Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị - 60 năm nhìn lại

C

ách đây 60 năm, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn cuối thì tại chiến khu Việt Bắc (Khu Đồi Cọ Bản Bắc, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), nơi căn cứ địa của đầu mối cách mạng đang hoạt động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 147/ SL thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam vào ngày 15/3/1953.  Đó là đơn vị doanh nghiệp đầu tiên của ngành Văn hóa ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, biểu dương và giáo dục nhân dân thông qua hai loại hình này.

Với sự ra đời đó, nước ta đã có thêm một thành viên trong đội ngũ những người xây dựng nền văn hóa mới của đất nước.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Điện ảnh Việt Nam đã tích cực hoạt động cùng với những ngành khác và đã có nhiều dấu ấn để lại. Thời chiến tranh cũng như lúc hoà bình và hiện nay trong giai đoạn đất nước từng ngày được đổi mới, ngành điện ảnh đã làm nên những thành tựu đáng tự hào, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thực sự là mũi nhọn trong lĩnh vực văn hoá và tư tưởng của Đảng.

Tại thủ đô Hà Nội, lúc đó các đơn vị Điện ảnh, các rạp chiếu phim đã ổn định. Vào đầu tháng 10 năm 1953, Bộ Văn hóa đã thành lập thêm một Đội chiếu bóng lưu động số 13 để phục vụ cán bộ và nhân dân từ Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên. Chiến tranh lúc này đang diễn ra khốc liệt, Đội phải làm nhiệm vụ dưới mưa bom bão đạn của thực dân Pháp mà không quản ngại khó khăn, gian khổ. Ngoài công việc chiếu phim, đội còn phải làm công tác chính trị tư tưởng như: Vận động thanh niên đi tòng quân, đi dân công hoả tuyến, tham gia công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn v.v...

Hơn nữa năm sau đó, ở mặt trận Tây Bắc, chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 đã kết liểu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam. Ngày 20.7.1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước bị chia cắt làm đôi, tỉnh Quảng Trị cũng bị chia thành hai vùng khác nhau, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là điểm chốt giữa hai miền Nam Bắc. Đội đã được điều hẵn vào vùng giới tuyến Vĩnh Linh và phía nam huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) để phục vụ cán bộ và nhân dân ở đó.

Năm 1956 đội chiếu bóng số 13 đặc trách hẵn tại khu vực Vĩnh Linh, đến năm 1965, các đội chiếu bóng 165 và 281 đã lần lượt ra đời để tăng cường phục vụ bà con vùng đất lửa. Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và Vĩnh Linh ngày càng ác liệt, thì chính những lúc đó các đội chiếu bóng thực sự là mũi nhọn, là những người lính xung kích trên mặt trận tuyên truyền văn hoá của Đảng.

Cùng với những đơn vị chiếu bóng chủ lực đó, các đội lưu động của lực lượng vũ trang như : Khu đội Vĩnh Linh, Công an vũ trang, Bộ đội biên phòng tiếp tục được hình thành để phục vụ đắc lực cho cán bộ và nhân dân vùng giới tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

Những chiến sĩ của ngành lúc này không kể ngày đêm, mưa nắng, gian khổ, đã xông pha trên mọi trận tuyến, từ địa đạo, chiến hào, hầm hố trong đất liền đến giữa rừng xanh ngoài Đảo Cồn Cỏ, từ các trận địa pháo đến vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi... Các đội chiếu bóng nói chung đã phục vụ bà con rất tốt, động viên quân và dân hăng say đánh giặc để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc thân yêu.

Đầu năm 1972, Quảng Trị được giải phóng, đến giữa năm, Ty Thông Tin Văn Hoá tỉnh được thành lập và từ đó Phòng Chiếu bóng của tỉnh cũng được ra đời, lúc này ban B tỉnh Quảng Bình đã điều một số cán bộ cùng ngành vào chung sức phục vụ cho đồng bào vùng mới giải phóng và chiến trường Quảng Trị. Đến tháng 10 năm 1972, ba đội chiếu bóng lần lượt được hình thành, nhiệm vụ của các đội là tuyên truyền chiếu phim với những nội dung hướng về Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chủ trương đường lối của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, cuộc đấu tranh của hai miền Nam Bắc chống đế quốc Mỹ xâm lược nhằm để cho đồng bào được hiểu biết nhiều hơn về nhiều phương diện.

Chiếu bóng Quảng Trị từ năm 1972 - 1975 luôn làm tròn trách nhiệm phục vụ chính trị của tỉnh, điều đáng nói nhất là đã làm cho nhân dân vùng mới giải phóng hiểu rõ giá trị đích thực của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam mới ra đời được 20 năm trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất.

Năm 1975, đất nước được hoàn toàn thống nhất, một thời gian sau, lại có quyết định nhập tỉnh Bình Trị Thiên, Chiếu bóng Vĩnh Linh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế cũng được nhập lại để trở thành Công ty phát hành phim và chiếu bóng Bình -Trị -Thiên, trụ sở chính đóng tại thành phố Huế.

Từ khi có quyết định 333 của Bộ Văn hoá Thông tin phân cấp chiếu bóng cho huyện quản lý, các Công ty chiếu bóng Bến Hải, Triệu Hải, Đông Hà, Liên đội chiếu bóng Hướng Hoá được thành lập để phục vụ cán bộ và nhân dân trên địa bàn Quảng Trị về cả nhiệm vụ chính trị cũng như về mặt kinh doanh cho Nhà nước. Cũng trong thời kỳ này, Đội chiếu bóng lưu động số 1 đã vinh dự được Đảng và nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động năm 1985.

Sau 13 năm hoạt động ổn định, đến tháng 7 năm 1989, Bình -Trị -Thiên lại tách thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, như vậy Tỉnh nhà được tái lập, Công ty Điện ảnh và Băng hình Quảng Trị được mang tên mới. Trở về quê hương với bao bộn bề công việc, những lo toan cho sự nghiệp của ngành, buồn vui lẫn lộn với những khó khăn và biết bao thử thách, bởi chúng ta là một tỉnh nghèo, dân cư thưa thớt, địa thế, khí hậu, thời tiết không mấy thuận lợi và điều đáng lo nhất là hậu quả của chiến tranh nhiều năm tàn phá để lại. 16 CBCNV được chia ra từ tỉnh lớn, tài sản chẳng có gì, cơ sở vật chất cũng tạm bợ, nhưng với lòng say mê nghề nghiệp, trách nhiệm với cơ quan. Dần dần được sự quan tâm của TW, của tỉnh, các ban ngành và trực tiếp là đơn vị chủ quản: Sở Văn hoá Thông tin, cho nên Chiếu bóng tỉnh nhà đã dần dần đi vào ổn định để hoạt động.

Bước đầu sắp xếp lại nhân sự và nơi làm việc, Công ty không có Rạp, phải thuê hội trường của những cơ quan khác để chiếu phim. Tháng 5 năm 1990, Bộ Văn hoá Thông tin có quyết định chuyển các Công ty cấp huyện về tỉnh quản lý. Chính vì thế nên CBCNVC tăng lên đột ngột, từ 16 người ban đầu nay đã lên đến 116 người. Như vậy, lại một lần nữa đơn vị phải chuyển mình, tìm mọi cách để vượt khó, vượt khổ. Ngay lúc đó, đơn vị phải chia thành 8 đội chiếu bóng lưu động để phục vụ trên địa bàn tỉnh, liên doanh liên kết với các cơ quan khác để khai thác nguồn thu qua phim, bố trí công ăn việc làm cho số CBCNV khi nhập lại, nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của mình có hiệu quả về chính trị và kinh tế. Giai đoạn này thực sự khó khăn cho ngành chiếu bóng tỉnh nhà nói riêng và Điện ảnh cả nước nói chung.

Tháng 7/1995 Nghị định 48/CP của chính phủ ra đời, mở đường cho ngành Điện ảnh Việt Nam có định hướng mới, giải tỏa được nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian truân của các đơn vị chiếu bóng trên toàn quốc trong suốt 5 năm. Bây giờ đã định hình được công việc mới, đơn vị đã chuyển qua doanh nghiệp hoạt động công ích theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ lúc này là đưa chiếu bóng đến phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công ty đã rút gọn lại 4 đội chiếu bóng lưu động để triển khai thực hiện công việc này.

Năm 2005, theo chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp lại ngành Điện ảnh trên toàn quốc, cho nên một lần nữa, đơn vị tiếp tục chuyển đổi. UBND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 318/QĐ-UB ngày 03.3.2005, Công ty Điện ảnh Băng hình đã trở thành Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, loại hình đơn vị sự nghiệp có thu như hôm nay. Bộ máy tổ chức mới được sắp xếp lại gọn nhẹ hơn, hợp lý hơn, nhiệm vụ của đơn vị không phải kinh doanh như ngày trước. Thế là một chân trời mới đã được hé mở. Một hướng đi rất ổn định cho cán bộ chiếu bóng Quảng Trị nói riêng và ngành Điện ảnh cả nước nói chung.

Lúc nầy, biên chế chỉ cho 6 người làm bộ khung quản lý, số còn lại chuyển qua hợp đồng theo đơn đặt hàng của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo được bổ sung thêm để điều hành đơn vị được chặt chẻ hơn và mở thêm những hoạt động khác nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị, những anh chị lớn tuổi được nghỉ theo nghị định 41/NĐ của Chính phủ, cơ cấu tổ chức từ đó cho đến hiện tại chỉ còn 2 đội chiếu bóng lưu động miền núi, 1 rạp chiếu phim tại Đông Hà và bộ phận văn phòng vừa làm công việc điều hành, quản lý nhân sự, tài chính, kỹ thuật và kiêm luôn nhiệm vụ chiếu phim phục vụ chính trị cũng như doanh thu ở vùng đồng bằng của tỉnh. Về địa bàn hoạt động vùng sâu, vùng xa chỉ thu hẹp lại 3 huyện: Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh, gồm 28 xã, chủ yếu là những vùng thuộc khu vực 3 (không có sóng và không có điện).

Hơn 8 năm chuyển đổi của ngành cùng với cả nước, Chiếu bóng Quảng Trị được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ VH,TT và DL, Cục điện ảnh Việt Nam, lãnh đạo tỉnh, Sở VH,TT và DL cùng các ban ngành liên quan đã tạo điều kiện cho đơn vị luôn hoạt động có hiệu quả, phát triển không ngừng về cả nhiệm vụ chính trị và doanh số qua hàng năm được cấp trên giao khoán.

Cơ sở vật chất được ổn định qua từng năm rõ nét, đã có trụ sở làm việc khang trang, xe ô tô chuyên dụng, các loại máy móc hiện đại được lắp đặt, như máy chiếu phim âm thanh lập thể, máy chiếu phim 3D, máy chiếu HD, máy quay phim, dựng phim, lồng tiếng... Nguồn nhân lực được bổ sung thêm để sử dụng và bảo quản các loại thiết bị mới này.

Công tác chiếu phim phục vụ đồng bào miền núi tuy vất vả, khó khăn, địa bàn hiểm trở, đường sá đi lại không được thuận lợi nhưng với trách nhiệm của mình, của ngành nên các chiến sĩ chiếu bóng không hề quản ngại, chùn bước mà luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc được cấp trên giao phó. Ngoài công việc chính của mình, đơn vị cũng thường xuyên liên hệ với những cơ quan, ban ngành khác để tổ chức các chương trình phối hợp lồng ghép như phòng chống các loại dịch bệnh: Sốt rét, tiêu chảy, bướu cổ, suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, phổ biến công tác kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền tác hại của ma túy, các loại tội phạm, xây dựng nông thôn mới... Những việc làm này đã mang lại hiệu quả cao cho cả hai phía và tác dụng mạnh đến bà con vùng sâu, vùng xa một cách đích thực.

Công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ để nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị hết sức chú ý, quan tâm, đã cử nhiều cán bộ trẻ đi học các lớp đại học tại chức, lý luận chính trị, nhiều khóa học nâng cao về kỹ thuật sử dụng và sửa chữa các lọai máy móc đời mới nhằm đủ trình độ để phục vụ cho công việc được tốt, nhiều đồng chí từ đơn vị được điều qua các cơ quan khác trong ngành hoặc ngoài ngành đều phát huy năng lực, công tác tốt.

Các đoàn thể luôn hoạt động và duy trì có hiệu quả, như tổ chức Cựu chiến binh, Công đoàn, Đoàn thanh niên đã đi vào nề nếp, anh chị em sống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau như người trong một nhà. Đời sống CBCNV được nâng lên một bước, có công ăn việc làm đều đặn, thu nhập ổn định, bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động đúng hướng, phong trào văn thể mỹ luôn được luyện tập và phát triển không ngừng.

Về thành tích của đơn vị trong những năm qua, hai đội chiếu bóng lưu động miền núi rất nhiều năm được tặng bằng khen, giấy khen của Bộ VH,TT và Du lịch, UBND tỉnh, Cục điện ảnh, LĐLĐ tỉnh và ngành chủ quản, Chi bộ cơ quan luôn là chi bộ trong sạch vững mạnh suốt nhiều năm liền, Công đoàn đơn vị cũng là công đoàn mạnh của ngành. Năm 2011, cơ quan đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và hướng sắp đến sẽ phấn đấu để được đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Nhà nước trao tặng.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành (15.3.1953 - 15.3.2013), CBCNV Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Quảng Trị luôn nổ lực, phấn đấu đạt thành tích cao nhất trong công tác, luôn xây dựng đơn vị mẫu mực, đạt chuẩn về văn hóa, vững mạnh toàn diện về mọi mặt để hòa nhịp cùng với cả nước chào đón sự kiện trọng đại trên, bên cạnh đó, đơn vị cũng biết phát huy truyền thống và sự cống hiến hết mình của các thế hệ đi trước để xây dựng cơ quan trở thành một tập thể lớn mạnh về mọi phương diện, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà giao phó, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, là những người lính xung kính trên mặt trận tư tưởng của Đảng.

H.T.T 

 

Hồ Thanh Thoan
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 221 tháng 02/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground