Ở |
vùng Bình Trị Thiên, có ba di tích lịch sử dược Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia khá sớm: đó là nơi ở cũ, lăng mộ và đình khai canh một làng ở Truồi. Điều đáng chú ý là cả ba nơi ấy cách nhau hơn 100km ở địa phận hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, nhưng đều thuộc một nhân vật lịch sử, cách đây gần ba trăm năm. Nhân vật lịch sử tiêu biểu ấy là ông Trần Đình Ân, người làng Hà Trung, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Ông người gốc Thanh Hóa định cư ở Tân Bình theo chủ trương khai thác vùng đất Ma Linh sau khi vua Lê Thánh Tông chiến thắng Đồ Bàn 1471. Từ đó đến khi chúa Nguyễn Hoàng vào đất Đằng Trong (1558), họ Trần Đình đã có công trong việc chiêu dân lập ấp, tạo thành một dòng họ lớn có công khai thác vùng đất mới ở Ma Linh. Sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào ở Dinh Cát, chống lực lượng nhà Mạc (do tướng Lập Bạo cầm đầu), vùng đất Tân Bình - Thuận Hóa rối ren, dân cư phiêu tán khắp nơi. Mấy năm sau, Lập Bạo bị bắt ở Ái Tử, mấy nghìn bại binh của ông bị bắt làm tù binh. Chúa Nguyễn Hoàng đưa họ lên định cư ở chân núi Cồn Tiên và giao cho người họ Trần Đình tên Trần Đình Chí (cháu đời thứ 5 họ Trần) có công khai khẩn vùng đất này từ trước. Ông Chí chia các tù binh nhà Mạc làm nhiều nhóm lập thành 8 trang trại, khai khẩn đất hoang lập làng xóm. Tối mỗi ngày họ lại hướng phía Tây nơi có đền thờ Nguyễn Hoàng (tại An Gia) để cầu nguyện hối lỗi (Do vậy, vùng đất họ cư trú lúc sơ khai, gọi là đất "Bái Trời”. Về sau hình thành tám phường cư dân gọi là “Bát phường" thuộc tổng Bái Ân (Bái Trời cũ). Từ đó về sau, Họ Trần Đình trở thành một cự tộc, sản sinh liên tục nhiều nhân tài xây dựng và mở rộng đất phía Nam Tổ quốc trong đó có Trần Đình Ân (con Trần Đình Chí) là tiêu biểu nhất. Cũng từ đó, mãi cho đến nay, nhiều người giúp dân, giúp nước kế tục nối nghiệp. Có lần cha, con, ông cháu cùng đồng triều, đồng sự như thời các chúa Nguyễn (Thế kỷ XVI, XVII, XVIII), sau có Trần Đình Túc và con là Trần Đình Phác (cuối thế kỷ XIX) đều là những vị Thượng thư có uy tín, có những điều trần về cải cách xã hội, nhưng bị vua Tự Đức bỏ qua.
Điều đặc biệt đáng lưu ý, để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ là khi đọc lại tấm bia đá ở Quảng Trị về Trần Đình Ân, do Nguyễn Khoa Chiêm dựng, khi nói
đến chính sách "cầu Hiền" của nhà Nguyễn, ngay những ngày đầu vào xây dựng phương
Sau đây chúng tôi xin chép lại toàn văn tấm bia đá qua ban rập khuôn trên giấy bản. Toàn văn như sau:<.........>
1- Phiên âm chữ Hán:
- Quốc chủ thiên túng đạo nhân ngự sắc tứ:
Tham chính chính đoán sự quan, Đông Triều hầu Trần Đình Ân từ chức quy hương ngụ thi tịnh tự:
Quốc chủ thiên túng đạo nhân ngự sắc tử:
Tham chính chính đoán sự quan, đông triều hầu từ chức quy hương, thi tịnh tự:
Tham chính quan Đông Triều hầu nãi Dư
Tằng tổ Đức Thượng vương chi câu Thần dã do
Tổ Võ Di
Hoàng thảo cập Dư lịch sĩ tứ triều quốc chính, triều cương đa sở tán trợ nhân thần chi huân duy Khanh vi tối cánh hỹ, trần hầu vi nhân, từ khiêm ôn lương, sùng đạo, hiếu thiện, thị dĩ phương quế lan tôn nhất môn chu tử. Niên tương bát thập di do vị ngãi diệc khả ngô quốc chi phúc thọ dã nải đĩ thích đạo, bảo tịnh tử thức qui hương, Dư khổ lưu tái tam di chung bất năng đoạt kỳ chí. Lâm hành từ Dư, nhân gia kỳ thành nhi xuân dục kỳ ý, đặc điền thập mẫu tòng quân thập danh dĩ vi dưỡng lão chi nhu. Khủng thử vị pho Dư tâm liêu tặng thất ngôn cận thể thi nhất thủ dĩ tận Dư ý vân nhí.
Thi vân:
Đặc thân Chí thiện tính sinh thuần,
Phụ tán ngô triều tứ thế nhân
Chính nghiệp kỷ thành từ tử thụ
Đạo tân hằng hiện khước Hồng trần
Hy hy hạc phát đồng thương hạo
Nghiễm nghiễm tiên phong diệc Hán thần
Thử khứ Quảng Bình hà sở sự
Thanh sơn, lục thủy lạc thiên luân
Chính hòa nhị thập tử niên (quý tị) nhị nhập nhất nguyệt sơ nhị nhật
Lại bộ thủ hợp Bảng - Trung Tử thư san.
2- Tạm dịch nghĩa:
Tứ công thần bia:
Quốc chủ thiên túng đạo nhân ngự sắc tặng:
Quan tham chính chánh đoan sự, tước Đông Triều hầu Trần Đình Ân, xin
từ chức về làng chúa ngự tặng thơ và lời tựa
Chúa thiên túng đạo nhân (l) ngự sắc tặng:
Quan Tham Chính, chánh đoan sự (Tước Đông Triều hầu) xin từ chức về làng, một bài thơ và lời tựa:
Quan tham chính chánh đoan sự (2) tước Đông Triều hầu đã được tằng tổ ta là Đức thượng vương nuôi dưỡng để cùng Tổ Võ (2), cùng Tổ Khảo (3) ta cùng ta đã trải qua bốn triều đại lo quốc chính, triều cương là người trọng thần có công lao lớn. Bề tôi siêng năng, duy có Khanh là hơn cả. Mừng nay, Trần hầu (4) lại là người nhún nhường êm dịu, vui đạo, thích lành cho nên lan quế thơm tho một nhà vinh hiển. Tuổi đã gần tám mươi mà chưa có dáng dấp suy hèn, chính đó cũng là phúc thọ của nước ta vậy. Nay mến đạo ưa tĩnh xin từ quan về làng, ta cố giữ lại hai ba lần nhưng cuối cùng cũng không cản được chí. Khi từ biệt ra về, ta đặc biệt lưu luyến, chân thành biếu tặng mười mẫu ruộng và mười tên lính theo hầu dùng trong những ngày dưỡng lão. Như vậy, sợ chưa thỏa lòng ta, nên tặng thêm một bài thơ thất ngôn để trọn lòng ta vậy. Thơ rằng:
Tính khí ôn hòa giữ mực trung.
Bốn triều giúp việc biết bao công
Thành công mới chán màu thao tía
Mộ đạo nên xa chốn bụi hồng
Thương hạo bạc phơ hai mái tóc
Hán thần vui thú một tơ đồng
Chuyến này về Quảng (6) làm chi đó
Nước biếc non xanh thỏa tấm lòng
Chính Hòa năm thứ 24 (quý tị 1703) ngày 2 tháng 11.
Lại bộ thủ hợp bảng trung tử thư sang (7)
Tấm bia đá “Tứ Công thần bia" ở cạnh ga Hà Thanh (Thuộc đất làng Hà Trung huyện Giio Linh tỉnh Quảng Trị) do chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đề tặng Trần Đình Ân và do Lại bộ Thủ hợp Bảng Trung tử là Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) viết khắc vào bia nguyên văn thơ và lời tựa ấy, tấm bia dựng vào năm Chính hòa thứ 24, nhằm vào năm quý tị, tháng 11 ngày mồng 2. Sau khi Trần Đình Ân được chúa cho nghỉ về làng vào năm 1703. Nhà bia hiện nay dựng ngay trước mặt nhà Trần Đình Ân lúc bấy giờ và ngay cạnh chùa Bình Trung, một ngôi chùa vốn có từ thế kỷ VIII (thuộc Chăm pa), nơi ông về tịnh độ ở đó. Sau khi Trần Đình Ân mất, (tháng giêng năm 1706), mộ ông táng cách nơi ở hơn 3km về phía Tây
3- Qua tấm bia, chúng ta còn thấy nét đẹp về chính sách “Cầu hiền đãi sĩ” có từ buổi đầu của xứ Đàng Trong. Để hiểu ý nghĩa của nó chúng ta cần thấy sự bức bách của xứ Đàng Trong lúc đầu. Nguyễn Hoàng vào
4- Qua tấm văn bia, chúng ta được biết một mối tình hiếm thấy giữa Trần Đình Ân với Nguyễn Khoa Chiêm. Theo thế phả họ Trần Đình nhất là qua sách Đại nam Thực Lục (tiền biên tập 1) cũng như qua sách Trịnh Nguyễn diễn chí của Bảng Trung Hầu (tức Nguyễn Khoa Chiêm) viết từ đầu thế kỷ XVII, chúng ta thấy tình đồng liêu buổi đầu giữa hai ông trong thời đại ấy thật là quý. Từ cuối thế kỷ XVI khi Nguyễn Khoa Chiêm còn giữ chức Thủ hợp (ngang nói tỉnh phó sau này) với hàm Bảng Trung tử (xem văn bia), ông đã được người đầu triều là Trần Đình Ân chú ý. Trần Đình Ân thường nói về Nguyễn Khoa Chiêm trước Chúa rằng người này có thể đại dụng "rồi một hôm trước khi xin về nghỉ hưu (1703), Chúa muốn giao chức đầu triều của ông cho con ông. Ông nói? "Con cháu tôi hơn hai mươi người đang giúp Chúa, nhưng nếu thay tôi chỉ có Nguyễn Khoa Chiêm. Rồi khi ông về làng Nguyễn Khoa Chiêm từ chức vụ Thủ hợp tước Bảng Trung tử được nhắc lên Bảng Trung hầu thay Trần Đình Ân giữ chức đầu triều “Tham chính chánh đoan sự ". Khi ông Trần Đình Ân về làng, Nguyễn Khoa Chiêm cùng con một Nội tán Nguyễn Khoa Đăng hết sức ái mộ vị lão thần trung nghĩa ấy. Sự ngưỡng mộ ấy không chỉ vì Trần Đình Ân là bố vợ Nguyễn Khoa Chiêm và là ông ngoại Nguyễn Khoa Đăng "mẹ Đăng là bà Trần Thị Đạm, con gái Trần Đình Ân”, mà là tấm gương sáng nhiều mặt cho sự nghiệp dựng nước đầu tiên ở xứ Đàng Trong, một mối tình đồng liêu quý hiếm, một tấm gương trọng nhân tài của đất nước. Bên cạnh, mối tình của hai họ nội ngoại giữa Trần Đình và Nguyễn Khoa đời đời lưu luyến. Người viết bài này trước đây ít chú ý. Trong nhũng năm học tại Huế, thường được ông Nguyễn Khoa Văn mời về nhà thờ họ ở làng Vĩ Dạ dự lễ họ Nguyễn Khoa hàng năm. Trong hai cuộc kháng chiến, chúng tôi không có điều kiện đi lại với nhau nhưng khi còn được ở Vinh (Thanh Chương), đồng chí Hải Triều cũng thường nhắc lại mối tình keo sơn đó của hai dòng họ. Hòa bình thống nhất, năm 1975 trở đi hai dòng họ chúng tôi lại thường năm dự lễ dâng hương ở Hà Trung cũng như ở Vĩ Dạ. Gần đây khi những di tích về hai dòng họ Trần Đình và Nguyễn Khoa được Nhà nước xếp hạng thành di tích Quốc gia, nhiều bà con ở Huế ra Hà Trung xin góp sức cùng Nhà nước tu tạo lại lăng mộ và khu bia ở Hà Trung. Mối tình đó không chỉ nằm trong hai dòng Họ. Một nét đẹp văn hóa lâu đời mang bản sắc Việt Nam mà còn nêu cao tinh thần trọng đạo lý làm người đối với tổ tiên, tinh thần trọng người tài, nâng đức độ của những con người góp nhiều công sức với đất nước nhất là trong khai hoang lập ấp xây dựng quê hương. Bia “Tứ công thần bia” một di tích thuộc loại xưa nhất của xứ Đàng Trong mang nhiều nét đẹp của dân tộc ở mảnh đất miền Trung.
Huế 30-10-1998
T.T.T
----------
(1) Quốc Chủ thiên túng Đạo Nhân tức chúa Nguyễn Phúc Lan (1675 - 1725).
(2) Tham chính chánh đoan sự, một chức vụ cao cấp nhất trong thời Chúa Nguyễn.
(3) Tổ khảo là thân sinh, tức chúa Nguyễn Phúc Thái thân sinh chúa Phúc Chu.
(4) Trần hầu gọi tắt là Trần Đình Ân tước Đông Triều hầu.
(6) Về Quảng có nghĩa là về nghỉ hưu tại Quảng Bình (Xưa Minh Linh thuộc trấn Quảng Bình).
(7) Lại bộ Thủ hợp là chức vụ như vụ trưởng một vụ thuộc bộ Lại. Bảng Trung tử là tước của ông Nguyễn Khoa Chiêm khi dựng bia Hà Trung năm 1703. Sau khi dựng “Tứ công thần bia” ba năm thì Trần Đình Ân mất (1706). Nguyễn Khoa Chiêm được thay chức đầu triều tham chính chánh đoan sự với tước Bảng Trung hầu (1703).
(8) Xem Đại Nam Thực Lục (tiền biên) trang 217