Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quảng Trị với công giáo

Trong một vài tài liệu lịch sử truyền giáo thì ngay từ năm 1619 linh mục Francesco Buzomi đã tới Đàng Trong yết kiến Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên để đặt vấn đề truyền đạo và đến khoảng năm 1642, 1643 thì người dân Trí Bưu (Cổ Vưu) nay thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị đã biết đến đạo Công giáo, nghĩa là từ rất sớm.

Theo tư liệu của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam vào khong năm 1798 dưới thi vua Cnh Thnh, nhiu giáo dân đãđến đất Qung Tr. TS Phm Huy Thông cho biết: Năm 1886, Giám mc Gaspar Lc cho xây một ngôi nhà thờ bằng gạch và khánh thành ngày 6 - 8 - 1901 đồng thời ấn định cứ 3 năm tổ chức một đại hội tam nhật kính Đức Mẹ. Năm 1923, Giám mục Allys Lý xây một nhà thờ lớn hơn, khánh thành tháng 8 - 1928 nhưng bom đạn chiến tranh năm 1972 đã phá đổ chỉ còn trơ lại tháp chuông. Năm 1961 - 1962 một số kiến trúc như Công trường Mân Côi với 15 pho tượng bằng đá cẩm thạch, hồ Tịnh Tâm và ba cây đa cao 20m với tượng Đức Mẹ bồng con do kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ thiết kế. Năm 1998, tượng Đức Mẹ La Vang do nhà điêu khắc kiêm hoạ sĩ Văn Nhân đã được làm phép thay thế tượng cũ. Tượng này mang đậm phong cách dân tộc từ trang phục đến nét mặt và được Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 làm phép ngày 1 - 7 - 1998 tại Roma, sau đó chuyển về Việt Nam dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang”.

Nhà thờ Giáo xứ Phước Tuyền  - Ảnh: Thanh Linh

Nhà thờ Giáo xứ Phước Tuyền - Ảnh: Thanh Linh

Nhà thờ La Vang, về sau được công nhận là một trong bốn trung tâm hành hương lớn cùng vi nhà thĐức Bà thành ph H Chí Minh, nhà th Phú Nhai (Hà Nam), nhà th S Kin (Nam Định). Tc là c min Trung và Tây Nguyên ch có mt nhà thờ La Vang. Hàng năm rất đông giáo dân hành hương về nhà thờ La Vang theo đức tin của người Công giáo.

*

Do hoàn cảnh lịch sử và sự xung đột về văn hóa, nhận thức nên chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn vẫn tiếp diễn, nhiều thời điểm rất gay gắt làm phân hóa dư luận. Năm 1832, mt cđạo người Pháp tên Vit là Phm Văn Kinh hđạo Dương Sơn huyn Hương Trà, ph Tha Thiên lén lút truyn giáo. Quan ph nhiu ln gi lên công đường răn đe nhưng nhiu người dân vn không bđạo. Vic tâu lên vua, Minh Mng lnh cho quan tỉnh nếu ai không chịu bỏ đạo, sẽ trị tội nặng.

Văn bản triều Nguyễn có ghi lại việc theo dõi cố đạo Phạm Văn Kinh từ bản tâu của Bộ Hình ngày 25 - 5 năm Minh Mng 19 (1838) như sau: "Có tên Phm Văn Kinh, người Tây Dương, tháng 5 Minh Mng 13 (1832) can án truyn đạo Gia Tô làng C Lão, ph Tha Thiên b kết án gio giam hu (giam đợi x trm) mong ơn phát làm kinh ph Tha Thiên, nhưng vn không cha, ngày đêm ging đạo tà giáo, li đày đi đồn ph Ai Lao (Lào), sau li cho tr v an trí ở huyện Cam Lộ... Bộ chúng tôi cho người lên Cam Lộ mật thám xem Phạm Văn Kinh có lén thông tin tức gì chăng. Biết rằng Phạm Văn Kinh ở trên ấy, ngày thường có nhiều người tới lui, tiền bạc ăn tiêu dư giả, vả xem bộ kiêu căng không sợ gì cả. Vừa rồi dân Quảng Trị có người theo tà đạo, không chịu bước qua hình chữ thập, vậy xin giao Phạm Văn Kinh cho tỉnh Quảng Trị tra tấn cho ra việc". Việc này cho thấy tình hình truyn giáo vn có nhiu căng thng và phc tp, cha đựng nhiu tế nh và tr trêu ca lch s suốt một chặng đường dài liên quan đến Công giáo.

Nhưng dù trong bối cảnh như vậy, vẫn có những điểm sáng do chính người Quảng Trị đề xuất lại giữ trọng trách vào loại cao nhất trong triều, đó là Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường. Điều đáng nói là trong tình cảnh giang sơn trước họa ngoại xâm dầu sôi lửa bỏng, ảnh hưởng đến quan hệ lương giáo nhưng thân là trọng thần hàng đầu dù ưu dân ái quốc hết lòng vẫn có chủ kiến sáng suốt, tránh chuyện hẹp hòi, kỳ thị tôn giáo.

Đương nhiên là một người xuất thân từ "Cửa Khổng, sân Trình" của chiếc nôi Nho giáo thì Nguyễn Văn Tường không thể tán đồng Công giáo vì khác nhau về quan niệm. Nhưng với tư cách là mệnh quan triều đình, hơn thế có thời gian là trọng thần hàng đầu thì ông có cách nhìn khác, nhất là khi mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên lương giáo sẽ làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân của quốc gia, nhất là trước họa xâm lăng của thực dân Pháp. Trong bản tấu năm 1873 trình vua TĐức, ông đã nhìn nhn rt rõđiu này khi buc theo lnh phi dùng quân s chỉ là biện pháp tình thế bất đắc dĩ và không quên kế sách lâu bền để vãn hồi trật tự: "Việc lương đạo thù nhau, thần từng lấy làm lo. Đã cho đạo binh kinh lược đi nhanh để trấn áp và tư cho các tỉnh bắt giữ, phủ dụ, khiến cho cùng yên... Thần trộm xét sự thế Bắc - Kỳ dần dần sẽ xong, chỉ có việc lương đạo không yên làm cho các việc nhân đó mà đổi khác."..."Nay mai việc lương đạo ở các tỉnh khá yên chỉ còn lại một vài tên côn đồ thì đã có đạo binh của quan kinh lược tùy cơ tiễu trừ, phủ dụ ít lâu sẽ xong. Duy thần trộm nghĩ muốn việc về sau được tốt đẹp thì nên xem chuyện lương đạo là rất quan trọng. Kẻ gánh vác công việc phải nhiều cách thế hiểu dụ, dạy bảo khiến cho người ta trông cậy ở mình mà không nghi, mới có thể cùng quay về điều tốt đẹp...".

Đồng chí Lê Quang Tùng - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh  thăm và chúc mừng Lễ giáng sinh. - Ảnh: T.L

Đồng chí Lê Quang Tùng - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thăm và chúc mừng Lễ giáng sinh. - Ảnh: T.L

Nói theo ngôn ngữ thời nay thì người cầm cân nảy mực phải thực sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tất nhiên là trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành và phải lấy lòng thành mà ứng xử mới tạo dựng được niềm tin trong người có đạo và cả người không có đạo, được vậy thì lương giáo mới một lòng, đại sự an dân, kiến quốc mới có thể lâu bền.

Cũng trong thời gian tám năm là Tri huyện và là Bang biện huyện Thành Hóa (tức là huyện Cam Lộ ngày nay) thuộc tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Văn Tường đã có một đề xuất táo bạo, đó là: Cho phép dân đạo được khẩn hoang ở thượng du Cam Lộ, noi gương Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ trước kia. Một cách nhìn thông thoáng và táo bạo, được cho là cách mạng vào lúc bấy giờ (1867). Đáng tiếc làđề ngh này đã không được nhà vua chun y. Dù sao ý kiến của ông cũng đã thể hiện tài đức của một lương thần nhìn xa trông rộng.

*

Quảng Trị cũng có duyên nợ sâu nặng với nhà truyền giáo lỗi lạc, nhà Việt Nam học kiệt xuất, đó là linh mục người Pháp Cadière (1869 - 1955). Ông là linh hn ca tp chí B.A.V.H (Đô thành hiếu cổ), một tập đại thành về lịch sử và văn hóa Việt Nam, rất đắc dụng từ khi ra đời cho đến bây giờ. Ông dành gần như trọn đời sống và cống hiến cho Việt Nam bằng một tình yêu sâu nặng hiếm có, đến khi mất cũng muốn mình nằm lại ở Việt Nam.

Ông gắn bó với Quảng Trị ba lần và chiếm thời gian nhiều nhất khi sống và làm việc ở Việt Nam.

Lần đầu: Từ năm 1893đến 1895 ông được phân công v ti tiu chng vin An Ninh (Ca Tùng) thuc làng Di Loan (tên Nôm là K Mói: K Mui) làm thy dy hc. Cụ thể ông phụ trách môn tu từ học và triết học.

Lần thứ hai: Từ năm 1904đến 1910ông được cđến làng C Vưu (Trí Bưu) nay thuc phường 2, th xã Qung Tr.

Năm 1918đến 1945 ông được c làm cha s ti giáo x Di Loan. Cũng trong thi gian này, ông được kết nạp làm hội viên Hội Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Tại đây, ông đã sưu tầm nhiều loại thực vật và gởi mẫu về cho Viện Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên ở Paris. Tổng thời gian ở Quảng Trị của ông khoảng 30 năm.

Bên cạnh công tác của một linh mục thừa sai Pháp ở hải ngoại, tận tâm phục vụ cho việc truyền đạo và chăn dắt giáo dân, ông còn là một nhà khoa học rất am hiểu tiếng Việt, lịch sử và văn hóa bản địa. Những nghiên cứu gắn liền điền dã của ông về ngôn ngữ học, lịch sử, thực hành nghi lễ tôn giáo... có một giá trị khoa học to lớn, ảnh hưởng hàng thế kỷ.

Đặc biệt có một chi tiết rất quan trọng còn được ít người biết đến là trong đợt thực hiện mục vụ lần thứ hai ở Di Loan, ông đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn quyền Pháp ở Đông Dương, dẫn đến một hiện tượng độc nhất vô nhị. Đó là xây dựng ga tạm Di Loan để tàu lửa dừng lại năm phút đón linh mục Cadière ra Hà Nội họp mỗi khi có việc cần. Sự kiện hy hữu này chưa được nhiều người biết đến. Nó được tác giả Nguyễn Đức Cung dẫn lại: “Xe lửa chạy suốt Sài Gòn ra Hà Nội theo thông lệ, chỉ dừng lại ở các ga lớn của các thành phố, tỉnh lỵ quan trọng (…), nhưng ở ngôi làng Di Loan được Toàn Quyền Đông Dương cho phép thiết lập một ga tạm nhỏ và xe lửa chạy suốt buộc phải dừng lại đó trong 5 phút để cho mt nhà thông thái, một nhà văn hóa kiêm sử gia và cũng là nhà ngôn ngữ học, bước lên tàu để ra Hà Nội họp tại Trường Viễn đông Bác cổ hàng tháng: đó là linh mục Lesopold Michel Cadiere”. Một sự kiện rất thú vị và đáng nhớ có một không hai trong lịch sử Công giáo và cả lịch sử đường sắt thế giới, hiện diện tại Quảng Trị.

*

Hành trình của Công giáo đến với Việt Nam nằm trong hành trình của quê hương đất nước, có vui buồn với những hanh thông, gập ghềnh, cả những vấp váp, đụng chạm đáng tiếc. Nhưng tựu trung đã là đồng bào con Lạc cháu Hồng thì: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng", đó là tiếng chim gọi đàn tha thiết vọng mãi gần xa. Chúng ta thành tâm mong muốn bà con Công giáo kính Chúa yêu nước, cùng sống Phúc âm trong lòng dân tộc.

Kinh Thánh là cuốn sách gối đầu giường của khoảng ٣ t người trên trái đất. Vàđó làđức tin, l sng ca bao người Vit. Vì vy nó xng đáng được tôn trng và bo h bng pháp lut thc s, ngay c trong s khác bit đa chiu, phong phú v văn hóa và tín ngưỡng.

Riêng với Quảng Trị, La Vang đã được cấp chính quyền quan tâm quy hoạch chung đô thị La Vang và tiến đến thành lập thị trấn, để phục vụ thiết thực nhu cầu tâm linh và hành hương của giáo dân gần xa, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Thị xã Quảng Trị đã và đang xây dựng thành phố hòa bình cũng như kiến tạo tỉnh Quảng Trị thành một chiếc nôi vì hòa bình, trong đó có đoàn kết lương giáo, đoàn kết nhng người cóđạo khác nhau. Tt c hp qun để thc s to nên sc mnh ln lao nhm xây đắp quê hương, cùng nhau đi lên từ việc chung sức chung lòng vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu của hết thảy chúng ta.

Tài liệu tham khảo:

1. "Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến đấu chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn" GS Nguyễn Quốc Trị, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, ٢٠٢١.

2. "Linh mục Léopold Michel Cadière - nhà Việt Nam học tiếng tăm được nhiều người mến mộ" của Nguyễn Hồng Trân in trên tạp chí Kiến thức ngày nay.

3. "Triều Nguyễn với Thiên chúa giáo" baotanglichsu.vn PGS.TS Đỗ Bang.

Và một số tài liệu khác.

PHẠM XUÂN DŨNG
Chuyên đề 8: Tôn giáo & tín ngưỡng trong đời sống

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground