Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 09/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quê tôi, xã Huỳnh Công

 A- Gốc tích, địa hình

Lúc nhỏ ở quê nội, cứ đến tháng 7 âm lịch mệ tôi mời bác Đạo Tiều, thầy Phù thủy cúng đất cầu an, dâng sớ bạch Thổ thần. Bắt đầu là câu: Duy Đại Nam quốc, Quảng Trị tỉnh, Vĩnh Linh phủ, Huỳnh Công tổng, Huỳnh Công xã, Tây giáp cơ phụng đạo… Tôi biết quê tôi là xã Huỳnh Công, đứng đầu tổng Huỳnh Công. Tôi hỏi bác Hai, ông Âm Xuân: Mần răng mà kêu xã Huỳnh Công? Bác nói: là xã của ông Huỳnh. Ông họ Huỳnh lập ra xã này. Chỉ biết thế, không hỏi thêm. Và cũng chẳng quan tâm gì việc này.

Gốc tích: Tôi đã tìm đến bạn Lương, nhà nghiên cứu văn hóa, nhứt là văn hóa Bình Trị Thiên, thì may thay, bạn cho hay: Tháng 5/1993 vừa rồi bạn về Quảng Trị, có đến xã Vĩnh Tú rồi Vĩnh Nam (thuộc xã Huỳnh Công cũ). Tại nhà ông Huỳnh Đô được xem gia phả họ Huỳnh. Gia phả của họ Trần, họ Nguyễn, họ Tạ đều thất lạc cả. Sở dĩ gia phả họ Huỳnh được bảo tồn là nhờ người con dâu họ Huỳnh bó vào mo cau treo dàn bếp, đến lúc tản cư ra Tân Kỳ (Nghệ An) vẫn mang theo. Đáng khen thay!.

Theo gia phả họ Huỳnh mà bạn Lương An ghi chép một phần: “Tiền tiền khai khẩn là Huỳnh Đại La chi thần. Ông Huỳnh Đại La, người Hoan Châu, sinh năm Thân, mất ngày mồng 9 tháng 10 năm hiệu Cảnh Thống (1498-1504), thụy Việt Công. Sinh được một trai. Đã cùng con trai vào Ô Châu quan sát địa thế, thấy đất phì nhiêu, non sông cẩm tú bèn khai hoang định cư. Có người em Hoàng Trác Việt, cùng vào Ô Châu Trung khai khẩn Huỳnh Đại La chiếm đất khai hoang. Rồi sau đó đến Trần chính phái, Trần phụ phái, cùng họ Nguyễn, họ Tạ cùng góp sức khai phá, ruộng vườn ngày càng mở mang phì nhiêu, trù phú. Mới cùng nhau lập địa bộ, danh bộ, tổ chức thành xã, đặt tên xã Tùng Công (tức Liêm Công). Niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), xã nhận thấy Tiền tiền khai khẩn là người đã có công đầu tiên chiếm đất khai hoang nên lập miếu phụng thờ. Và cũng xem như dầu đến sau cũng có cổng nhau, nên đều được phụng thờ mãi mãi, và đổi tên xã là xã Huỳnh Công để chính danh nghĩa.

Người ghi chép bản gia phả này là Hoàng Lý, nguyên là Chánh bát phẩm Tu Phiên tỉnh Gia Định, quyền Tri huyện Tận Thạnh, viết vào tháng 4 niên hiệu từ Đức thứ 16 (1863), ghi Tiền tiền khai khẩn Huỳnh Đại La vào Ô Châu cách đây 501 năm, tức đã vào Ô Châu năm 1362 (1863-501), đời nhà Trần (1)

Xã Huỳnh Công từ trước thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đến năm 1901, niên hiệu Thành Thái mới được cùng với một số xã khác của huyện Lệ Thủy chuyển nhập vào huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Địa hình: Xã Huỳnh Công có địa thế lớn.

+ Tây giáp (kể từ nam ra) xã Phú Mỹ, Phường Đưng, Phường Dầu, xã Hồ Xá, xã Tư Chính, xã Chấp Lễ.

+ Đông giáp xã Thử Luật – xã Vĩnh Thái

+ Nam giáp xã Liêm Công Đông, xã Thủy Trung

+ Bắc giáp phường Mỹ Duyệt, xã Thủy Tú.

Xã Huỳnh Công xưa có ba ấp:

a) Ấp Nam (Huỳnh Công Nam)

b) Ấp Đông (Huỳnh Công Đông)

c) Ấp Tây (Huỳnh Công Tây), với địa hình đa dạng nào động, nào cồn, nào bàu, nào khe, nào mội, nào rú, nào ruộng, nào vườn, nào ao, nào trẹc, cảnh trí phong quanh cẩm tú.

a) Ấp Nam (Huỳnh Công Nam) có 2 xóm lớn, một xóm nhỏ

1. Xóm Cồn,

2. Xóm Roọng

3. Xóm Chợ

b) Ấp Đông (Huỳnh Công Đông): có 2 xóm

1. Xóm Khe,

2. Xóm Roọng: - Xóm vườn

- Xóm Rú (Rú Đình, Rú Chùa, Rú Điện, Rú Nghè)

c) Ấp Tây (Huỳnh Công Tây): Kể từ phía Tây qua Đông

1. Hàng ngoài (từ phía nam ra bắc): Rú Hồ, Bàu Đưng, Đôộng Ma, Rú Rọ, Đôộng sim me tràm chủi (Đôộng trâu bò) – Rú Ma, Bàu Hàm, Rú Khe Mói, Bàu Trẹc, Cồn Kho, Tràm Nổ.

2. Hàng thứ hai: Đôộng Mớc , Đôộng ôông Trùm, Đôộng ôông Đồn, Đôộng Dứa.

3. Hàng thứ ba: Rú Trù, Lộ Mội – Bàu Hàng, Rú Giọc, Rú Cấm.

4. Hàng thứ tư: (phía đôộng Đàng Kẻ Lái) (Đàng chợ Chạy):

Xóm Bàu, Xóm Nghè Bắc.

Phía Đông xóm Bắc: Xóm Mội, Xóm Roọng.

5. Hàng thứ năm: Bàu Thủy Ứ.

6. Hàng thứ sáu: Đôộng Hàn (phía đông giáp biển)

Phía Bắc Đôộng Hàn: - Rú Cây (giáp Quảng Bình)

B- Rú Bàu trong kháng chiến chống Pháp, đuổi Mỹ

Kháng chiến chống Pháp:

Ngày xưa, xã Huỳnh Công gồm ba ấp: Ấp Nam (Huỳnh Công Nam), Ấp Đông (Huỳnh Công Đông), Ấp Tây (Huỳnh Công Tây). Riêng Ấp Tây (nay thuộc xã Vĩnh Tú) có địa hình đặc biệt với nhiều Rú, Bàu, Đìa gắn liền với nhiều chiến công anh dũng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

+ Rú Cấm: Trước hết phải nói đến Rú Cấm với những rặng nen, trăm bù bạt ngàn. Vòm lá trăm bù dày, cành chắc, lá nhỏ bám chia chít trên cành, vòm lá nen, tiết Thanh Minh, muôn hồng nghìn tía tốt tươi dưới nắng vàng:

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nen (Truyện Kiều)

Rú Cấm được dựng thành một vành đai, dài cả bốn cây số ngàn, chạy từ chợ Vang (chợ Vùng Vang), Ấp Nam, băng suốt ấp Tây đến Thủy Tú, Mỹ Duyệt; rộng trên nửa cây số; trở nên tường thành dày, ngăn cản cát Đôộng Mớc, Đôộng ôông Đồn, Đôộng Dưa Đỏ, phía Tây không cho bay lấp vườn tược trên dải đất bazan, nơi dân cư lập nghiệp; nhứt là về mùa hạ, với gió Nam Lào thổi suốt ngày đêm ồ ồ, tung cát bụi mù trời (gió Nam ồ).

Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Rú Cấm trở nên trường thành kiên cố, rào làng kháng chiến. Mặt tây băng qua các đôộng là hai dãy hàng rào song song bằng nè tre già, tua tủa gai cứng và nhọn hoắt được bện chặt với nhau bằng những dây chạc chìu bứt từ Rú Cấm. Khoảng giữa hai hàng rào là những hầm đầy chông tre vót nhọn hoắt, ngâm bùn và những quả mìn; cứ cách ba, bốn chục mét là một hố chông. Hai bên hông Rú là giao thông hào sâu lút đầu người, có đóng cừ tre ngăn cát không để sập xuống. Ở giữa lòng Rú, bộ đội, dân quân tự vệ đóng chốt. Một căn cứ địa kiên cố. Giặc đi càn quét không dám mạo hiểm chui vào. Một căn cứ an toàn.

+ Rú Trẹc: (tức rú Khe Mói): Nằm bên hông nam Bàu Trẹc, một bàu nước rộng, sâu, mọc đầy cây tràm. Nhờ chân thấm nước, có hàng cây to, rất cao, đóng vai trò đài quan sát, nắm tình hình địch, vì Rú Trẹc cách quốc lộ, theo đường chim bay chưa đầy ngàn thước.

+ Rú Trù: - Giáp Ấp Nam. Rộng mấy héc ta. Có nhiều cây cao và to, gộc một người ôm không xuể. Dưới gộc rú chồi dày bi bít những cây sim, móc, chua kiến, nhứt là cây lá kè, cây muồng, cây mây đều tua tủa gai nhọn trở thành rú rậm, làm căn cứ ẩn núp cho cán bộ và là nơi cất dấu vũ khí rất an toàn. Đồng chí Trần Đức Phi, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã Vĩnh Hoàng (tên xã Huỳnh Công thời kháng Pháp) thường ẩn núp trong một bộng cây cây to giữa lòng rú. Bên hông Rú là Lộ Mội, nước tuôn trào, trong veo, mát rượi, tẩm ướt chân Rú Trù xanh tươi.

+ Bàu Thủy Ứ: - Một bàu nước rộng mênh mông, sâu thăm thẳm chạy từ đồng ruộng sâu Ấp Đông băng qua xóm Roọng Ấp Tây, về phía tây dọc theo đôộng Hàn phía Đông, mé biển chảy xuống Thủy Tú, thông ra biển. Bàu đã trở nên một căn cứ ẩn náu cho cán bộ, dân quân du kích mỗi khi có càn quét. Anh chị em lội ra giữa lòng bàu ẩn núp dưới các về cỏ nổi lềnh bềnh hoặc dưới lá sen, khi túng phải lặn thẳng xuống nước bứt ống cỏ xước ngậm thở.

+ Rú Gai: - Nằm cuối địa phận xã mé Bàu Thủy Ứ, mọc đầy cây gai xanh. Gặp bộ ráp nhiều đồng bào rút vào ẩn núp, giặc không dám mò vào. Rất an toàn.

+ Đằng Bắt: - Chạy từ xóm Roọng Ấp Tây, băng qua cuối đồng ruộng Ấp Đông ngăn với đầu Bàu Thủy Ứ, qua bên Ấp Đông, Đôộng Hàn. Dọc theo Đằng Bắt là “Troong nác” (Mương nước), hai bên có hai hàng cây mưng cao phủ kín, là đường trâu đi từ Ấp Tây qua Ấp Đông, Đôộng Hàn ăn cỏ. Năm 1953, giặc Pháp đưa một tiểu đoàn vào càn quét quyết truy lùng cho được đoàn cán bộ mà chúng đoán đã rút qua Đôộng Hàn, nhưng sức kháng cự quyết liệt của nhân dân xã Huỳnh Công bám vào công sự Đằng Bắt  và Troong nác phủ kín cây mưng đã làm địch bỏ chạy. Do chiến công nổi bật này cộng với đóng góp của các rú bàu, xã Huỳnh Công đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba.

- Thời kỳ chống Mỹ.

+ Rú Cấm:

Năm 1965, Mỹ ngụy cho máy bay ra đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì đầu năm 1966, Rú Cấm trở thành một căn cứ quan trọng đóng quân và hậu cần của Khu Đông.

1. Đơn vị 1A: Đơn vị Hải quân trực tiếp đánh địch trên mặt biển và Cửa Việt, đóng chốt trong Rú Cấm từ năm 1966 đến 1975 mới rút quân.

2. Đơn vị Rađa

3. Tiểu đoàn vận tải của Bộ: Mang mật danh Công ty 8 + Công ty 15.

Ngoài ra Rú Cấm chứa chất nào kho vũ khí, kho xăng dầu, kho lương thực, kho y dược, còn là bãi cất dấu nhiều loại xe lớn nhỏ, và cũng là căn cứ đóng quân của nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, địa phương. Đặc biệt đơn vị Sông Cầu, Sông Dinh ở lâu nhứt, cùng với bộ đội địa phương 270, tiểu đoàn Lê Hồng Phong.

+ Rú Trẹc (Rú Khe Mói)

Rú này dành riêng cho tiểu đoàn pháo phòng không, đóng chốt chiến đấu cho đến ngày giải phóng.

+ Rú Trù: Dành riêng cho một tiểu đoàn của Bộ đóng chốt.

+ Bàu Ràng (tức Rú Đôộc): - Ở trước mặt xóm Bàu (thôn Tây) rộng mấy héc ta, được bao bọc bởi hàng cây đôộc và cây rôồng rôồng (chùm Bò), thời trước là bàu nước khá sâu. Thời kháng chiến đã cạn khô, có nhiều hầm hố, trở thành căn cứ cất dấu xe vận tải kể cả xe hàng nặng và xe quân sự rất an toàn.

+ Bàu Thủy Ứ: Bên hông Bàu Thủy Ứ, phía Tây ở mút Ấp giáp với Thủy Tú, có nhiều đồi cao, cây cao, bóng mát trở thành nơi xây dựng Trung tâm vă hóa Vĩnh Linh.

Còn nói chung trong cả làng Huỳnh Công, Ấp Nam, Ấp Đông, Ấp Tây, có nhiều đơn vị hành chánh, kinh tế, y tế, tài vụ.

1. Trạm y tế phẫu thuật của Viện 108 và cấp cứu Khu Đông, và liên hệ với Viện Vĩnh Linh; 2. Khu Tài chính, Ngân hàng Nhà nước; 3. Kho lương thực, thực phẩm; 4. Các cửa hàng bách hóa; 5. Các đơn vị bộ đội của Bộ tạm trú để chờ chuyển vào miền Nam; 6. Các đoàn dân công tấp nập ngày đêm tạm dừng rồi lên đường vào Nam.

Tóm lại, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược cứu nước, xã Huỳnh Công quê tôi đã trở nên một căn cứ chiến đấu kiên cường của Khu Đông.

                                                                                  T.H.K

(1) Xin bạn đọc lưu ý, như trong bài viết đã nêu, ông Huỳnh Đại La sinh năm Thân, vào Châu Ô năm 1362 và qua đời vào niên hiệu Cảnh Thống (1498-1504). Cứ cho rằng ông Huỳnh Đại La từ trần ngay năm đầu tiên của niên hiệu này (1498) thì đối chiếu với những năm Thân (năm sinh của ông Huỳnh Đại La) gần với năm 1362 ta sẽ có số liệu về tuổi thọ của ông Huỳnh Đại La như sau:

1308 (Mậu Thân) = 190 tuổi

1320 (Canh Thân) = 178 tuổi

14981332 (Nhâm Thân) = 166 tuổi

1344 (Giáp Thân) = 154 tuổi

1356 (Bính Thân) = 142 tuổi

Đây là những mức tuổi thọ khá cao và rất ít có nếu không muốn nói là cực kỳ hiếm hoi, có thể làm bạn đọc phân vân. Xin ghi lại như một tồn nghi (B.T)

Trần Hữu Khuê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 3 tháng 12/1994

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

10/05

25° - 27°

Mưa

11/05

24° - 26°

Mưa

12/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground