Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những ông Nghè, ông Cống người Quảng Trị

 

48 - Lê Phổ (cử nhân): Người xã Xuân Thành, huyện Gio Linh. Thi Hương khoa Mậu Ngọ, Khải Định thứ 3 (1918), tại trường Thừa Thiên.

49 - Lê Sâm (cử nhân): Người xã Tường Hưng, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Quý Dậu, Tự Đức thứ 26 (1873). Làm quan viên Ngoại Cơ mật viện, sung sơn phòng sứ Quảng Trị .

50 - Lê Thụy (Tiến sĩ): Người xã Bích La, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Mậu Thìn, Tự Đức thứ 21 (1868). Đậu tiến sĩ khoa Ất Hợi, Tự Đức thứ 28 (1875) năm 34 tuổi. Làm quan Tuần Phủ Thanh Hóa; sau về kinh giữ chức Tham Tri Bộ Hình.

51 - Lê Thụy Vân (cử nhân): Người xã Hà Thượng, huyện Gio Linh. Thi Hương khoa Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894). Đậu cử nhân năm 38 tuổi.

52 - Lê Trọng Huyên (cử nhân): Người xã Nại Cửa, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3 (1843). Làm quan tới chức viên Ngoại Lang.

53 - Lê Văn Chấn (cử nhân): Người xã Vũ Kim, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Tân Sửu, Thiệu Trị thứ 1 (1841). Làm quan tới chức Huấn Đạo.

54 - Lê Văn Hành (cử nhân): Người xã Bác Vọng, huyện Gio Linh. Thi Hương khoa Canh Ngọ, Tự Đức thứ 23 (1870). Làm quan tới chức Lang Trung.

55 - Lê Văn Hiển (cử nhân): Người xã Bác Vọng, huyện Gio Linh. Thi Hương khoa Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891), tại trường Thừa Thiên.

56 - Lê Văn Khôi (cử nhân): người xã Lương Điền, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Mậu Ngọ, Khải Đinh thứ 3 (1918) tại trường Bình Định.

57 - Lê Văn Soạn (cử nhân): người xã Thủy Khê, huyện Minh Linh (nay thuộc Gio Linh). Thi hương khoa Bính Ngọ, Thiệu Trị thứ 6 (1846) tại trường Thừa Thiên. Làm quan tới chức Bố chánh Sơn Tây.

58 - Lê Vĩ (cử nhân): người xã Tường Vân, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi hương khoa Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882) tại trường Thừa Thiên.

59 - Lý Thế Khuông (cử nhân): người xã Trung Kiên, huyện Đăng Xương

(nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3 (1843) tại trường Thừa Thiên.

60 - Nguyễn Di (cử nhân): người An Thư, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891).

61 - Nguyễn Chất (cử nhân): người xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Bính Tý, Tự Đức thứ 29 (1876). Làm quan tới chức Bố chánh Phú Yên.

62- Nguyễn Doãn (nguyên cử nhân): người xã Cát Sơn, huyện Minh Linh (nay thuộc Gio Linh). Thi Hương khoa Tân Sửu, Thiệu Trị thứ 1 (1841).

63 - Nguyễn Duy (cử nhân): Người xã Lam Thủy, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ 2 (1887), tại trường Thừa Thiên.

64 - Nguyễn Đình Chiếu (cử nhân): người xã Phong Xuyên, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Đinh Mùi, Thiệu Trị thứ 7 (1847). Làm quan tới chức Tuần phủ Quảng Nam.

65 - Nguyễn Đình Chiểu (cử nhân): người xã Vũ Kim, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882) tại trường Thừa Thiên.

66 - Nguyễn Dục Dinh (cử nhân): người xã Hương Nhân, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858). Làm quan tới chức Tri Phủ.

67 - Nguyễn Đức Đàn (cử nhân): người xã An Thư, huyện Hải Lăng. Thi

Hương khoa Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906). Đậu cử nhân năm 27 tuổi. Làm Tri huyện Hoài Ân.

68 - Nguyễn Đức Giản (cử nhân): người xã Hưng Nhân, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Nhâm lý, Tự Dức thứ 5 (1852). Làm quan tới chức viên Ngoại Lang.

69 - Nguyễn Đức Hoan (Tiến sĩ): người xã An Thư, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828). Đậu Đệ Tam Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, Minh Mạng thứ 16 (1835) năm 31 tuổi. Làm quan tới chức Tuần Phủ Khánh Hòa.

70 - Nguyễn Đức Hoạt (cử nhân): người xã An Thư, huyện Hải Lặng. Thi Hương khoa Ất Dậu, Minh Mạng thứ 6 (1825). Làm quan tới chức Thựơng Thư Bộ Hộ.

71 - Nguyễn Đức Tân (cử nhân): người xã Khánh Thọ, huyện Minh Linh (nay thuộc Vĩnh Linh). Thi Hương khoa Nhâm Dần, Thiệu Trị thứ 2 (1842). Làm quan tới chức Tri huyện.

72 - Nguyễn Đức Thành (cử nhân): người xã Lệ Tuyền, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Giáp Ngọ, Minh Mạng thứ 15 (1835) làm quan Thừa Chỉ.

73 - Nguyễn Đức Trứ (củ nhân): người xã Vĩnh Hưng, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Canh Tý, Minh Mạng thứ 21 (1840). Làm quan tới chức Bố chánh.

74 - Nguyễn Đức Tư (Tiến sĩ): người xã An Thư, huyện tải Lăng. Thi Hương khoa Quý Mão, Thiệu Trị thứ 3 (1843) tại trường Thừa Thiên. Đậu Đệ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi, Thiệu Trị thứ 7 (1847) năm 33 tuổi. Làm quan đến Tri Phủ.

75 - Nguyễn Hách (cử nhân): người xã Kim Long, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882). Làm quan Chưởng Ấn.

76 - Nguyễn Hàm (Tiến sĩ): người xã An Cư, huyện Thuận Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa  Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906). Đậu Đệ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, Duy Tân thứ 4 (1910) năm 29 tuổi. Làm quan Thừa Chỉ, Tòng sử trường Hậu Bổ.

77 - Nguyễn Hinh (Cử nhân): người xã Vĩnh Phúc, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Mậu Thân, Tự Dức thứ 1 (1848). Làm quan tới chức Tri phủ Nghĩa Hưng.

78 - Nguyễn Huy Cẩn (cử nhân): người xã Tân Tường, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891) tại trường Thừa Thiên.

79 - Nguyễn Hữu Điềm (cử nhân): người xã Thái Hòa, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Mậu Thân, Tự Đức thứ l (1848). Làm quan tới chức Bố Chánh Thái Nguyên.

80 -  Nguyễn Hữu Gia (cử nhân): người xã Đại Hòa, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Tân Tỵ, Minh Mạng thứ 2 (1821). Làm quan tới chức Thị Lang.

81 - Nguyễn Hữu Hưng (cử nhân): người xã Đại Hòa, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Giáp ngọ, Minh Mạng thứ 15 (1834). Làm quan tới chức Lang

Trung, sung chức phó sứ sang Trung Quốc.

82 - Nguyễn Hữu Huân (cử nhân): người xã Gia Lâm, huyện Minh Linh (nay thuộc Vĩnh Linh). Thi Hương khoa Ất Mão, Tự Đức thứ 8 (1855) tại trường thừa Thiên.

83 - Nguyễn Hữu Lâm (cử nhân): người xã Tường Vân, huyện Thuận Xương (nay thuộc Triệu phong). Thi Hương khoa Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906). Làm quan tới chức Trước Tác sung Toản Tu sử quán.

84 - Nguyễn Hữu Phu (cử nhân): người xã Thái Hòa, huyện Thuận Xương

(nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Mậu Tý, Đồng Khánh thứ 3 (1888). Làm quan tới chức Tu Soạn nội các.

85 - Nguyễn Hữu Quang (cử nhân): người xã Hà Tăng, huyện Đăng Xương. Thi Hương khoa Mậu Tý, Đồng Khánh thứ 3 (1888).

86 - Nguyễn Hữu Văn (cử nhân): người xã Quảng Điền, huyện Đăng Xương (nay thuộc Triệu Phong). Thi Hương khoa Canh Ngọ Tự Đức thứ 23 (1870). Làm quan tới chức Bố Chánh Quảng Ngãi.

87 - Nguyễn Hữu Tựu (cử nhân): người xã Đại Hào, huyện Thuận Xương (nay thuộc Triệu Phong Thi Hương khoa Nhâm Tý, Duy Tân thứ 6 (l912). Làm

quan tới chức Tri huyện Quế Sơn.

88 - Nguyễn Khắc Trung (cử nhân): người xã Đại Đỉnh, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Giáp ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894). Làm quan tới chức Huấn Đạo.

89 - Nguyễn Kỳ (cử nhân): người xã Quảng Điền, huyện Thuận Xương (nay thuộc Triệu Phong. Thi Hương khoa Canh Tý, Thành Thái thứ 12 (1900). Làm quan Thị Đốc sung hành Tẩu cơ mật viện.

90 - Nguyễn Lý Thản (cử nhân): người xã Kim Lung, huyện Hải Lăng. Thi Hương khoa Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906). Làm quan tới chúc Tri huyện Hương Khê.

9l - Nguyên Quang Huy (cử nhân): người xã An Thư, huyện Hải Lăng, Thi Hương khoa Bính Ngọ, Thiệu Trị thứ 6 (1846)

                         L.Đ.H

      (Sưu tầm và hiệu đính,

                                       theo “Những ông Nghè ông Cống triều Nguyễn).

Lê Đình Hào
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 52 tháng 01/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground