Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 17/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người bắc những nhịp cầu khuyến học

C

on người tâm huyết và lý luận.

Mở đầu bài tham luận bác Nguyễn Đức Tảo nhấn mạnh “Dân tộc Việt Nam có nền văn hiến lâu đời, có tư chất thông minh, cần cù, chịu khó. Ấy thế mà do sự đô hộ, xâm lược của thực dân, phong kiến, đất nước Việt Nam có nền giáo dục chậm phát triển so với các nước khác”. Bằng sự hiểu biết Bác lập luận “Nhưng trong những đêm đen nô lệ ấy, không thiếu hình ảnh những người nông dân lao khổ tập đọc trên ruộng cày, tập viết dưới ánh trăng sao, hay lấy đom đóm làm đèn để đến với các lớp bình dân học vụ. Khắc phục mọi khó khăn, phát huy nguồn lực trí tuệ, trang bị cho mình những tri thức cần thiết, phá vỡ vòng cương toả của chính sách ngu dân của bọn xâm lược”. Xuyên suốt bài Tham luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học và khuyến học” (tại Trung tâm học tập cộng đồng ở xã Cam Hiếu), bác Nguyễn Đức Tảo luôn lấy tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh để mọi người noi theo. Kết thúc bài tham luận, một lần nữa Bác Tảo khẳng định “Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập cho mọi người là nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học và khuyến học, đây cũng là nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng trong bối cảnh thế giới đang phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ của cách mạng thông tin”.

Bác Tảo say sưa nói với tôi về bài tham luận như đứng trước buổi toạ đàm hôm nào, Bác đưa ra nhiều chứng cứ về thực tiễn địa phương mình (xã Cam An) để minh chứng “Giáo dục, đào tạo là một sự nghiệp lớn, vĩ mô, chiến lược lâu dài”. Nhắc đến đây tôi nhớ đến câu nói của Bác Hồ: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Quan điểm giáo dục được Bác Hồ cụ thể hoá khi Người đến với các trường học, các địa phương: như học tập để làm cho nước Việt Nam sánh vai cùng với các cường quốc năm châu; học tập không phải để đi làm quan mà để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân mà nhân dân đang đòi hỏi; phải “học đi đôi với hành”, “học tập kết hợp với lao động sản xuất”…Từ những tư tưởng giáo dục đó của Bác Hồ, xuất phát từ thực tiễn đất nước Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành một xã hội học tập” Văn kiện Đại hội X nêu rõ thêm “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Và tinh thần Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xác định “xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta…” đó là những quyết tâm thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…”.

Nhịp cầu khuyến học Cam An hôm nay.

Bác Nguyễn Đức Tảo kể lại: “Tốt nghiệp Cử nhân Anh văn, Bác vào quân đội năm 1963; Bác đã tham gia nhiều trận đánh lớn góp phần giải phóng quê hương đất nước. Năm 1984 bác được nghỉ hưu, nhưng với bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, với những tri thức của mình, Bác đã dạy kèm cho các em hiếu học trong xã, thôn về Anh văn mà không bao giờ Bác nhận thù lao. Rất nhiều em được Bác dạy bảo nay đã trưởng thành, lúc nào có dịp lại ghé về thăm thầy cũ”.

Bác Nguyễn Đức Tảo trải qua nhiều trọng trách như Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, Bí thư Đảng uỷ xã (Ông Nguyễn Đức Tảo làm Bí thư xã đến tháng 3 năm 2008 là nghĩ hưu). Nhưng từ năm 2001, được Đảng uỷ xã giới thiệu bác đã kiêm thêm chức Chủ tịch Hội khuyến học xã. Với trách nhiệm bản thân, Bác đã cùng Ban chấp hành Hội đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động tất cả nhân dân và các tổ chức đoàn thể xây dựng và tham gia phong trào khuyến học. Bác Tảo tâm sự: “Buổi đầu phát động phong trào gặp muôn vàn khó khăn, phải đi vào tuyên truyền từng người, từng gia đình, từng dòng họ, từng khu dân cư nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức. Dần dần công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả, số hội viên tham gia vào Hội ngày một nhiều, các chi hội ở cơ sở lần lượt được thành lập”. Bác thường xuyên xuống cơ sở để gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc với cấp uỷ, ban cán sự, các chi hội khuyến học về công tác xây dựng, phát triển phong trào khuyến học, đã giúp cho Ban chấp hành Hội khuyến học xã nắm bắt, giải quyết được nhiều vấn đề về khuyến học kịp thời,  tạo điều kiện cho các chi hội cơ sở phát triển. Trong 7 năm qua, Bác cùng với Hội khuyến học xã đã tập trung xây dựng mô hình gương sáng hiếu học, gia đình hiếu học và dòng họ hiếu học, hàng năm tổ chức gặp mặt khen thưởng cho những em học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia… Đến nay, toàn xã có đến 18 chi hội khuyến học với 1150 hội viên tham gia, tất cả các khu dân cư và trường học đều có chi hội khuyến học. Riêng trong năm 2007, toàn xã đã có hơn 400 gia đình đạt Danh hiệu gia đình hiếu học cấp cơ sở. Đặc biệt, xã đã tổ chức Hội nghị biểu dương 20 gia đình xuất sắc và 10 cán bộ Hội hoạt động tích cực đã có tác dụng tốt thúc đẩy phong trào khuyến học trong nhân dân. Hiện nay, trong toàn xã đã có 5 trung tâm học tập cộng đồng cấp thôn, những hoạt động của trung tâm thu hút rất nhiều người tham gia, qua đó tạo điều kiện nâng cao dân trí. Theo chủ trương của Hội khuyến học huyện, năm 2009 lấy xã Cam An “làm điểm” để chỉ đạo xây dựng mô hình xã hội học tập. Với tinh thần đó, Bác đã cùng Hội khuyến học xã tổ chức “Đêm giao lưu văn nghệ - Nối nhịp cầu khuyến học”. Đêm giao lưu đã để lại ấn tượng sâu đậm, khơi dậy trong mỗi người tinh thần khuyến học vì sự phát triển của xã nhà. Đặc biệt, đêm giao lưu đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều con em trưởng thành xa quê, nay cùng về chung tay xây dựng phong trào khuyến học xã nhà ngày một lớn mạnh.

Với tâm niệm “Mỗi người có học tập, gia đình có học tập, cộng đồng có học tập thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh, bác Nguyễn Đức Tảo đã phấn đấu xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hoá, hiếu học kiểu mẫu của xã, cả năm người trong gia đình ông đều có trình độ Đại học. Với tấm lòng nhiệt huyết vì sự phát triển của quê hương, Bác đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Dân vận Trung ương, Hội khuyến học Việt Nam tặng nhiều kỷ niệm chương…Đặc biệt, trong 7 năm đảm nhận công tác ở xã Cam An, bác Nguyễn Đức Tảo đã nhiều lần nhận Giấy khen của UBND huyện, UBND tỉnh và Hội khuyến học tỉnh.

Qua những năm hoạt động trong phong trào khuyến học của xã, bác Tảo đã đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm: để triển khai có hiệu quả hoạt động khuyến học phải tổ chức thành một mặt trận rộng rãi dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý của chính quyền và sự hợp tác với trách nhiệm cao của xã hội trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tính động lực của vấn đề dân trí, nhân lực và nhân tài; việc phát triển tổ chức Hội khuyến học rộng rãi và đông đảo về số lượng là cần thiết, nhưng phải thường xuyên biết kiện toàn, củng cố mới đảm bảo vững chắc, trong đó cần thể hiện ý chí, lòng nhiệt tình và đảm bảo tính khoa học, đề cao tính hiệu quả trong hoạt động; một vấn đề cần thấu suốt là khuyến học không chỉ dừng lại ở việc động viên sự học hành chung mà quan trọng là phải gắn với với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và nâng cao chất lượng sống của con người, từ đó tạo được sự đồng tình hưởng ứng cao và hiệu quả rõ rệt; trong điều kiện xã còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động khuyến học phải biết lựa chọn nội dung, bước đi và cách làm thích hợp, động viên cao nhất tâm huyết, ý chí khắc phục khó khăn và tinh thần cống hiến của đội ngũ mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chia tay chúng tôi, bác Tảo không quên kể cho tôi nghe những câu chuyện kể của Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân mà bác đọc được ở một trang báo điện tử. Minh hoạ cho tệ nạn ngồi nhầm lớp, Bộ trưởng kể một câu chuyện: “Tôi đã từng chứng kiến có cháu học sinh. Khi các bạn đều đang ngồi học thì cháu lại chui xuống gầm bàn ngồi chơi. Khi được hỏi thì cháu bảo vì cháu học bài không hiểu nên mới thế!” hay tại một lễ khai giảng của Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) thay vì giáo huấn, Bộ trưởng đã kể: “Cách đây mấy tháng tôi có thăm một số trường Bắc Giang, trong đó có một trường mầm non ở vùng đồng bào dân tộc. Đời sống của đồng bào còn rất khó khăn. Học mầm non thì phải đóng hai khoản tiền là tiền ăn và tiền học. Có gia đình rất nghèo, chỉ cố gắng đóng được tiền ăn cho con, nhưng không đóng được tiền học. Khi nhà trường nhắc nhở, gia đình đã mang con chó đến nộp thay học phí” Câu chuyện cổ tích về đôi dép, Bộ trưởng kể: “Ở xã Thạnh Tân, huyện Phước Tân (Tiền Giang) có hai em Dương Tùng Giang và Dương Thị Kim Liên, hai anh em chỉ có một đôi dép đi học thôi, anh học lớp 4 buổi sáng, em học lớp 3 buổi chiều. Sáng anh đi dép thì em đi đất ở nhà và chiều anh ở nhà thì em được mang dép đi học”…

Câu chuyện kể từ một con người tâm huyết về khuyến học, khuyến tài thể hiện sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy học tập, khuyến học khuyến tài của địa phương. Bằng nhiều hình thức, biện pháp thích hợp, bác Tảo đã bắc những nhịp cầu khuyến học trong toàn xã Cam An, trở thành một phong trào khuyến học “điển hình” mà không phải xã nào trong toàn huyện, toàn tỉnh cũng có được.

Tôi còn nhớ câu hát của Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi…”, không biết từ bao giờ cái “nghiệp khuyến học” lại mang đến cho bác Tảo nhiều niềm vui như vậy. Hăng say làm việc, hăng say xây dựng Hội khuyến học của xã, thôn cũng chỉ bởi “một tấm lòng” vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

 

                                                                     L.N.T

 

Lê Như Tâm
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 174 tháng 03/2009

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

18/04

25° - 27°

Mưa

19/04

24° - 26°

Mưa

20/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground