Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhớ Phong An

 

Đ

ến Quảng Trị từ những ngày đầu chống Pháp, chắc ai cũng biết đến địa danh Phong An của huyện Triệu Phong. Phong An là một trong những vùng căn cứ địa của cách mạng nằm cách đường Quốc Lộ 1A chừng 10km đường chim bay về phía tây. Vùng giáp ranh – đồi không cao, nhưng có lợi thế cho kháng chiến, bởi các rẻo đất trũng dưới chân đồi có rừng cây um tùm, có khe bàu, sông nước vây choàng. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược có thể nói nơi đây vừa là “chân đế” vững chải an toàn cho lực lượng cách mạng, vừa là cái “ yết hầu” lợi hại “quân lương” cho kháng chiến. Phải chăng vì thế mà lịch sử chọn vùng đất và con người ở đây lầm điểm tựa cho cuộc đụng đầu ác liệt và sự thắng lợi vẻ vang của đất Triệu ái, Triệu Phong anh hùng những ngày đánh giặc.

            Chuyện kể rằng: Cái tên Phong An là từ ghép của đất và người Triệu Phong. Phong là đất Triệu Phong, An là tên của người Chủ tịch tổ chức khởi nghĩa cướp chính quyền lập nên chính quyền Cách mạng và khai sinh ra cái tên làng Hiệp Khế của thời xa xưa ấy.

            Được mệnh danh là “chân đế” vững chải an toàn cho lực lượng Cách mạng ở chỗ: Đây là nơi bàn đạp  cho cán bộ, bộ đội Việt Minh dừng chân trước khi ra trận và thắng trận trở về. Rừng cây đã từng che dấu kín hàng tiểu đoàn vệ quốc quân thời chống Pháp và giải phóng quân thời chống Mỹ. Vùng đất đã chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn của kẻ thù tưởng chừng không còn sự sống. Thế mà vùng đất này vẫn “Cây cháy trụi sẽ đâm cành xanh lá/ Đêm nay các anh đánh vào thị xã/ Đất anh hùng nở rộ chiến công”…Và những lúc “thương người đi đất cũng khóc đêm…”. Đất Phong An ngày nào vẫn nuôi bộ đội, che dấu thương binh và đánh thắng nhiều trận càn quét của giặc Pháp. Đất Phong An những ngày đánh Mỹ càng rạng danh căn cứ địa cách mạng. Phá thế kềm kẹp của thời Mỹ Diệm, vùng lên cùng quân dân cả tỉnh đồng khởi phá ấp chiến lược (1964). Đất Phong An lại nuôi dấu tiễn đưa nhiều đoàn quân ra trận để mong chiến thắng trở về. Dân làng còn nhớ mãi trận đánh mở màn tháng 10 năm 1964 của một trung đội quân giải phóng đánh thắng hơn 1 tiểu đoàn ngụy có xe tăng, trọng pháo yểm trợ và các cuộc chống  càn quyết liệt những năm 1966 – 1967 – những năm đất Phong An phải chịu đựng  sự chà xát “ văn minh kiểu Mỹ” để xây sân bay phản lực…Nhưng vùng đất vẫn hiên ngang chịu đựng cho đến ngày toàn thắng.

            Còn cái “Yết hầu” của Phong an đã thể hiện: “lợi” cho kháng chiến và “hại” cho kẻ thù. Đó là dân làng kể lại chuyện cái chợ Phong An những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Năm 1996, ông chủ tịch ủy ban cướp chính quyền năm 1945 về thăm quê. Trong buổi gặp gỡ lại dân làng, đã nói chuyện sôi nổi với các cụ ông, cụ bà cao niên đã từng sinh sống một thời. Ông đã có công sáng lập ra chợ Phong An . Chợ Phong An tồn tại hoạt động dưới bom đạn và sự càn quét của giặc Pháp được là nhờ được “quân sự hóa”, mỗi người dân và người họp mặt ở chợ là một chiến sĩ. Nơi đây, chợ là một trận địa phòng thủ có hầm hào để cơ động. Tàu bay, mộc chê, ca nông bắn phá thì người và hàng hóa theo hầm hào chuyển qua đóng ở địa điểm khác đã định. Tây lên lùng thì bà con theo sông suối luồn sâu vào rừng rú. Tây muốn lên thì phải huy động tổng lực mới vào được, nhưng không tránh khỏi thương vong do đạn tỉa, mìn, chông của dân quân nên chúng càng hoãng sợ và ít càn quét bằng bộ binh. Chợ Phong An nghèo, hàng hóa chỉ có lương thực, thực phẩm và một ít hàng tạp phẩm. Bởi vì kẻ thù vẫn biết để chợ tồn tại là có lợi cho Việt Minh, do đó chúng tìm cách triệt phá, trước hết chặn các đường tiếp tế  từ đồng bằng Triệu Hải lên. Chúng có đồn Ba gô (Ái tử) để lục soát bắt bớ đêm ngày. Máy bay “tàu già” thì luôn nhòm ngó các con đường từ Cam Lộ, Gio Linh vào để gọi ca nông, mộc- chê ngăn chặn tiếp tế cho chợ Phong An. Nhưng chợ vẫn hoạt động được, vẫn có hàng hóa cung cấp cho Việt Minh. Dân làng Hiệp Khê nghèo khổ, nhưng giàu lòng cách mạng. Thương các mẹ, các chị sản xuất dưới  đạn bọm, bòn từng rổ khoai, từng xếp lá táy để mua sữa, đường nuôi thương binh và bộ đội. Dân làng còn kể gia đình ông An – người có công sáng lập ra tên làng Hiệp Khê và chợ Phong An, bà con bên  vợ ông An ở vùng “hội tề” rất đông. Họ mang gạo vải vóc lên chợ được vì  họ có người “đỡ đầu”. Nếu bị bắt thì họ có người ra can thiệp. Do đó hàng hóa ở chợ có nhiều và phong phú là nhờ vậy. Cũng từ thế mạnh này đã tạo ra cái “yết hầu quân lương” lợi hại. Họ còn nói thêm. Gia đình ông An đều tham gia kháng chiến: ông anh ruột xã đội trưởng hy sinh, hai anh em trai liệt sĩ, bà mẹ đẻ Tây bắt đi giấu mất xác. Vợ ông là cơ sở cách mạng trung kiên trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

            Đâu chỉ gia đình ông chủ tịch đó, mà dân Phong An rất giàu lòng cách mạng. Vỏn vẹn trên 40 hộ với hai trăm khẩu từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay con số đó cơ bản vẫn giữ nguyên. Phải chăng dân số tự nhiên không phát triển hay là họ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến? Để rồi đất tiếp tục thay da đổi thịt mà con người thì “nằm im”.

            Tôi về Phong An sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Người dân Phong An ngày nào nay lại tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong buổi đón nhận các danh hiệu cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng cho con người ở đây, tôi tìm lai những con người cùng lứa tuổi thì chỉ còn có mấy người đâu! Đồng đội tôi đã hy sinh cho sự nghiệp Cách mạng cả rồi. Những người còn lại được cài trên ngực tấm Huân Chương lấp lánh đó đều là thương binh và hưởng chính sách như thương binh. Trong số hy sinh trong thời chống Mỹ có gia đình bây giờ không còn người để hưởng quyền lợi mà Đảng và nhà nước ban cho như bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Xử, chồng hy sinh trong chống Pháp, một con trai hy sinh trong thời chống Mỹ và mẹ cũng bị giặc Mỹ cướp mất. Mẹ Vân có hai con trai và một con dâu hy sinh, mẹ Tần có con trai độc nhất cà con dâu hy sinh…Đau khổ hơn là vào năm 1967, trong một đêm bọn đánh thuê nam Triều Tiên đã vào tàn sát bắn giết hàng chục dân làng…Người có diễm phúc sống sót là bà Đạo vợ ông chủ tịch năm xưa kể chuyện anh dũng của người dân Phong An: Đã là người dân Phong An đều mang truyền thống kiên cường đánh giặc cả, nhưng trong đó gian khổ nhất vẫn là những người có người thân đi kháng chiến. Luật 10/1959 giương máy chém lên chờ cổ những người cơ sở cách mạng. Thế mà trong những thời kỳ đó không chỉ có mẹ là người cơ sở trung kiên mà còn có mẹ Con, mẹ Cơ, mẹ Tuyến…là những căn hầm bí mật và hòm thư liên lạc cho cách mạng móc nối về những vùng sâu vào những năm 1959 – 1960, những năm tháng đen tối nhất. Trên ngực mẹ Đạo có những huân chương kháng chiến chống Pháp hạng ba, Huân chương chống Mỹ hạng nhì và tấm kỷ niệm chương tù chính trị yêu nước sáng ngời. Càng tự hào về quá khứ, mẹ lại tiếp tục làm “ngòi nổ” trong cuộc chiến đấu với hậu quả chiến tranh ở đất Phong An. Hiệp định Pari ký kết có lệnh ngừng bắn, bà con vùng giải phóng được chính quyền cách mạng cho đi sơ tán ở Vĩnh Linh về. Trong lúc kẻ thù đang còn chiếm giữ một nửa đất quê hương. Cuộc chiến còn tiếp diễn. Mẹ Đạo không cam chịu xa làng xa mảnh đất chôn rau cắt rốn của tổ tiên. Dân làng chưa về, nhưng bà đã theo đơn vị bộ đội tăng để về đất Phong An. Bán nghi bán tính, bộ đội sợ bà là gián điệp, vì cứ nài nì xin theo ở với đơn vị dấu quân chờ lệnh xuất kích với hành động cao cả của bà là tìm về vườn cũ để phát lau sậy, cuốc đất khai hoang trên nền đất đổ nát dày bom đạn. Tiếng cuốc đêm đêm vang vọng, động lòng các chú bộ đội, họ cho mẹ ăn, cho võng để mẹ nằm, và dần dần cho mẹ một cái trại để ở phòng khi đơn vị rút đi. Từ việc làm của mẹ, bà con dần dần tìm về  làng nhưng không về vườn cũ mà làm nhà ở tạm trên những sườn đồi. Từ tập đoàn sản xuất làm ăn kha khá, lại nhập lại với thôn Nại Cửu phường để lên HTX Nại Hiệp. Bom mìn của giặc để lại tiếp tục cướp đi gần một chục sinh mạng ở đây, nhưng bà con vẫn không sờn lòng. Biến căm thù thành hành động để xây dựng cuộc sống mới, nguyện xứng đáng với truyền thống quê hương Phong An.

            25 năm vật lộn với hậu quả của chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt, người và đất Phong An vẫn đứng vững trên điểm tựa ngày nào. Đến nay đã có trên 80% nhà lợp ngói, 30% nhà xây, hộ thiếu đói thì còn rất ít, nhưng còn một số gia đình, kinh tế vẫn chưa ổn định. Mong muốn của người dân Phong An, đề nghị Đảng, Nhà nước nghiên cứu công nhận xếp hạng địa danh lịch sử này là vùng căn cứ địa cách mạng, cắm bia bảng chứng tích chợ Phong An, bia chứng tích tội ác của giặc để động viên khơi dậy truyền thống mảnh đất và con người  ở đây.

            Nhân dân Phong An tin tưởng rằng Đảng và Nhà nước sẽ không quên căn cứ địa này.

                                                                                                             M.S

 

 

 

Minh Sơn
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 82 tháng 07/2001

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

4 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

10 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground