Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những bức ảnh về một con đường lịch sử

LTS: Nhân kỷ niệm ngày Nhà Báo Việt Nam (21- 6), CV. trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo nhiếp ảnh Trọng Thanh về con đuờng Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ.

 

N

ăm 1996, rời ghế khoa Sử trường Đại học Tổng hợp, tôi đuợc bổ sung vào đội quân báo chí. Và điều may mắn hơn cả là cùng bạn bè gia nhập đội quân Nam Tiến. Vuợt Trường Sơn đánh Mỹ với tên gọi Mai Thanh Ninh. Vũ khí đánh Mỹ bằng chiếc máy ảnh và cây bút.

Hai mươi năm chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng những kỷ niệm chiến tranh vẫn đầy ắp trong mỗi con người.

Dù thế nào đi nữa tôi vẫn nằm trong số những người may mắn hơn nhiều bạn bè, đồng đội, kết thúc chiến tranh, còn sống trở về với một kho tư liệu ảnh chiến tranh vô cùng quý giá.

Đuờng mòn Hồ Chí Minh đã gắn bó một phần cuộc đời tôi. Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một Di sản vô giá của dân tộc, là giá trị tinh thần và trí tuệ của dân tộc ta mà các nhà nhiếp ảnh đã góp phần giữ gìn nó cho những thế hệ mai sau.

Khi làm việc vói giáo sư Lary Rottmann, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của miền Trung Tây nước Mỹ - một cựu chiến binh ở Việt Nam, ông đã nói với tôi:

"Đuờng mòn Hồ Chí Minh là tư tưởng của Việt Nam, là quyết định chiến thắng của các ông đối với nuớc Mỹ. Nó đã gây một ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi trong suốt cuộc đời. Và tôi sẽ giúp ông trưng bày một triển lãm về Đường mòn Hồ Chí Minh tại Mỹ”.

Thế là cuộc triển lãm mang tên “Những tiếng nói từ đường mòn Hồ Chí Minh” ra đời tại 15 bang ở nuớc Mỹ trong suốt một năm (11/1992-11/1993). Không phải ngẫu nhiên mà ông Angor, Phó Tổng thống Mỹ đã có mặt trong buổi khai mạc và bế mạc. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà 140 ảnh triển lãm ấy đã được lưu giữ một cách trân trọng tại bảo tàng Hòa Bình Oa-sinh-tơn. Đó là sự thừa nhận  một kỳ tích của dân tộc Việt Nam. Kỳ tích đó đã được các nhà báo phương Tây đặt tên là "Con đường huyền thoại của huyền thoại".

Cuộc triển lãm tại Mỹ năm 1992, cũng như cuốn sách mang cùng tên cũng được xuất bản vào tháng 9-1993, tại Mỹ. Và gần đây nhất là cuốn sách “Đường mòn Hò Chí Minh - Con đường huyền thoại” tôi đã hoàn thành và NXB Chính trị Quốc gia cho ra mắt bạn đọc trong và ngoài nước đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam 30-4-1995 là kết quả gần 30 năm tích lũy trong cuộc đời làm báo và hoạt động nhiếp ảnh của tôi. Trong những cuốn sách ấy còn có sự đóng góp của các nghệ sĩ Nhiếp ảnh đồng nghiệp: Minh Trường, Hoàng Kim Đáng, Văn sắc, Vương Khánh Hồng, Văn Tuấn Anh. Những tác phẩm ảnh về Trường Son của các anh là những dẫu son, nhữụg dấu ấn về một con đường không thế nào nhạt phai trong ký ức của mỗi người.

Nói về chụp ảnh Đường mòn Hồ Chí Minh mà không nói về con đường ấy, về điều kiện hoạt động của phóng viên như thế nào, hoàn cảnh chiến trường ra sao thì sẽ rất nhiều người không hình dung nổi và thậm chí sẽ có người không tin nữa.

Bây giờ, nhiều người qua phim, ảnh, sách, báo đã biết đuợc Trường Sơn nhưng để vượt được nó hàng trăm ngày đường qua hàng ngàn đinh dốc cao: Dốc Bà Định, dốc Nguyễn Chí Thanh, đồi 500, đỉnh 900, 1.800 và 2.000 mét, hàng ngàn con suối lớn nhỏ, những ngầm lớn như Ta Lê, A sáp, cua chữ A... dưới bom đạn ác liệt để vào đến chiến trường: Trị Thiên, Quảng Nam Đà Nẵng, khu 5, khu 6, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đâu phải dễ dàng. Đó là một cuộc hành trình nhớ đời.        

Trên vai chúng tôi ngoài súng, đạn, gạo, tư trang, còn hàng chục kg thuốc ảnh, thuốc tráng phim, hàng trăm cuộn phim, hai ba chiếc máy ảnh, téle. Hồi đó tôi sử dụng máy Pratica, Exakta, Petri, Téle 300. Lúc nào trên người cũng một ba lô chặt cứng 20-25 kg. Ấy thế mà chúng tôi cũng kham nổi. Cái chính là nỗi khát khao có mặt ở chiến truờng, nỗi khát khao được chụp ảnh, được ghi chép lại cuộc chiến tranh có một không hai này.

Đường Hồ Chí Minh có 5 tuyến cơ giới theo chiều dọc Đông và Tây Trường Sơn vào đến Tây Ninh và 21 tuyến ngang xuống các mặt tận với tổng chiều dài 16.000 km. Ngoài ra còn những con đường mòn cho xe thồ, người gùi cõng và bộ binh hành quân. Người mở đuờng đầu tiên là Thượng tá Võ Bẫm với 440 chiẽn sĩ ngày 19.5.1959.

Trường Sơn có hai mùa: khô và mưa. Mùa mưa Truờng Sơn sáu tháng ròng rã, cây rừng bật rễ, đất thối, hầm sập, bom vùi. Mùa khô sáu tháng, suối cạn, bói cũng chẳng ra một trận mưa. Bụi bom B52, bụi chất độc hoá học Mỹ. Ai đã vuợt Trường Sơn dù chỉ một lần cũng ít nhiều nhiễm độc tố hoá học trong người, hàng ngàn đứa trẻ ra đời sau chiến tranh đã phải suốt đời mang theo dị tật.

Sáu tháng mùa mưa tôi băng ngang Truờng Sơn về với mùa khô đồng bằng Trị Thiên Huế, đèo Hải Vân đế chụp ảnh hoạt động của bộ đội và du kích đồng bằng. Mùa mưa đồng bằng tôi lại băng rừng trở lại với mùa khô Trường Sơn - mùa hoạt động của lính cơ giới Binh đoàn và những đội quân thanh niên xung phong trên mặt đường mòn. Mỗi lần băng rừng là phải leo qua dãy Trường Sơn mất 16 ngày đuờng, khẩu phần ăn 2/10 gạt sữa bò gạo và rau rừng. Mùa khô chụp ảnh thì sướng, nhưng phải luôn hứng chịu bom B52 và pháo, rốc két của máy bay L19, OV-IO, C130 và trực thăng cán gáo. Giáp mặt với bom đạn, mưa rừng, bệnh tật, những trận chiến đấu bảo vệ đường mòn tôi càng thấy đối tuợng chụp ảnh của mình là những con người, những chiến sĩ công binh mở đường và bảo vệ con đường cho thông suốt sau mỗi trận mưa bom. Những chiến sĩ lái xe dũng cảm đưa gạo đạn ra mặt trận. Những chiến sĩ bộ binh, pháo binh, đặc công gan lì bảo vệ tuyến đuờng huyết mạch.

Và đây nữa, những cô gái thanh niên xung phong điều khiển chiếc xe đạp thồ hàng trăm cân lương thực, súng đạn. Họ gùi đạn, gạo trên vai con gái. Biết bao những tấm gương hy sinh dũng cảm. Bằng mọi cách phải ghi lại hình ảnh những con người ấy. Họ chính là linh hồn của con đường. Cuộc chiến có tới đích hay không chính là họ. Và thế là tôi cũng chẳng ngại ngần lao vào cuộc chiến, cùng lên xe vượt dốc, vượt ngầm trong đêm vói các lính lái xe không kính trên các cung đường. Hôm nay họ còn, ngày mai họ đã hy sinh sau trận tập kích của C.130 trúng tim đường. Có ngày cà tiểu đoàn xuất phát chi còn lại hai xe trở về.

Tôi đã sống cùng các cô gái thanh niên xung phong Quảng Bình, các Binh trạm 41,42. Hai tiểu đoàn con gái tuổi 18-20. Họ sống thật hồn nhiên giữa bom đạn. Không, cũng nhiều lúc nhớ nhà, cô bé Hiền Lương lẻn ra giữa rừng khóc. Thế rồi cả trung đội khóc theo và tôi cũng khóc theo. Cũng ngày sau đó họ lại ngồi quây quần bên bếp lửa, ăn củ sắn lùi hát cho nhau nghe một bài hát hoặc ngâm một bài thơ họ tự viết. Và cười ngất sau lần chết hụt.

Tôi luôn muốn khai thác những khía cạnh của đời sống người chiến sĩ trên mặt trận. Những khía cạnh tình cảm con người trong chiến tranh, bản chất anh hùng ở ngay trong cái bình dị nhất. Tôi luôn tự nhủ mình, hãy Sống như họ và làm như họ mình sẽ có nhiều tác phẩm. Họ chính là tác phẩm của tôi. Và tôi đã chụp được nhiều ảnh khi đoàn dân công hỏa tuyến chuyển đạn trong bom. Một đoàn xe vượt qua cao điểm giữa khói đạn mịt mù. Một khuôn mặt trẻ trung của anh lính C2 Binh trạm 41 - Nguyễn Hữu Nhận. Người chiến sĩ trẻ Đặng Bá Thống trên khuôn mặt còn đẫm vết máu vẫn bám trận địa đánh địch phản kích ở mặt trận Đường 9 - Nam Lào. Anh hùng Trịnh Tố Tâm gan góc đánh giao thông trên đèo Hải Vân... Trường Sơn cũng có những giây phút yên tinh hiếm hoi dành cho đôi bạn trai gái gặp nhau giữa đường ra mặt trận. Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Cử - quê Quảng Bình, họ là bạn học trường làng và họ yêu nhau. Chỉ giây phút cho cuộc gặp để giữ lại cho nhau một lời hẹn hò ngày chiến thắng. Là một chàng trai đã yêu tôi cảm nhận được điều đó. Và tác phẩm ấy là một trong những bức ảnh đẹp nhất trong cuốn sách ảnh về đường mòn. Hình ảnh cô gái giao liên lầm lũi, ngày này qua ngày khác đưa hàng vạn lượt quân ra mặt trận. Hình ảnh người lính đoàn 5 Huế đói lả giữa đinh răng cưa trên quả pháo DKB. Còn nữa những cô gái Pakô tải đạn và những chàng trai Pakô bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường trên sông Tà Rụt Hướng Hóa. Nhà văn, giáo sư cựu binh Mỹ Lary Rottmann nối: “Đuờng mòn Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam”. Khi anh xem bức ành “Tinh người” của tôi, người lính giải phóng cho người lính ngụy bị thương uống nước giữa điểm cao trong lúc xung phong. Thật vậy trong giây phút ấy chiến trành đã mẫt đi chỉ còn lại hai con người. Bức ảnh ấy cũng là điều tranh cãi thú vị ở nước Mỹ giữa hai thế hệ: những đứa con là những sinh viên và những người cha là cựu sĩ quan quân đội Mỹ và Sài Gòn. Lớp trẻ tin bức ảnh là sự thật. Bức ảnh này không được công bố suốt cuộc chiến tranh. Vì người chụp ảnh không có lập trường, mãi hơn 20 năm nó mới được công bố ở chính nước Mỹ.

Chiến tranh không chỉ có chiến thắng. Những mất mát đau thương không thể tránh khỏi. Tôi đã chứng kiến cái chết của đồng đội 8 người trong một hố bom B52 trên đỉnh A-Vao chỉ còn lại một ít thân thể gom lại bằng chiếc nồi chôn chung. Ba người lính đặc công K-10 trước lễ truy điệu mình khi vào trận đánh. Họ là những người lính cảm tử đánh vào trung tâm Pađu. Tôi phải quay đi gạt nước mắt sau khi chụp bức ảnh này.

Hình ảnh về đối phương tôi quan tâm nhiều đến những chân dung đặc tả. Chân dung một Trung úy thủy quân lục chiến bị thụơng mắt trợn ngược, miệng há hốc sợ hãi giữa mặt trận trong cơn lốc xung phong của quân giải phóng.

Một anh lính Sài Gòn xấu số nằm gục trên khẩu súng chống tăng nhãn hiệu Mỹ. Cũng là một số phận, một đời người. Tôi đã lục được bức thư anh viết cho mẹ ở Na-khon (Thái Lan) truớc khi ra trận cùng với bức ảnh anh ở quân trường. Tôi cũng quan tâm đến những bức ảnh của chính những người lính Mỹ chụp cho nhau ngoài mặt trận A Bia. Đó là những cuộn phim chụp dở khi rút chạy họ không kịp mang theo. Đó cũng là tài liệu sống cho việc biên tập những cuốn sách sau này. Ta không ăn cắp mà ta hãy sử dụng nó một cách nghiêm túc như những tài liệu sưu tầm. Vì những bức ành đó ta không có điều kiện chụp được. Người phóng viên nhiếp ảnh cần phải là nhà nhiếp ảnh, có đầu óc biên tập ảnh và biên tập tư liệu đề làm cho những bức ảnh của mình có sức sống và phong phú hơn.

Trong chiến tranh đề phòng thất lạc, khi gửi phim ra miền Bắc cho Báo ảnh Việt Nam tôi luôn chia làm hai, giữ lại cho mình một nửa. Nó luôn ở bên mình trong ruột tuợng buộc chặt sau lưng. Mình chết nó mất. Mình sống nó còn. Vật bất ly thân. Hồi đó anh em phóng viên chúng tôi có thói quen ngoài khẩu súng ngắn còn giắt trong lưng quả lựu đạn US dành cho mình lúc sa cơ. Thật tình rất sợ địch bắt không giữ đuợc lòng trung kiên khi bị tra tấn. Sau chiến tranh trở về tôi mới thấy việc mình làm như vậy là đúng. Những tấm phim tôi mang theo người đến nay hầu như còn nguyên vẹn. Nhưng phim gửi ra cơ quan không còn lấy một tấm sau những lần cơ quan thanh lý tài liệu khi sơ tán. Thật may mắn vì việc lưu giữ tư liệu phim ảnh về cuộc chiến tranh này là điều tôi đã xác định ngay từ khi cầm máy. Để làm gì lúc ấy chưa xác định, nhưng cần phải lưu giữ cẩn thận là trách nhiệm của mình.

Đến nay số lượng phim về Đường mòn Hồ Chí Minh và các chiến trường đồng bằng từ 1968 đẽn 1975 tôi lưu giữ được hàng ngàn tấm. Đó là kết quả của ba lần vào mặt trận. Trong đó có hai lần vượt Trường Sơn từ tháng 4-1969 đến 1973 và một lần vuợt  biển (đường mòn trên biển) tháng 3-1975.

Chiến tranh đã kết thúc nhưng số phận của những con người đã gắn bó với con đuờng đó thì chưa kết thúc. Và vì vậy những bức ảnh về những con người ấy sau chiến tranh cũng chua dừng lại ở đây. Điều day dứt đối với tôi là muốn tìm lại những con người ấy, họ còn sống hay chết? Họ sống ra sao? Những số phận tôi đã gặp, vinh quang thì ít nhưng những thiệt thòi đã đè nặng lên đời sống của họ. Chúng ta hãy đừng quên quá khứ và những con người đã làm nên quá khứ vinh quang.

Đường mòn Hồ Chí Minh là những đại lộ Trượng Sơn bất tử. Con đuờng đuợc đúc kết bằng xương máu và lòng quả cảm của một dân tộc yêu độc lập, tực do. Trong một bài viết chi được dành cho một vài trang báo làm sao tôi có thể nói hết đuợc những gì mình muốn nói.

                                                                                                                                     T.T

Trọng Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 45 tháng 06/1998

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

2 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground