B |
áo biên phòng số 926 -927 bài "Tìm người trong ảnh" nội dung như sau: Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, trên đường công tác, phóng viên chúng tôi bất ngờ gặp và ghi lại hình ảnh tự tin, vững vàng của hai biệt động thành Quảng Trị trước lúc lên đường diệt ác trừ gian. Bao nhiêu năm trôi đi, ngoài tấm ảnh ghi chú, chúng tôi không còn tin tức gì về họ...".
Nhân buổi họp mặt ở huyện Lệ Thủy, tôi mang bài có tấm ảnh cựu trung tá Dương Công Hiểu là người am hiểu khá tường tận chiến trường Trị Thiên hồi ấy, đồng chí Hiểu nhận ra:
- Anh Giang là người cùng quê với anh, con của một liệt sĩ hồi chống Pháp. Năm 18 tuổi, anh được hoãn đi nghĩa vụ quân sự, nhưng anh vẫn nằng nặc xin được đi. Xã không đồng ý anh trốn lên gặp Ban nghĩa vụ quân sự huyện, để nhập ngũ. Tổ chức xét lý lịch, thấy bố anh là đảng viên tiền khởi. Trong kháng chiến chống Pháp, bị địch bắt khảo tra nhưng ông không chịu khai báo, nên bọn chúng đem chôn sống ông ở ngay cạnh vườn nhà. Anh Giang hiện tại là một thanh niên khỏe mạnh, thông minh, có nghị lực... Tổ chức chọn anh vào ngành Công an, đưa đi huấn luyện. Trong học tập anh rất cố gắng, đạt thành tích xuất sắc. Năm 1961, anh vào quân đội tình nguyện sang giúp nước bạn Lào. Nhờ ưu thế đẹp trai, hát hay, múa lăm vông giỏi, học tiếng Lào nhanh... anh hòa nhập được với người Lào, vận động quần chúng ủng hộ chính quyền cách mạng, làm cơ sở cho liên quân Lào - Việt đánh thắng lớn ở Tà Cồ, Xiền Hùm, Mỏ Nai... uy thế bọn Bun ùm bị đập tan. Anh trở thành nhân vật rất lợi hại, gây nỗi hoang mang cho địch.
Tôi nói:
- Theo như bài báo thì anh ấy là biệt động thành Quảng Trị.
- Thời gian đầu thì như thế. Khi về chiến trường Trị Thiên, anh thuộc cơ quan An ninh, nên tôi không biết được cụ thể. Muốn hiểu cho cặn kẽ thì gặp anh ấy thôi. Anh nghỉ hưu ở xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, làm Hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã. Điều tôi dặn trước với anh là phải khéo léo chứ anh Giang rất ít nói về mình, nhất là kể thành tích để đăng lên báo.
Theo lời chỉ dẫn ấy, tôi đi về Tân Thủy. Đường từ huyện lỵ lên nhà anh Giang về mùa mưa rất xấu. Bùn đất lầy lội ngập cả bánh xe, lại vòng vèo, lên xuống. Quanh co gần một buổi, chúng tôi mới đến nơi. Thì ra nhà anh gần miếu Thần Hoàng, nơi mà chi bộ đảng đầu tiên vùng Nam Quảng Bình ra đời từ tháng 11 năm 1931. Vùng quê nghèo này là cái nôi của cách mạng. Từ trong bào thai anh đã mang dòng máu của Cộng sản rồi "hổ phụ sinh hổ tử".
Bước vào sân, tôi hơi ngỡ ngàng một chút. Cơ ngơi của một thượng tá, một vị anh hùng mà khiêm nhường quá. Một nhà cấp bốn ba gian, nền thấp, nằm giữa vườn cây rộng. Anh Giang trong bộ trang phục bạc màu, người tầm thước, tóc hói đến đỉnh đầu... đang đổ thức ăn vào máng cho đàn lợn con ăn. Nét mặt hiền khô như một lão nông thực thụ. Thấy khách vào anh chào, nghe như đã quen thân, rồi đổ nốt chỗ thức ăn còn lại vào máng, đi vội ra giếng rửa tay.
Tôi tự giới thiệu. Anh tỏ vẻ thông cảm và tâm sự:
- Thời ấy tuổi trẻ của chúng tôi, chỉ có một ao ước là ra trận. Ai ở lại hậu phương coi như bất hạnh. Đồng bào miền
Tôi nói:
- Tôi đã đọc nhiều chuyện tình báo người của phe này gài vào hoạt động trong phe kia là lẽ thường. Công việc nguy hiểm hết sức khó khăn phức tạp. Nhưng dù sao họ còn có vỏ bọc để che mắt đối phương. Còn làm chiến sĩ biệt động thành như các anh thì rất dễ bị lộ, kẻ địch theo dõi, phát hiện thường xuyên, các anh sống bằng cách nào giữa lòng địch với thời gian dài như vậy hay là các anh có phép thần?
- Tình huống bắt buộc phải thế thôi. Vào những năm 1960 - 1961, phong trào cách mạng miền
Đối phó với tình hình ấy, ta chủ trương tiến hành tiến công, kết hợp với khởi nghĩa quần chúng. Chống càn quét và phá ấp chiến lược. Cách hữu hiệu nhất là đánh thọc sâu vào trong lòng địch, tổ chức quần chúng nổi dậy, kết hợp với chủ lực bên ngoài. Tôi kể cho anh một trận đánh chưa phải là điển hình, nhưng kịp thời, điểm trúng huyệt:
Lúc ấy bọn ác ôn, tề ngụy thấy cách mạng gặp khó khăn thì ra mặt hống hách. Hung ác hơn cả là tên Nguyễn Thanh Tụng, Bí thư quốc dân đảng huyện Hải Lăng. Y đàn áp cách mạng hết sức khốc liệt. Ban An ninh Quảng Trị quyết định diệt tên Tụng để củng cố lòng tin trong nhân dân, gây thanh thế cho cách mạng. Đồng chí Nguyễn Đình Bảy (tức Bảy Khiêm) Phó Ban an ninh Khu ủy Trị Thiên Huế và đồng chí Hồ Sĩ Thản, Thường vụ Khu ủy, trực tiếp giao nhiệm vụ ấy cho tôi. Đồng chí Tri Hoàng có gợi ý một kế hoạch và chúng tôi lập ra tổ chức chuyên án gồm có: tôi là tổ trưởng, anh Nguyễn Phi, an ninh Quảng Trị và anh Nguyễn Thảnh, xã đội trưởng Hải Lâm là tổ viên, gấp tốc thi hành nhiệm vụ. Tôi mới thấy mặt tên Tụng qua tấm ảnh, địa hình chưa quen thuộc nên tổ chức bố trí như vậy là rất hợp lý. Chúng tôi về Hải Lăng, loay hoay mất khá nhiều thời gian mà không sao bắt liên lạc được với cơ sở, bởi vì dân bị lùa hết vào trong ấp chiến lược. Các cửa ra vào đều có lính gác cẩn mật. Ban đêm đóng chặt, buổi sáng 8 giờ mới mở cửa. Chiều, mặt trời còn cây sào đã phải vào. Ai có biểu hiện nghi vấn, liền bị bắt bớ, khủng bố dã man. Các gia đình bị nghi có liên quan với Việt cộng bị theo dõi kềm kẹp rất chặt, không khí ảm đạm, thê lương đến rợn người. Chúng tôi lẻn vào một ngôi chùa. Đêm bò vào ấp tìm cách móc nối đường dây. Ngày chui vào bệ thờ nằm ngủ. Cửa vọng bên ngoài vẫn khóa kín.
Hôm ấy ngày mười bốn âm lịch mà chúng tôi không hay. Đang nằm dưới bệ thì ông Từ mở cửa vào quét bàn thờ. Thế là bị lộ buộc lòng chúng tôi phải giữ ông Từ lại khai thác tình hình.
Qua ông, chúng tôi biết Nguyễn Thanh Tụng nguyên là Bí thư Đảng bộ xã Hải Lâm phản bội đầu hàng giặc. Tụng được giặc tin cậy, cho làm xã trưởng. Từ đó, y thành tên ác ôn khát máu. Y thẳng tay khủng bố đàn áp hết sức dã man những đồng chí trong chi bộ trước đây. Đồng chí Niệm đã bảy mươi tuổi không chịu ly khai, y tự đánh cho chết đi sống lại, gãy cả đôi chân, mang tật suốt đời chỉ có lết không đi được. Chị Nguyễn Thị Tơ bị hành hạ chết tại chỗ. Chị Nguyễn Thị Kiều có thai năm tháng, Tụng đánh cho ngất xỉu ngã lăn ra. Y giẫm giày đinh lên bụng chị, làm thai vọt ra...Tội ác của y đã đưa y lên làm quận phó, rồi Bí thư quốc dân đảng huyện Hải Lăng. Càng lên cao, Tụng càng ra sức diệt Cộng gây thêm nhiều nợ máu. Ở Hải Lệ, Hải Trí, Hải Phú, Hải Lâm... Tụng đàn áp hết sức dã man phong trào phật giáo ly khai ở sư đoàn 1. Tán tận lương tâm đến mức: y tự tay đánh chết vợ, vì chị là con ông Hạt. Ông Hạt có con trai làm cán bộ quân giải phóng, ông hết sức căm thù y muốn giết đi cho hả giận mà không làm sao được...
Chúng tôi quyết tâm bắt liên lạc với ông Hạt. Nhà ông bị chúng theo dõi, kiềm chế rất chặt, nhưng do cả hai bên đều muốn tìm nhau, nên chúng tôi móc nối được với nhau. Bà Hạt cho biết:
- Tên Tụng rất ranh mãnh, y luôn luôn thay đổi vị trí. Trong xe khi ngồi trước, khi ngồi sau. Ban ngày làm việc ở quận khi ở trụ sở, khi ở nhà riêng. Đêm ra ngủ ngoài hạm đội. Trước đây, đã mấy lần ta tổ chức ám sát, nhưng không thành. Y không chết, ta bị thương vong khá nặng.
Chúng tôi bàn bạc rất kỹ với nhau, lập nên một cách đánh táo bạo. Bà Hạt tự nguyện điều tra theo dõi quy luật hoạt động của Tụng. Bà đã khéo léo lợi dụng quan hệ hết sức mỏng manh giữa bà và vợ Tụng hiện tại để ra vào. Khi đã nắm chắc tình hình, tôi báo cáo với Ty An ninh Quảng Trị. Đồng chí Tri Hoàng (tức Hoàng Thái từng kinh qua Cục Tình báo Trung ương) bổ sung thêm một số chi tiết quan trọng và gợi ý: phải chọn thời điểm nào để gây một tiếng vang lớn.
Tôi nghĩ, muốn vậy, trước khi diệt nó, ta loan báo cho nhiều người trong vùng địch biết, nhất là bọn tề ngụy. Tôi yêu cầu anh Tri Hoàng viết một bản cáo trạng kể tội ác của Tụng và tuyên bố tử hình.
Làm như vậy sẽ mất yếu tố bất ngờ, trận đánh khó khăn hơn nhưng chắc chắn tác động của nó rất lớn..
Có bản cáo trạng rồi, chọn lúc thích hợp đồng chí Thảnh lọt được vào nhà Tụng, khi nó vắng mặt. Anh giao tờ cáo trạng cho vợ y và dặn:
- Khi nào Tụng về giao cho y, bảo nó đọc kỹ. Chị nên khuyên Tụng cải hối cho nhẹ bớt tội. Đêm đó, chúng tôi còn dán bản cáo trạng ra nhiều nơi công cộng nữa. Vợ Tụng rất hoang mang. Sáng hôm sau, Tụng về, chị đã làm đúng như lời đồng chí Thảnh dặn.
Đọc xong bản cáo trạng Tụng cười khanh khách, giọng rất khả ố, y nói:
- Tao đẻ ra du kích, chứ du kích nào đẻ ra tao! Có gan cứ vào đây chơi!
Mồm thì hoách lác như vậy nhưng sự thực là Tụng tăng cường phòng vệ. Buổi chiều ra hạm đội sớm hơn. Sáng ngày y cho một toán lính vào trước, sục sạo dọc đoạn đường rất kỹ lưỡng, thấy an toàn, bắn một phát pháo hiệu trắng lên trời, lúc ấy xe Tụng mới vào.
Đúng ba tuần kể từ khi có bản cáo trạng, chúng tôi quyết định tiến hành trận đánh. Đêm ấy là mồng bảy rạng ngày mồng tám tháng 6 năm 1966. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng tại nhà ông Hạt. Mùa hè mặt trời lên sớm. Mới bảy giờ, cái nắng đã hầm hập. Gió Lào thổi ào ào. Cơn bão lửa cộng với mùi bom đạn của chiến tranh, làm không khí càng nực nội thê lương. Song căng thẳng hơn cả là trong trái tim chúng tôi, một lúc trào dâng nhiều cảm giác không sao nói ra được. Thời điểm này là kẻ thù sơ hở nhất trong ngày. Từng cử chỉ phải chính xác, hành động mau lẹ, phối hợp nhịp nhàng ăn ý, thần kinh phải tỉnh táo, phản ứng kịp thời mới mong thắng lợi. Nhất thiết không cho phép sai lầm. Một sơ suất dù rất nhỏ, cũng dẫn đến thất bại, tổn thất khôn lường. Tôi bố trí cho cơ sở chèo một đò mạ đi cấy, đến đoạn sông trước trụ sở quận thì đỗ lại ăn cơm đợi chúng tôi. Tôi cải trang làm trung úy ngụy, đồng chi Phi và đồng chí Thảnh làm lính.
Để thật chính xác, tôi nhờ bà Hạt đi thăm dò, thẩm tra lại một lần nữa. Bà Hạt sang nhà Tụng. Dù rất bình tĩnh, lòng tôi vẫn không tránh khỏi sự hồi hộp. Tôi không hề sợ chết. Chỉ lo nhiệm vụ không hoàn thành. Nếu cần tôi sẽ đổi mạng. Mỗi giây phút lúc này, tôi cảm giác như cả thế kỷ. Chỉ cầu mong sao, bà Hạt không xảy ra việc gì. Khoảng hai mươi phút sau, bà Hạt về bảo:
- Tụng đang có tại nhiệm sở của y.
Chớp thời cơ chúng tôi liền xuất kích. Đến trước cổng quận vừa lúc tám giờ sáng. Thấy chúng tôi, tên lính bồng súng chào.
Đồng chí Phi hỏi nó:
- Cậu đã ăn sáng chưa?
Tên lính im lặng. Anh bảo:
- Cho đi ăn sáng.
Tên lính chần chừ, chưa biết nên giải quyết thế nào thì đồng chí Thảnh đã bấm huyệt làm cho nó câm mồm, anh đứng thay vào chỗ gác, vừa cảnh giới bên ngoài, vừa khống chế vòng cổng.
Tôi cùng đồng chí Phi đi thẳng vào quận hiên ngang đĩnh đạc. Từ sân trụ sở, chúng tôi rẽ sang nhà riêng và nhận ra: đúng là y đang làm việc ở gian giữa. Tụng thấy có người đeo lon trung úy đi vào, thì cười khẩy. Lập tức tôi chĩa súng vào người y. Lẽ ra phải bắn liền, song có bốn cụ thân hào, tôi không muốn tỏ ra vội vàng mà là rất tự tin, với thế trên đầu thù, nên hô to:
- Đứng dậy! Giơ tay lên!
Tụng vẫn ngồi yên chưa kịp phản ứng. Tôi nhắc lại giọng đanh thép:
- Đứng dậy! Giơ tay lên!
Lúc này, y mới hiểu ra là đã lâm vào thế hiểm nguy bèn đứng dậy giơ hai tay lên, nhưng với tư thế của động tác vũ thuật lựa thế phản công.
Đã đến lúc phải nổ súng để y không kịp chống lại, nhưng lúc ấy, có hai thân hào hoảng sợ, chạy nấp vào lưng Tụng. Đạn có thể xuyên qua Tụng và giết chết họ. Tôi muốn tránh cho họ mới bảo Tụng:
- Bước sang phải hai bước!
Như vậy là tạo lợi thế cho y. Y có thể đánh lại tôi mà không bị vướng bởi cái bàn trước mặt. Tưởng thế là chuyển được tình thế, lật ngược ván bài, y bước sang ngay.
Thắng bại chỉ trong tích tắc. Y mới dịch một chút thì chúng tôi đã nổ súng. Tụng đổ nhào xuống nền nhà. Đồng chí Phi găm bản án tử hình của Mặt trận lên xác tụng, nhanh chóng thu hết tài liệu cùng cái cặp rồi đàng hoàng đi ra cổng. Đồng chí Thảnh bấm huyệt hồi sinh cho tên lính gác, bắn chỉ thiên bốn phát cảnh cáo rồi cùng xuống chiếc đò chở mạ đợi ở bến sông.
Nghe tiếng súng nổ, đồng bào chạy nhốn nháo cả trên bộ và dưới thuyền. Đò chúng tôi trà trộn cùng bà con chèo về Hải Lâm. Địch báo động khẩn cấp, huy động quân đến bủa vây khu vực quận. Chúng lùng sục tìm kiếm, săn nát cả vùng mà chả thấy gì.
Về cơ sở, tôi lấy được trong cặp da của tụng một khẩu súng lục Mỹ kiểu hiện đại nhất, một tập giấy giới thiệu, con dấu (tập giấy này tạo thuận lợi cho hoạt động của chúng tôi về sau rất nhiều), nghiên cứu hồ sơ còn phát hiện ra những tên đảng viên quốc dân Đảng Đại việt của chúng cài vào hàng ngũ ta ở Búng, Đá Nổi...
Bí thư Quốc dân đảng Nguyễn Thanh Tụng bị tuyên án tử hình và bị giết giữa ban ngày, tận trong sào huyệt của chúng, làm xôn xao, náo động cả hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên. Địch bắt đầu hoang mang vì thấy không còn chỗ nào an toàn cả. Dấu hiệu thất bại của chương trình bình định đã lộ rõ. Ta củng cố dần niềm tin cho dân. Các cơ sở liên lạc được nối với nhau, đẩy phong trào kháng chiến lên một bước.
Tôi thấy đã đến lúc tìm hiểu được các chi tiết trong bài báo nên đưa tấm ảnh ra cho anh xem rồi tỉ tê:
- Bài báo này ghi lại hình ảnh anh là một biệt động thành Quảng Trị, lúc này ở thời điểm nào?
Anh trầm ngâm một lúc để hồi tưởng lại sự việc rồi nói:
- Đây là giai đoạn sau Tết Mậu Thân. Cuộc chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị cực kỳ anh dũng, nhưng rồi ta cũng phải rút lui. Bọn Mỹ tăng cường lực lượng, chiếm lại hầu hết vùng đã giải phóng, đẩy bộ đội ra Bắc hoặc lên Lào. Cuộc kháng chiến ở Trị Thiên đứng trước nguy cơ mất, còn. Lúc này chỉ có cơ sở Đảng và quân biệt động là còn bám được. Quảng Trị thành lập tiểu đoàn 45, biệt hiệu là "Đại bàng quyết tâm cắm mũi khoan thép vào trái tim của địch, nhằm phá tan kế hoạch bình định. Ngày 01.7.1971, Đảng bộ Quảng Hà thành lập. Tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lực lượng an ninh Quảng Hà. Một bộ phận của Đoàn Đại Bàng hoạt động ở thị xã Quảng Trị, Triệu Ái, Triệu Hải, Đông Hà... để tiện việc chỉ huy, điều hành, tôi nhảy luôn vào nằm trong thị xã cắm mũi khoan thép vào đầu não của chúng ở trung tâm tỉnh lỵ.
Tôi hỏi:
- Bọn chúng có biết không?
- Biết quá đi chứ. Ảnh các chiến sĩ của Đoàn Đại Bàng có hết trong hồ sơ cảnh sát của chúng. Ảnh tôi, chúng còn dán ra nơi công cộng, treo giải thưởng cho ai bắt được hoặc chỉ điểm báo cáo cho chúng biết. Lính biệt động, chỉ một sơ suất nhỏ là chúng chụp liền. Thế mà việc diệt ác, trừ gian là phải tiến hành ban ngày. Vì hầu hết những tên cần diệt, chúng tôi chỉ biết nó qua ảnh, chứ chưa gặp mặt. Nhằm sai đối tượng là nhiệm vụ chưa hoàn thành, người vô tội lại bị giết oan. Chúng tôi đã đánh trúng và thắng nhiều trận mà kẻ địch không sao tưởng tượng ra nổi. Đó là trận đánh vào sĩ quan bình định Cầu Lòn, đánh cố vấn Mỹ ở Tòa Thị chính, ở nhà tỉnh trưởng sân bay Nguyễn Hoàng, rạp hát Thanh Thanh, trung tâm Thạch Môn... Tôi không thể nhớ hết, đơn vị thống kê được 105 trận, trong đó có 35 trận đánh ban ngày.
- Bọn chúng là quân đội nhà nghề, canh phòng cẩn mật làm sao các anh hoành hành ban ngày, giữa sào huyệt của nó mà nó không làm gì được các anh?
- Nhờ dựa vào dân. Cơ sở tin cậy bảo vệ mình. Không có dân đùm bọc là chết ngay, chứ nói gì việc đánh đấm. Nhiều trường hợp cơ sở chịu hy sinh, chịu tra tấn để bảo vệ chúng tôi. Những quần chúng hết lòng với cách mạng như anh Thái Mộng Hồng, Hiệu trưởng trường trung học thị xã Quảng Trị. Thầy Trác giám thị trưởng, chị Đào Thị Lành, chị Bích Lợi, Bùi Thị Thú, Nguyễn Thị Hoa, anh Trần Hoàng, Lê Xuân Tấn... nhiều lắm. Bà con cho ăn uống, cung cấp thuốc men, vật liệu để hóa trang, làm hầm bí mật thu giấu. Ông Thẻo một chủ ga ra ô tô, bà Sắt là chủ ga ra sắt thép vào cỡ lớn nhất thị xã đều ủng hộ cách mạng. Anh Nguyễn Tựu thợ sửa chữa xe máy là người trực tiếp đưa từ ngoài vào hàng tấn mìn RC4-RC10 cho chúng tôi. Có thế chúng tôi mới đánh thắng được. Chúng tôi vẫn nhớ công lao của anh Thạnh trung sĩ Bru (biệt kích Mỹ). Anh tốt nghiệp tú tài, giỏi tiếng Anh, làm thông dịch viên cho tên cố vấn Mỹ, chỉ huy chiến trường Trị Thiên Huế. Anh cung cấp cho chúng tôi chính xác, kịp thời kế hoạch của chúng ở vùng chiến thuật I. Giúp chúng tôi đối phó hữu hiệu. Đáng kể nhất là kế hoạch cuộc hành quân Lam Sơn 719 lập hành lang Quảng Trị - Hạ Lào nhằm cắt nguồn tiếp tế từ Bắc vào
Tôi nói:
- Đành là như vậy, hạt nhân vẫn là các anh. Giả dụ như dân cung cấp tin tức, trang bị... các anh cải trang cũng chỉ được một lần. Lần sau là chúng biết ngay! Chúng đâu dại khờ!
- Tất nhiên là mỗi trận phải có một cách đánh, lặp lại không được. Chúng nó đâu nhầm mãi. Cơ bản là mình tìm ra chỗ yếu để lợi dụng. Bọn chúng sĩ quan tên nào cũng hách lác. Lính sợ quan, quan nhỏ sợ quan to. Lính biệt động phải đóng đạt tất cả các cấp sĩ quan. Không những đóng đạt mà đóng siêu nữa. Ví dụ: Khi chúng thực hiện "Việt
- Yêu cầu như vậy mà đánh vào bọn xã trưởng, quận trưởng thì chưa gây được thần thế. Chúng ta phải nhằm vào lũ cỡ bự, ít nhất là khu trưởng. Quyết tâm bắt sống thì càng hay. Anh em trao đổi và nhằm vào tên trưởng khu Tôn Thất Phong.
Lợi dụng lính thủy quân lục chiến về rất đông tham gia cuộc hành quân, chúng tôi cải trang làm sĩ quan an ninh của thủy quân lục chiến đi bắt lính đào ngũ. Ra đường cái thì gặp một tên thượng sĩ ngụy, vừa đi kiểm tra tình hình trở về nhà. Chúng tôi ghép cho tội đào ngũ và bắt đi luôn.
Khoảng 15 giờ ngày 01.5.1971, chúng tôi cùng tên thượng sĩ bị bắt, tiến vào khu trung tâm Thạch Môn, gặp Tôn Thất Phong, tôi bảo Phong triệu tập chính quyền địa phương để giải quyết vấn đề lính đào ngũ, Phong bảo:
- Ở đây không làm gì có lính đào ngũ.
Tôi xách tên thượng sĩ ra đối chứng. Tên thượng sĩ định thanh minh thì bị ngay một cái tát trời giáng làm nó câm mồm. Tôi nói:
- Lính đào ngũ đã rõ rành rành. Ông chống lệnh thì ký vào đây.
Phong hết hồn. Quay điện gọi Nguyễn Côn, trung úy bảo an, Lê Chức (Chức chột) trung úy ngụy quyền và năm công chức ngụy quyền về khu.
Thấy số lượng đã đông, tôi ra lệnh:
- Tất cả cùng lên sư đoàn!
Phong chần chừ bảo:
- Gần tối rồi. Không có phép binh nào làm việc như thế này. Tôi giẫm mạnh đế giày xuống nền nhà đánh cốp. Chiếc bật lửa kiểu thủy quân lục chiến gài ở giày nổ xoẹt, tóe lửa, một tín hiệu của sĩ quan thủy quân lục chiến mới có. Tôi ra lệnh:
- Trói!
Bọn chúng núng thế phải chấp hành. Cả bọn cùng lên sư đoàn dưới mũi súng ba anh em. Đến ngã ba Long Hưng, tôi chỉ cho đường rẽ lên chiến khu. Tên Chức chợt nhận ra đã bị lừa, sa vào lưới của Việt cộng liền vụt chạy trốn. Một loạt CR15 quạt theo chết ngay. Tôn Thất Phong, Nguyễn Côn ra mặt chống lại, buộc chúng tôi phải nổ mấy phát làm gục tại chỗ. Năm công chức ngụy lạy như tế sao, xin tha chết. Tôi bảo:
- Quân giải phóng trừng trị bọn ác ôn, có nợ máu. Ai theo giặc phải đền tội. Còn các người lần này tha cho về. Từ nay không được cộng tác với giặc nữa. Cả năm người lạy dạ cảm ơn rối rít mặt tái xanh.
Khi giặc kéo còi báo động thì chúng tôi đã về Hải Thượng. Đêm ấy bọn cảnh sát dã chiến đi tuần, gặp lính thủy quân lục chiến thì hoảng hốt. Hai bên bắn nhau làm chết thêm một số nữa.
Đại khái là như vậy. Một trăm lẻ năm trận có một trăm lẻ năm cách đánh không trận nào giống trận nào. Phải vừa trí, vừa lực, vừa kỹ thuật vừa nghệ thuật. Không liều lĩnh nhưng sẵn sàng hy sinh. Tự nguyện chết nếu cần phải như thế. Quyết tử để cách mạng thắng lợi...
Biết chắc anh sẽ từ chối khi hỏi số lần được khen thưởng, tôi xin pháp anh cho xem những kỷ vật anh còn giữ. Qua đó tôi tính được 11 năm làm chiến sĩ, 4 năm nằm giữa nội thành, anh được tặng 3 huy hiệu dũng sĩ diệt ác ôn, một huy hiệu tiến công nổi dậy anh dũng kiên cường, 3 huy chương chiến thắng, 12 huy chương quân công, huân chương giải phóng, huân chương chiến sĩ vẻ vang từ hạng ba đến hạng nhất, một huy hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Bình quân mỗi năm gần hai huy chương, một hiện tượng hiếm có.
Sau nhiều năm chinh chiến vào sinh ra tử, anh đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đến nay mới được trở về với mẹ già tám mươi mốt tuổi, mắt mờ, chân chậm, với người vợ hiền nhiều năm bặt tin tức vẫn thấp thỏm đợi trông, anh chưa coi là đã hoàn thành nhiệm vụ. Anh động viên con trai vào lực lượng công an kế tục sự nghiệp của cha. Nguyễn Xuân Hòa, con của anh tỏ ra rất xứng đáng. Qua huấn luyện đã được Sở Công an Quảng Bình tặng giấy khen một chiến sĩ trẻ đầy hứa hẹn.
Về với đời thường, anh được đồng đội tín nhiệm, bầu làm Hội trưởng Hội Cựu chiến binh. Anh không đòi hỏi đãi ngộ chẳng có phụ cấp gì ngoài 72.000 đồng danh hiệu anh hùng, anh vẫn tiếp tục hy sinh, lặn lội với phong trào để "xóa đói giảm nghèo". Hội lập dự án sản xuất, lập tổ hùn vốn, tổ chức học kỹ thuật... làm cho tất cả hội viên không ai bị đói. Hội đỡ đầu cho Đoàn thanh niên thành cơ sở mạnh, được Trung ương Đoàn về thăm, khen ngợi sự kết hợp. Đỡ đầu cho nhà trường dạy tốt học tốt. Lần đầu tiên Tân Thủy có học sinh giỏi đạt giải nhì toàn quốc. Hội Cựu chiến binh trở thành đoàn thể chủ chốt, mạnh mẽ nhất trong khối mặt trận xã, là nòng cốt của phong trào "xây dựng nông thôn mới" đang dẫn đầu cả huyện.
Anh hùng về với đời thường, sao mà bình dị chất phác đến lạ lùng. Tấm ảnh tôi chụp trộm khi anh đang chăn đàn lợn đã cho tôi một kỷ vật quý.
Qua buổi hàn huyên tâm sự, tôi hỏi anh về các chiến sĩ trong Đoàn Đại Bàng. Anh kể:
- Ngày giải phóng còn không nhiều. Sau tôi thì đồng chí Quốc, nay đang công tác ở Bộ Nội vụ, đồng chí Thủy cũng được phong tặng danh hiệu anh hùng... Nhưng chiến tranh làm sao tránh được tổn thất; Có chiến thắng phải đổi bằng giá đắt. Điều anh em chúng tôi băn khoăn là chúng tôi hoạt động nhiều mũi. Nhiều đồng chí có thành tích rất to lớn đã hy sinh, giờ không ai biết cụ thể mà kê khai. Đó là thiệt thòi rất lớn của lính biệt động, của lực lượng an ninh.
Anh ngập ngừng rồi im lặng. Niềm xúc động từ anh lan sang tôi. Trời ơi! Con người gang thép như vậy mà cũng không giấu nỗi dòng nước rơm rớm ở khóe mắt. Khi tưởng nhớ những đồng đội của mình đã hy sinh. Trái tim công an biệt động thành cũng là trái tim người thường.
B.Đ.S