… Một số khác thì do nhân dân hoặc do chính quyền thấy không lợi mà xin đổi tên như huyện Địa Linh (đất thiêng) đổi là Do Linh; làng Long Đôi (gò Rồng) đổi là Long Hưng (cảnh tốt thịnh trỗi lên); làng Trâm Hốt (quyền quý) đổi là TRâm Lý (cài trâm, đi dép gai); làng Thụy Khê (khe ngọc) đổi là Thủy Khê (khe nước). Lại cũng có một số trường hợp vừa thấy không đẹp vừa phải kỵ húy mà phải đổi, như làng Chính Đường (cây lê đứng thẳng) đổi là Cam Đường (cây lê ngọt), kỵ húy đổi lại là Cam Vũ (mưa kịp thời); làng Hương Da (dừa thơm) đổi thành Hương Đình (đình thơm), kỵ húy phải đổi lại là Lan Đình (đình bên sông Lan) (5); làng Hương Liệu, kỵ húy phải đổi lại là Phương Sơn (6)…
Điều đáng lưu ý là mỗi lần đổi tên làng, tiền nhân chỉ đổi một chữ - thế không thể được mới đổi cả hai chữ - chữ thứ hai vẫn được giữ lại để ghi dấu tích tên cũ. Điều này không nên được hiểu là do ý thức hoài cựu mà là để chuyển lại cho các thế hệ sau cái ý nghĩa tốt đẹp truyền đời bất di bất dịch của đất tổ quê cha.
II.
Khác với hai tỉnh bạn Quảng Bình và Thừa Thiên, quá trình dãi đất Quảng Trị chúng ta hoàn toàn trở về với dư đồ Đại Việt đã phải trải qua hai thời điểm cách nhau đến 237 năm. Vì vậy, việc thành lập các làng xã ở quê ta không phải được tiến hành cùng một lúc. Năm 1075 đời Lý là lần di dân thứ nhất với việc hình thành các làng xã đầu tiên từ địa đầu huyện Vĩnh Linh đến bờ bắc sông hiếu và hạ lưu sông Thạch Hãn bây giờ. Năm 1307 đời Trần là lần di dân lần thứ hai với iệc thành lập các xã từ bờ
Tự tòng Thuần miếu di dân hậu
Lạc thổ như kim giáp Dẫn Hàm
(Di dân Hồng Đức nay phồn thịnh
Hàm Dẫn khôn tày cõi đất vui) (7)
Đó là cuộc di dân thứ ba với làng xã bắt đầu trù mật lên.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bộ thuộc đi theo đã đông, nhân dân các tỉnh phía Bắc được khuyến khích dời dần vào ở càng đông hơn. Riêng tại hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng bây giờ, không những vùng đồng bằng đã mọc thêm nhiều vùng mới, mà cả dãi chử nhất từ Thượng Trạch đến Lưỡng Kim, Vĩnh Huề và dọc biển thì từ Thâm Khê cho đến tận Cửa Việt trước năm 1555 còn trống trải, đến bây giờ cũng bắt đầu ken dày. Tại ba huyện phía Bắc nhiều làng xã mới mọc thêm, nhất là với cuộc định cư từ hàng binh Lập Bạo tại Tây Do linh đã hình thành cả một tổng Bái Trời. Đó là cuộc di dân thứ tư. Từ năm 1776 về sau, đất đai ở đồng bằng dường như không còn chổ trống nữa, chỉ có những đợt nhân dân tự dời lên khau phá vùng trung du, trong đó đáng nói đến nhất là ở vùng Cùa (Cam Lộ) (8).
Làng lập xong đến đâu, đặt tên mới đến đó. Không rõ tên làng xã trong hai cuộc di dân lần thứ nhất và lần thứ hai như thế nào, nhưng có thể tin rằng chậm nhất là từ cuộc di dân thứ ba trở đi thì đều đã được dùng bằng chử Hán. Tin như vậy, bởi trước đó rất lâu rồi, trên phần đất phía Bắc Đại Việt, từ đó dân được dời vào, chữ Hán đã thống trị không những trong văn thư hành chính mà cả trong văn học. Ngay từ đời nhà Lý, năm 1075, khi vẽ bản đồ ba châu do Chế Củ nhượng lại, thấy hai tên Địa Lý và Ma Linh như còn mang dáng dấp Chiêm ngữ nên đã Việt hóa mà cụ thẻ là Hán - Viêt hóa thành hai châu Lâm Bình và Minh Linh. Cũng do vậy mà khi tìm thêm một số tên có trước năm 1555 (9), chúng ta thấy đều ghi bằng chử Hán, như làng Duy Hương (có lẽ là tên cũ làng Duy Phiên), làng Lai Cách, làng Câu Lãm (tên cũ là Câu Nhi), làng An Chế (tên cũ làng An Thư).
Từ lâu lắm, chúng ta hẳn đã nghe các cụ nói đến những cái tên làng tên đất kể cả cũng có phần nôm na với những "kẻ" đằng trước, như Kẻ Mói (Muối), chỉ làng Duy Luân (kỵ húy đổi là Di Loan), kẻ Bố chỉ làng Bố Liêu, Kẻ Tài chỉ làng Tài Lương, Kẻ Giáo chỉ làng Giáo Liêm, Kẻ Triêm chỉ làng Thanh Liêm (10), Kẻ Điều chỉ làng Vân Hòa, theo tên cũ là làng Hòa Điều (11), Kẻ Văn chỉ làng Văn Quỹ, Kẻ Diên chỉ làng Diên Sanh, Kẻ Vịnh chỉ làng Hưng Nhơn, theo tên cũ là làng Vĩnh Hưng. Nhưng xem kỹ lại thì thấy những cái tên này không phải là tên cổ, bởi vì ngoài những Kẻ Mói có thể xem như nói về nghề của làng như kẻ lái, kẻ biển hoặc kẻ Lừ, Phường Rượu (12), còn các tên khác thì đều lấy chữ đầu của tên làng đã sẵn có, không phải như Kẻ Mơ, Kẻ Lời, Kẻ Dòng (13) ở Bắc Bộ. Chữ Kẻ ở đây rõ ràng là chỉ dùng thay cho chữ "làng" mà thôi. Mặt khác, theo linh mục Nguyễn Văn Ngọc viết trong Giáo sử Dinh Cát (14) thì hầu hết là tên gọi theo làng của các họ đạo vào cuối thế kỷ 17, tức là rất lâu sau năm 1555, năm có danh sách tên làng.
Một vấn đề nữa nằm trong phạm vi quan tâm của chúng ta là vấn đề "ai là tác giả" của những tên đất tên làng ấy. Tất nhiên tên các đơn vị hành chánh trên xã như châu Thuận, phủ Triệu Phong, huyện Võ Xương (sau đổi là Ddăng Xương rồi Thuận Xương), Minh Linh, Hải Lăng, Cam Lộ.. đều do triều đình chọn đạt hoặc thay đổi, nhưng khi đi vào tên làng thì không hẳn hoàn toàn nhue thế. Tuy là một đơn vị hành chánh cơ sở song làng lại là một điểm tụ cư để khai thác một cùng đất do một cộng đồng có qun hệ huyết thống, quan hệ đồng cư chi phối nên về đối nội chủ yếu là tự quản lý lấy mình. Những truyền thuyết về nhường đât hay đổi đất, làm thay đổi địa giới giữa các làng ở cạnh nhau đã nói lên một phần tính chất tự trị, phép vua thua lệ làng. Tôi tiếc chưa được xem nhiều hương phổ, tộc phổ đẻ có thể rút ra một lời đáp cho câu hỏi trên, nhưng qua mấy tập đã được đọc hoặc được nghe giới thiệu lại, thấy có làng ghi: "Đời Cảnh Hưng, làng ta xem vị tiền khai khẩn ta là người có công trung chiến trước tiên, lập miếu phụng thờ… bèn cải tên trong sổ bộ lại là làng Huỳnh Công" (15); làng Hà Thượng cũng ghi: "Sửa sang và viết lại sổ sách đất đai, dựng lên tên làng" (16); làng Câu Lãm - sau đổi là Câu Nhi còn ghi rõ hơn: "(Sau khi lập làng), ngài Bùi Trành đề nghị lấy hai chữ Câu Lãm làm xã hiệu" (17); trong lúc đó tộc phổ họ Phan ở làng An Xuân lại ghi: "Năm Khánh Đức 4, cháu của thủy tổ là Phan Văn Đạo tự mình đến phủ đường Triệu Phong đưa đơn xin khai phá xứ An Toàn, lập phường hiệu là phường An Thái; năm Thạnh Đức 2 lại vâng đổi là phường An Xuân" (18). Như vậy là nhân dân ba làng Huỳnh Công, Hà Thượng và Câu Nhi tự đặt lấy tên làng, còn nhân dân làng An Xuân lúc đầu cũng tự đặt nhưng sau quan trên bắt đổi lại. Sự can thiệp này của chính quyền là có thật. Năm 1821, Bộ Hộ đã có lần tâu lên nhà vua xin đổi một số tên làng xã mà họ cho là "còn xen chữ quốc âm (tức là nôm na) hoặc chữ không được đẹp" để "thay dùng tên tốt, lưu lại muôn đời", ví dụ như ở tỉnh ta thì chữ tên làng Ba Lăng (ba ngôi lăng) cũng đổi thành Ba Lăng (Gò Ba), làng Cồn Cát đổi thành làng Cát Sơn. Qua các minh chứng trên đây, chúng ta có thể tin rằng tên làng hầu hết đầu do dân làng tự đặt, chính quyền cấp trên chỉ đổi lại một số chưa đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ hay về ý nghĩa. Điều này thể hiện rõ nhất trong các tên còn mang một hay cả hai chữ trong tên làng cũ ở phía Bắc, hoặc mang chũ họ của ông tiền khai khẩn của làng. Nó còn thể hiện trong cả những cái tên nói lên vị trí, hình thế cùng truyền thống, ước vọng của dân làng trên vùng quê mới. Nhưng quan trọng hơn hết là cả tên tự đặt hay tên được đổi đều mang tính hướng chân, hướng thiện, hướng mỹ và do đó đã được hòa hợp với nhau thành một bản hợp xướng có sức lay động tâm hồn mỗi đứa con quê hương, khiến mới nghe đến đã thấy lòng rộn lên một niềm yêu thương, trìu mến.
N.L.T
_______________________
(1) Như làng An Dã, nói là An Dạ, phường Vĩ Dã, làng Dã Lê (Thừa Thiên) nói là phường Vĩ Dạ, làng Dạ Lê, bã mía nói là bạ mía, ông xã nói là ông xạ. Nói chung những chữ kết thúc bằng một nguyên âm mà có dẫu ngã ở trên đều nói chệch ra dấu nặng như thế, ví dụ: dễ nói dệ, đĩ nói đị, mõ nói mọ, mỡ nói mợ, cũ nói cộ, giữ nói chự… trừ một số người nói theo dấu hỏi.
(2) Như Lệ: Chữ trích từ câu: "Sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như Lệ, quốc dĩ vinh tồn (ví dù sông Hoàng Hà chỉ còn như cái đai, núi Thái Sơn chỉ còn bằng viên đá mài, đất nước vẫn tồn tại mãi mãi) trong bản thiết khoán của Hán Cao tố cấp cho công thần, xem như một lời thề giữ vẹn muôn đời.
(3) Sách PBTL ghi là Hậu Lễ, sách Đại nam nhất thống chí đời Duy Tân ghi là Trí Lễ.
(4) Như các làng Huỳnh Công, Liêm Công, Trường Sanh, An Du, Bích La, Linh Yên, Phương Lang, Gia Đẳng…
(5) Nơi các nhà thơ hội họp, Hương Vy Chi trình diễn thư pháp với bài Lan Đình thi tự.
(6) Kỵ húy chữ Hương, tên mẹ nuôi vua Kiến Phúc. Để giữ lại một chữ ghi gốc gác ở tổng Thổ Lối, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nên đổi là Phương Sơn. Câu đối ở nhà thờ họ Trần viết:
Trị đạo Đăng Xương kim nhật hữu
Hoan châu Sơn lối quyết sinh sơ
(Tại đạo Quảng Trị, huyện Ddăng Xương có họ Trần hôm nay, là do buổi đầu sinh ra từ đất Thô Lối, huyện Hương Sơn, Châu Hoan)
(7) Dẫn, Hàm: tức là đất Dẫn Tri và Hàm Cốc Quan, là hai trong những nơi hình thắng và xung yếu ở Trung Quốc đời Tần.
(8) Đây là nói chung, chứ trước đó khá lâu cũng đã có người lên ở. Ông Nguyễn Công Đàm ở thôn Mai Lộc, xã Cam Chính cho biết tộc phổ họ mình có ghi là tiên tổ đã lên ở từ năm 1604. Ông còn cho biết lúc tế Thành hoàng có câu khấn là ở "Trạng Cù xứ". Có lẽ từ những Trạng Cù Xứ mà có tên đất "Cùa" chăng?
(9) Tức là năm sách Ô châu Cận lục, trong đó có bản danh sách làng xã Bình Trị Thiên, được viết xong.
(10) Phụ âm Tr trước kia đọc như Tl, như con trâu thì nói là con tlâu, ông trời thì nói là ông tlời. Cách đay chưa lâu, vùng Hồ Xá ở Vĩnh Linh còn nói như thế. Cho nên ghi Kẻ Triêm nhưng vẫn đọc là Kẻ Tliêm.
(11) Cũng có thể là làng Hữu Niên, vì tên cũ là Hữu Điều. Nhưng khả năng nhiều hơn vẫn là làng Vân Hòa.
(12) Kẻ Lừ là làng Niên Phò (Thừa Thiên), gọi thế là vì làng này chuyên làm nghề làm lừ bắt cá. Phường Rượu, tức là làng An Ninh ở Vĩnh Linh, chuyên nghề nấu rượu lúc đó.
(13) Kẻ Mơ, về sau đổi tên làng là làng Thanh Mai ở Hà Tây; Kẻ Lời, sau đổi là làng Vĩnh Lại, Kẻ Dòng sau đổi là làng Xuân Lũng, nay đều thuộc tỉnh Phú Thọ.
(14) Tức là vùng Nguyễn Hoàng đóng thủ phủ, gồm phần lớn huyện Hải Lăng và một phần huyện Triệu Phong sau này.
(15) Nguyên văn chữ hán: "Cảnh Hưng niên gian, bốn xã dĩ ngã tiền khai khẩn trưng chiếm tiền công, kiến miếu phụng tự… nãi cải bộ vi Huỳnh công xã".
(16) "Tu tả địa bộ, sáng lập hương hiệu", xem Cửa Việt số 2 tháng 7 - 1994, trang 52.
(17) Xem văn hóa Quảng Trị số 2 năm 1991, trang 24.
(18) Nguyên văn chữ Hán: "Khánh đức tứ niên, thủy tổ chi tôn Phan Văn Đạo thân tựu Triệu Phong phủ đường đơn thân khẩn An Toàn xứ, kiến lập phường hiệu vi An Thái phường. Thạnh Đức nhị niên tái thừa cải vi An Xuân phường".
Năm Khánh Đức 4 là năm 1652, năm Thạnh Đức 2 là năm 1654.