Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nghĩ tiếp về bài thơ "Cô lái đò"

L

ương An là một trong số hơn mười nhà văn quê hương Quảng Trị mà bạn đọc cả nước thường nhắc tới. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy” hiện đang sống và tiếp tục làm thơ, viết, nghiên cứu phê bình văn học cổ, kim ở thành phố Hồ Chí Minh, ông vẫn giữ được cốt cách của một nhà thơ có vốn Hán học khá vững. Một nhà thơ nho nhã, điềm đạm, nhân hậu trong cuộc sống đời thường hôm nay. Hồi sau giải phóng năm 1975, ông vào sống ở Huế, làm cán bộ phụ trách Hội văn nghệ Bình Trị Thiên đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp, đầm ấm đối với đồng nghiệp quen biết, đối với văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Nhà văn Trần Công Tấn mỗi lần gặp gỡ nhà thơ Lương An đều đùa ông: “Đò mệ lên xuống Ba Lòng hồi ni ra răng?” rồi cả hai cùng cười.

Nhắc đến Lương An, ai ai cũng biết ông là tác giả quen biết của bài thơ “Cô lái đò” nổi tiếng hay của thời chín năm kháng chiến ở mảnh đất Quảng Trị quê ông. Bài thơ này được sáng tác lúc Lương An chưa đầy ba mươi tuổi. Ai đã từng ở chiến khu Ba Lòng một thời đều nhớ đến bài thơ bởi vì nó như một kỷ niệm khó quên về con người và vùng đất của một thời khói lửa. “Cô lái đò” được tuyển chọn vào tập “Thơ kháng chiến 45-54 và thơ Việt Nam 1945- 1985”. Bài thơ được viết theo thể lục bát dịu dàng và mềm mại như một lời ru.

Đò em lên xuống Ba Lòng

Chở người cán bộ qua vùng chiến khu

Con đò bình yên xuôi ngược ngang dọc hôm nào bước vào cuộc kháng chiến thành con đò giao liên. Cô gái nơi thôn dã làm nghề nôốc nghề thành người liên lạc. Con đò và cô gái trở thành bến đợi nơi tiễn đưa, nối liền mạch máu giao thông từ chiến khu với đồng bằng. Bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ lần thứ nhất, Lương An nhanh nhạy tinh tế cảm nhận được cái mới trong đời sống và trong mỗi con người gắn bó với kháng chiến. Giản dị, chất phác và trong sáng là phẩm chất của cô lái đò nói riêng và những con người mới công nông binh nói chung. Ba Lòng hồi ấy vừa là chiến khu của Quảng Trị vừa là chiếc nôi văn nghệ. Những con đò lên Ba Lòng, ngược xuôi sông Thạch Hãn, đêm đêm đưa cán bộ, vận chuyển hậu cần cho kháng chiến đã trở nên quen thuộc với những người lính, người dân Trị Thiên. Cô lái đò vô danh vừa rất gần gũi, thân quen. Cô kể chuyện mình, công việc lái đò như một lời tâm tình, thủ thỉ:

Tây lên mấy chuyến Ba Lòng

Đò em nhấn nước cũng chừng ấy phen

Tây về em lại kéo lên

Đêm đêm cứ ngược xuôi miền chiến khu

Ba Lòng như thế, giữa thế núi sông hiểm trở chiến khu như được bao học giữa thiên nhiên và lòng dân. “Chính đồi núi, cây ngàn và lòng kiên trinh giữ chặt đã bảo vệ cho Ba Lòng tồn tại thành một biệt khu tự do của một thời hào hùng”… “Thời hào hùng đã biến Ba Lòng thành một nơi hướng về,… một thứ quê hương” (Ba Lòng một khúc sử thi - Bút ký 1989 của Tấn Hoài).

Ba Lòng không chỉ là một địa danh, một chiến khu mà còn là bến đò của tâm hồn bao thế hệ của người lính kháng chiến và của lòng dân. Ba Lòng trở thành địa danh trong thi ca. Bài thơ “Cô lái đò” của Lương An đã giúp cho tình cảm của con người xa, gửi lại trên mảnh đất, dòng sông vốn nổi tiếng từ mấy chục năm nay. Cô lái đò hiện lên trong thơ vừa cụ thể vừa khái quát dân dã mà trong sáng, tham gia kháng chiến tình nguyện mà đầy ý thức trách nhiệm. Cô vừa phải lo kiếm sống, vừa phải tham gia đánh Tây bằng công việc bình dị của mình - lòng tin vào nhân dân vào cuộc kháng chiến giúp cô lạc quan yêu đời:

Em là con gái nôốc nghề

Chợ Mai bán cá sông khuya kéo chài

Lưới giằng Tây đốt mất rồi

Em trai mấy đứa ra ngoài tòng quân

“Cô lái đò” của Lương An được sáng tác kịp thời, lời thơ bình dị, dễ hiểu đối với quần chúng.

Giữa hoàn cảnh “Mặt trận Huế vỡ” thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, chiến khu Hòa Mỹ, Ba Lòng mới lập, văn nghệ sĩ Liên khu IV mới hội tụ lại trên đất Quảng Trị nóng bỏng khói lửa chiến tranh người dân mới chỉ kịp đi theo kháng chiến, bài “Cô lái đò” như tiếng thơ ấm áp, mộc mạc giản dị và chân chất, trong sáng, động viên đồng bào hướng về cách mạng. Thực tế ấy đã chứng minh một chân lý giản đơn, với một nhà thơ cách mạng - một chủ thể sáng tạo mới - Lương An đã kịp thời khám phá, sáng tạo nên chân dung con người mới: Cô lái đò trong kháng chiến. Chỉ một điểm ngời sáng ấy thôi, tên tuổi của nhà thơ cũng đáng được bạn đọc bao thế hệ nhắc nhở với lời biết ơn và cảm phục.

Lời nhắn nhủ của “cô lái đò” hay chính tấm lòng của nhà thơ cứ xốn xang trong lòng người đọc:

Ai về bến Trấm thì lên

Về cho sơm sớm, mưa đêm khó chèo 

Vâng! Bến Trấm dù nay không còn nữa mà chỉ là Đập Trấm ngăn dòng nước mắt Thạch Hãn tưới cho những cánh đồng lúa trĩu bông Triệu Hải và các huyện khác của Quảng Trị, lời nhắn nhủ của cô lái đò năm xưa vẫn vang vọng trong tiềm thức, con tim chúng ta mỗi khi nhớ đến lời thơ tha thiết trên.

                              L.X.V             

Lê Xuân Việt
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 12 tháng 09/1995

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

11 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

14 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/02

25° - 27°

Mưa

08/02

24° - 26°

Mưa

09/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground