Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 09/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhân vật Vĩnh Linh trong "Đại nam liệt truyện"

 “Đại Nam liệt truyện” (ĐNLT) (1) là bộ sách đồ sộ do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào giữa thế kỷ 19, chép tiểu sử của hàng ngàn nhân vật từng sống và hoạt động trên một chặng đường lịch sử dằng dặc chừng, hơn 300 năm kể từ khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở Ái Tử (1558) đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888). Người viết bài này không đủ kiến thức và kinh nghiệm để bàn luận về bộ sách, chỉ xin mạo muội làm công việc lược thuật đôi dòng về những người có tên tuổi của huyện nhà được ĐNLT ghi là quê quán ở huyện Minh Linh.

Người đầu tiên được ghi chép là một nhân vật cỡ lớn, một phụ nữ -Hưng tổ Hiếu Khang Hoàng Hậu-vợ của Hoàng tử Nguyễn Phúc Luân (có sách ghi là Nguyễn Phúc Chương ) con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc khoát. Khi Võ Vương chết đáng ra Nguyễn Phúc Luân lên ngôi nhưng Trương phúc Loan muốn lập hoàng tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi để dễ bề thao túng nên Nguyễn Phúc Luân bị mưu hại và uất hận mà chết năm 33 tuổi (2). Vậy là Hiếu Khang Hoàng Hậu góa chồng từ khi rất trẻ. Và Nguyễn đầu tiên, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Bà sinh năm 1738, ông nội là Nguyễn Phúc Kiêm, cha là Nguyễn Phúc Trung có tiểu truyện trong ĐNLT. ĐNLT ghi rằng họ Nguyễn Phúc này hoặc là được vua ban cho, hoặc tự dòng họ này chữ phúc làm tự mỹ tự, không biết rõ được. Ông Nguyên Phúc Trung có vợ là họ Phùng, làm quan dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đến chức Chính doanh Cai cơ thì mất, không có con trai.

Nhưng chỉ riêng một người con gái- Hiếu Khang Hoàng hậu- cũng dduur làm rạng rỡ gia tộc. Rất tiếc chưa biết được tên thật của bà là gì, chỉ biết Hoàng hậu Hiếu khang sinh hạ được 3 con trai và 1 con gái. Vua Gia Long là con thứ 3, tính ra bà sinh Nguyễn Phúc Ánh vào năm 23 tuổi, chính xác là vào ngày Kỷ  Dậu tháng giêng năm Nhâm Ngọ (1762).

Chuyện đời của bà có rất nhiều sự kiện phong phú, và có thể thành đề tài hấp dẫn cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Bà đã sống trong một giai đoạn đất nước và hoàng tộc có những biến động sâu sắc, dữ dội, đầy vinh nhục, thăng trầm. Kể từ năm Giáp Ngọ (1774) khi tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc kéo quân vào đánh Thuận Hóa và các chúa Nguyễn phải kéo nhau vào Nam, Hoàng hậu Hiếu Khang phải lẩn trốn nơi dân đã cùng với một số công chúa. Sau đó, Nguyễn Phúc Ánh bắt được liên lạc và rước bà vào Gia Định. Nhưng lúc này khí thế quân Tây Sơn rất mạnh, quân chúa Nguyễn liên tiếp bị đánh bại và dạt ra tận các đảo xa xôi. Bà phải chạy ra đảo Phú Quốc có một thời gian, bà phải sống ở Thổ Châu, một hòn đảo ở Vĩnh Thái Lan nổi tiếng về bệnh sốt rét. Rồi lại còn bôn ba sang tận nước Xiêm La! Sau gần 30 năm lênh đênh cơ hàn, bà mới được trở lại Phú Xuân (1801) lần lượt được tôn xưng Quốc Mẫu, rồi Hoàng Thái Hậu. Mười năm sau (1811), Hưng Tổ Hiều Khang Hoàng Hậu – một trong những bà Hoàng từng trải nhất của triều Nguyễn – qua đời, hưởng thọ 74 tuổi, mai táng tại lăng Thụy Thánh (ở núi Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên).

Cũng trong giai đoạn “Gia Long tẩu quốc (1774-1802), một người Vĩnh Linh đã từ chân lính trơn thăng tiến đến hàng võ quan cao cấp, đó là ông Trịnh Ngọc Trí, không rõ năm sinh. Ông xuất thân là lính của Nội Đội, sau năm 1774 chạy theo Chúa Nguyễn vào Nam, trải qua rất nhiều trận mạc lớn nhỏ. Có lần ông còn hoàn thành cả một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi cả trí lẫn dũng là dụ hàng một viên tướng nhà Tây Sơn. Năm Gia Long lên ngôi (1802), ông được lệnh đi đón một người Vĩnh Linh khác là Hiếu Khang Hoàng Hậu (nhân vật đã nói ở trên) từ Gia Định trở về kinh đô Phú Xuân, ông được thăng chức Phó Đô Thống chế hữu doanh quân Thần Sách. Từ đó, ông còn giữ nhiều chức vụ cao ở Sơn Nam Hạ, Nghệ An, Thanh Hóa. Ông mất năm 1819 khi đang làm Phó Đô Thống chế Hậu doanh, có 2 con là Tín và Trung.

Người thứ tư là một văn quan, đúng hơn là một vị quan cai trị, lại đã từng – như thường thấy trong chế độ phong kiến – kinh qua nhiệm vụ ngoại giao, tên ông là Ngô Bá Nhân. Bắt đầu tham chính từ năm 1801 với chức Câu kê ở Quảng Bình, đến năm 1804, ông đã được triều đình tin cậy bổ làm Thư ký của Sứ bộ Việt Nam sang điều đình với nhà Thanh. Đời làm quan của ông trải rộng qua nhiều vùng đất trong và ngoài nước. Ở trong nước, ông đã làm việc suốt từ miền Trung đến miền Nam: Ký lục dinh Quảng Đức, Hiệp Trần, Nghệ An; rồi được chuyển vào Gia Định thành, Châu Đốc, Hà Tiên. Ông bị bệnh và mất năm 1833 khi đang giữ chức Thư Trần Phú An Giang và đang cùng ông Lê Đại Cương lãnh chức Bảo hộ quốc ấn nước Chân Lạp.

ĐNLT đánh giá ông “là người trầm trọng quả quyết, xử sự tinh kỹ” và kể hai mẩu chuyện chứng tỏ ông là người công minh, hết sức tiến cử những người có đức có tài. Đồng thời ông cũng là vị quan có nhiều kinh nghiệm ngoại giao, có tài giải quyết những rắc rối ở miền biên giới đụng chạm đến quan hệ và lợi ích của Việt Nam – Chân Lạp – Xiêm La.

Nhân vật thứ 5 chỉ là một người dân bình thường, đúng hơn là một phú gia của đất Vĩnh Linh xưa, và có một nhân cách khá đặc biệt, ông Lê Mậu Chu. Để khỏi rườm lời, xin trích ra đây đoạn văn khá súc tích của ĐNLT viết về ông:

“Thừa nghiệp cha, sinh kế gia đình được đầy đủ”.

Tính hào hiệp, chuộng nghĩa, gặp người nghèo nào lam lũ cầu khẩn điều gì là giúp ngay, không chút ngại tiếc. Xóm có nhà tích trữ (hàng hóa) để bán cho người lấy lãi rất nặng, kể mặc nợ có người mất cả gia sản. Chu lấy làm khinh ghét, nói rằng: “Tiền của, có thể nhiều lúc “không”, há chẳng có thể nhiều lúc “có” hay sao. Ta sống ở đời (chỉ) có hạn”. Rồi khuyên mẹ đem đốt những văn tự nợ, tính ra hơn 200 lạng bạc, hơn 3400 quan tiền và 370 hôc thóc. Quan địa phương đem việc tâu lên. Minh Mạng năm thứ 19 (1838) được chuẩn miễn cho 15 năm thuế dân, dao” (tập IV, trang 442). Việc làm của ông khiến người ta liên tưởng đến chuyện Phùng Hoan đốt văn tự nợ của dân đất Tiết, để dành ơn nghĩa cho Mạnh Thường Quân ở Trung Hoa thời xưa mà người đời thường truyền tụng như một bài học lớn về lòng nhân ái và cách xử thế. Nhưng dù sao, Phùng Hoan đốt văn tự nợ của Mạnh Thường Quân vẫn dế hơn là ông Lê Mậu Chu đốt văn tự nợ do chính mình sở hửu.

 

Cuối cùng, xin lưu ý một người mà ĐNLT ghi là quê huyện Minh Linh, đó là ông Trần Đình Ân. Nhưng đã lâu, từ đời Đồng Khánh đến nay, làng quê Hà Trung của ông Trần Đình Ân lại thuộc huyện Do Linh. Tạp chí Văn hóa Quảng Trị cũng từng giới thiệu những bài viết có giá trị về nhân vật này, và cũng ghi rõ quê huyện Do Linh. Nên ở đây xin dẫn ra để bạn đọc cùng xem xét, coi như một kỷ niệm giữa hai huyện vốn rất gần gũi, gắn bó (nguyên huyện Do Linh là từ huyện Minh Linh tách ra). Chỉ có điều là trong các nhân vật vừa nêu ở trên, hiện có người nào mà quê quán lại thuộc huyện Gio Linh ngày nay không?

Huyện Vĩnh Linh đã có những chân dung nhân vật khá nổi bật trong ĐNLT. Còn đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của họ là việc phức tạp. Cuộc đời của bất kỳ người nào cũng là một bộ tiểu thuyết phong phú, sống động, được quy định bởi những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Các sử gia triều Nguyễn đã làm xong công việc của họ, ở mặt bằng hệ ý thức phong kiến. Làm rõ tiểu sử và nhận xét đúng đắn, khách quan về những nhân vật Vĩnh Linh nói riêng và nhân vật Quảng Trị nói chung trong quá khứ là công việc của người hôm nay, của ngày hôm nay.

                                                                                            N.V.T

(1) Quốc sử quán triều Nguyễn – Đại Nam liệt truyện – Bản dịch của Viện Sử học, tập 4, NXB Thuận Hóa, 1993. Về các nhân vật được nói đến trong bài, bạn đọc có thể xem trong ĐNLT, I (152), II (117, 82, 291), III (294), IV (442).

(2) Ngô Giáp Đậu – Hoàng Việt long hung chí, NXB Văn học, H, 1993.

Nguyễn Viên Thịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 3 tháng 12/1994

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

10/05

25° - 27°

Mưa

11/05

24° - 26°

Mưa

12/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground