L |
á thư của họa sĩ Trần Quốc Tiến gởi cho tôi ẩn trong cái phong bì của Tòa soạn tạp chí Cửa Việt. Tôi cứ ngỡ là một việc gì đó của các anh các chị biên tập viên thông tin ra. Đang phải vào phần hậu kỳ của một cuốn phim nên tôi để lá thư trên bàn. Tôi không quen đọc thư từ khi mình đang quá vội vì công việc.
Tôi vặn kim báo thức của đồng hồ con số 1 giờ 30 phút. Rạng sáng ngày mai sẽ có trận đá bóng vòng ngoài của giải thế giới năm 2002. Hà Nội đã chớm vào đông. Quá nửa đêm, trời se lạnh. Tôi sẽ đọc hết mấy cái thư trên bàn rồi chợp mắt, ngủ lấy sức để xem cuộc giao tranh bóng đá trên truyền hình. Họa sĩ Trần Quốc Tiến cho tôi một thông tin ngắn trong thư "Nhà văn Nguyễn Khắc Thứ chỉ có hai cô con gái đã trưởng thành... có nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong đó, một cô đang phải chăm sóc mẹ già gần 80 tuổt. Anh chị em ruột của anh Thứ đều đã cao tuổi, lại sống xa quê hương đã lâu, kinh tế khó khăn. Với hoàn cảnh đó nên sự chu toàn nơi an nghỉ của nhà văn còn quá tạm bợ - vẫn là ngôi mộ cỏ heo hút giữa một vùng quê vắng vẻ trên đất Quảng Bình"...
Chỗ vắng vẻ ấy tôi đã đến rồi. Đến một mình. Đốt một tập thơ “Miền hương lặng" của tôi cho anh Thứ đọc. Vậy mà bây giờ, sau gần mười năm vẫn “chỗ vắng vẻ trên đất Quảng Bình” ấy sao? Mắt tôi nhòa đi. Như khi còn là học
trò tôi đã khóc với bài Văn tế thập lại chúng sinh* trong giáo trình. Nhà văn Nguyễn Khắc Thứ đâu có là kẻ cô quả. Ông là con dân Quảng Trị - làng An Cư
hiền hòa ấy là cái nôi gió biển và cát đồng ru ông. Ông là một số quan được thăng tiến rất chậm vì tính nết nhưng cũng là người có mặt trong quân ngũ từ đầu năm 1948 ở trung đoàn 103 Hà Tĩnh. Tôi chưa sao giờ được thấy ông đeo quân hàm cấp ủy, tá gì nhưng đã được chụp ảnh với ông khi mặc bộ quần áo Xi-ta của Quân khu 5 chi viện cho Quân khu 4. Ông là một nhà văn có hội tịch trong cuốn "Nhà văn Việt Nam hiện đại" của nhà xuất bản Hội nhà văn in năm 1997 có danh tánh, hình bóng của ông. Trang 665 của cuốn sách ấy chỉ in về ông có 16 dòng. Phần giấy bó trắng như "chỗ vắng vẻ" mà ông đang an nghĩ đó chăng?
Tôi buồn. Buồn vết một đêm. Không thèm ngồi trước máy thu hình xem bóng đá. Cuộc giao tranh trên sân cỏ ấy có nghĩa gì nữa mắt tôi nhòa đi nhiều lần nữa trong đêm. Tôi nhìn vào bóng tối. Cố thấy cho được khuôn mặt ông. Nhà văn Nguyễn Khắc Thứ. Anh Thứ của tôi. Chỉ thấy cuộc đời như sân cỏ mông mênh. Một cuộc giao tranh không cân sức. Một kiếp người đa đoan đang hụt hơi trước số phận của mình và sự lãng quên nhân thế.
***
Năm 1948 tại Hà Tĩnh. Tôi đang là chú vệ quốc tí hon của trung đoàn. Đội tuyên truyền văn hóa của trung đoàn 103 Hà Tĩnh chúng tôi được đón một người phụ trách có chữ. Còn ít tuổi như tôi đã biết quý trọng điều này. Người có chữ do là anh Nguyễn Khắc Thứ. Mà làm sao, một người Quảng Trị “thứ thiệt” ra trận xứ này để nhập ngũ. Sau này, tôi dần dần biết rõ ra. Mặt trận Huế vỡ. Giặc Pháp tấn công vào. Và lực lượng vũ trang Huế, Quảng Trị cùng cán bộ chạy giạt ra Thanh Nghệ Tĩnh bằng đường tàu. Bằng những chuyến tàu suốt,tàu chợ cuối cùng. Cách mạng tháng 8 thành công ở Quảng Trị khi anh Thứ đã là viên chức ngành hỏa xa. Nguyễn Khắc Thứ là trưởng tàu Là "chef train” ngày ấy. Có lẽ chuyến tàu cuối khi mặt trận Huế đã vỡ, ra đến ga Chu Lễ thuộc hạt Hà Tĩnh là dừng lại. Là tất cả nghẽn đường về.
Sự "có chữ' ở anh Nguyễn Khắc Thứ đã xui tôi mon men đến anh. Và anh chiếu cố áp lại gần vì đôi lần anh bắt gặp tôi viết lén điều gì đó vào sổ tay trung đoàn 103 của tôi hay chuyển dịch qua các vùng đất trong quê lần nào, anh Thứ cũng hỏi tôi: có thấy cái chi khác không "Nhìn kỹ thử coi, thấy khác thì ghi vào". "Mình thấy khác là cảnh vật ấy của mình rồi đó" Hai anh em thường tha thẩn trong vùng đóng quân. Anh Thứ là ông Đồ cho chữ và tôi là luôn sinh lẽo đẽo theo thầy. Anh Thứ là biên tập viên bài thơ đầu đời của tôi. Bài thơ in báo Trung đoàn. In trên đá. Có một thứ in trên đá như vậy gọi là in li tô. Tôi còn nhớ rõ.
Trung đoàn tôi giải thể ở Thanh Hóa năm 1949. Liên khu 4 xốc đủ đội hình cho một đại đoàn 304. Số còn lại tùy theo quê quán của mỗi người mà phân chia theo kiểu "ai mô về nơi ấy". Anh Nguyễn Khắc Thứ trở về mặt trận Bình Trị Thiên. Khi đi anh là trưởng tàu. Giờ về làm một cán bộ tuyên huấn tăng cường cho mặt trận. Mất mấy năm tan tác đội hình. Lúc này ba tỉnh miền Trung từ lưng đèo Ngang vào đến chân đèo Hải Vân đã có ba trung đoàn chủ lực. Một cơ quan đầu não gọi là mặt trận bộ. Lấy vùng rừng lồ ô Hòa Mỹ làm chiến khu. Nguyễn Khắc Thứ là một thành viên của bản doanh trong rừng này...
***
Liên khu 4 có hai vùng cách biệt. Thanh Nghệ Tĩnh là hậu phương của Bình Trị Thiên là tiền tuyến. Các trung đoàn 101, 95 và 18 đã dừng chân trên quê nhà. Đối diện với các binh đoàn Tây đen, Tây trắng và lính dõng trong đạo quân Pháp xâm lược và nổ súng. Vùng tự do chi viện tích cực. Sau các đội hình chiến đấu là lực lượng tham mưu, hậu cần. Sau súng đạn, thuốc men và muối gạo là lời ca tiếng hát. Đội văn công Đình Quang có nhạc sĩ Phạm Duy đi kèm đã vào đến Dương Hòa, Hòa Mỹ. Đội thứ hai là một lực lượng hùng hậu chuyên diễn kịch do Bửu Tiến dẫn đầu. Tôi đi trong đội hình này và vì vậy được gặp lại anh Nguyễn Khắc Thứ ở Hòa Mỹ tháng 10 năm 1950.
Quảng Trị đã đánh giặc ở dọc đường số 9. Đã có vùng đất lừng danh chiến công. Trận Nam Đông gắn với tài năng chỉ huy của trung đoàn trưởng Lê Bá Vận. Quảng Bình có trận Xuân Bồ và Thừa Thiên có trận Thanh Hương. Trung đoàn 101 chống giặc càn ở vùng Phá Tam Giang để những tên đất Ké Môn, Đại Lược, Thanh Hương, Phong Chương vào nhạc, vào thơ. Tôi hay sang thăm anh Thứ. Ở đó tôi gặp anh Trần Quốc Tiến và Vĩnh Tôn. Hai anh này, người vẽ, người làm thơ. Chụm ba người lại làm một cơ quan tuyên huấn, một tờ báo in đá, một trung tâm văn nghệ và trên hết là một tổ ba người. Họ kết nghĩa dưới rừng lồ ô Hòa Mỹ như ba nhân vật của “Tam quốc diễn nghĩa” kết tình huynh đệ dưới vườn đào. Tính nết họ khác nhau và anh Nguyễn Khắc Thứ luôn luôn giữ vai trò Lưu Bị. Họ chăm xuống đồng bằng. Họ là nguồn thông tin giao lưu giữa nhân dân với cơ quan chỉ đạo việc đánh giặc ở trên rừng.
- Gắng làm một cái chi đó rồi về đây với anh. Anh Thứ luôn nhắc tôi như vậy.
Tôi mê họ. Sau này mới thấy có Trường Mỹ thuật, có Trường Viết văn Nguyễn Du. Ở anh Nguyễn Khắc Thứ, Trần Quốc Tiến và Vĩnh Tôn (sau này là Hải Bằng) là họ tự đào tạo ra tài năng của họ. Mỗi lần tôi sang thăm anh Thứ, tôi bắt gặp đường nét, vần điệu và ý tưởng của họ xôn xao dưới rừng lồ ô ẩm ướt. Tôi mê họ và suốt đời không dấu diếm điều này. Anh Nguyễn Khắc Thứ lặng lẽ hơn cả. Cần mẫn hơn cả. Những bài vỡ lòng về sự quan sát, so sánh thực tế quanh mình mà anh nhắc tôi ngày còn ở Hà Tĩnh lúc này đã có bài thị phạm cụ thể. Anh Nguyễn Khắc Thứ ghi chép vào hàng chục cuốn vỡ học trò. Cái núi tư liệu ấy dồn nén vào bản thảo truyện ký “Trận Thanh Hương”.
***
Mặt trận bộ Bình Trị Thiên rời chiến khu Hòa Mỹ về rừng rồi Phong Thu để gần dân hơn, để điều hành chiến trận sát sao hơn. Nằm chưa ấm chỗ thì giặc càn. Toàn bộ lực lượng chỉ huy đầu não bị xô giạt sang đất Quảng Trị. Tôi xa chiến trường năm 1951. Ra khỏi bìa rừng, nhìn ngoái lại vùng rừng Câu Nhi xanh biếc mà tôi vẫn tiếc. Chưa có cái giấy "thông hành" để nhập bọn với anh Thứ. Với Trần Quốc Tiến và Vĩnh Tôn.
Năm 1952, tôi trở lại chiến trường Quảng Trị. Ở lại với đoàn văn công của anh Đình Quang cho đến ngày thành lập Đại đoàn 325. Anh Nguyễn Khắc Thứ đã có sách in. Trần Quốc Tiến đã có tranh và Vĩnh tôn có thơ.
- Anh viết trận Thanh Hương hồi nào vậy? tôi hỏi anh Thứ.
- Viết ở An Cư được nhiều hơn cả. Phần còn lại là chắp vá trong từng chuyến đi về.
- Ai báo tin cho anh về giải thưởng?
- Nghe thấp thoáng vậy thôi.
Lạ lắm. Cái thời mọi việc đều thấp thoáng. Thấp thoáng nghe. Thấp thoáng biết. Gọi nhau cũng thấp thoáng và sự ghi nhận cũng thấp thoáng. Cả cơ quan mặt trận Ba Lòng có biết một người tên Nguyễn Khắc Thứ. Hay hí húi viết viết, ghi ghi. Và nghe thấp thoáng rằng cuốn sách của anh viết về một trận đánh của Trung đoàn 101 ở dọc phá Tam Giang vừa được giải thưởng ở ngoài Việt Bác. Như ở Ba Lòng này chẳng liên quan, liên đới gì!
Thôi, dẫu tiếng vang của một giải thưởng văn học quốc gia thời ấy không linh đình như thời nay người ta đón một đội bóng nhí U14, U22 gì đó chiến thắng trở về quê nhà. Nhưng là một người có công làm cho trận đánh Thanh Hương vang dội trên văn đàn mà danh tánh mình thì lặng phắc. Có lần tôi hỏi thẳng ông Trần Quý Hai- ông là chỉ huy trưởng mặt trận - "Ông có đọc cuốn sách của Nguyễn Khắc Thứ không?”, ông Hai ứ hự như người trong chuyện cổ. Có lần tôi hỏi thẳng ông Nghiêm Kình - ông là trưởng phòng chính trị "Ông có biết giá trị của giải thưởng này không?” Tôi bị oan uổng là phải ngồi nghe ông Kình nói tràng giang đại hải về chủ đề tư tưởng, về khuynh hướng văn học, về tính Đảng, tính nhân dân nhưng xem ra chẳng mục nào dính vào tác phẩm của anh Nguyễn Khắc Thứ.
Đại đoàn 325 tập kết ra Bắc Đóng ở Quảng Bình. Vừa lúc Tổng cục Chính trị mở trại viết về anh hùng. Nguyễn Khắc Thứ được tl~iẹu tập ra Hà Nội
ở đó nhiều người gặp anh lần đầu. Nhưng là những người cầm bút, họ biết có một Nguyễn Khắc Thứ , một trận Thanh Hương, một giải thưởng văn học kháng
chiến. Nguyễn Khắc Thứ có tác phẩm in sách trước nhiều người. Về Hà Nội là một dịp may. Lao được một ván cầu sang bến mà mở đường đi tiếp nữa. Oái ăm thay, với Nguyễn Khắc Thứ là nút thắt của một bi kịch. Bi kịch sau cùng của đời người.
- Giá như anh Thứ về nhà số 4 Lý
- Anh đã có nhuận bút sớm hơn. Anh muốn lập một văn phòng thật sự. Anh muốn thử sức mình. Những đêm dài bất tận và buồn tê tái sau này, anh Thứ vẫn nói vậy. Đúng là ý nghĩ nghiêm túc và thành thật khi anh thuê một phòng nhỏ ỏ phố Nguyễn Quỳnh, mé hồ Thuyền Quang – Hà Nội. Anh Thứ làm việc, viết văn hết sức say mê ở căn phòng nhỏ nhắn đó. Lâu lâu, anh về sư đoàn (tên gọi sau) 325, về thăm vợ con ở Quảng Bình bằng xe đạp. Guồng xe qua đèo Ba Dội và đèo Ngang bằng sức đang vạm vỡ, bằng niềm hưng phấn của một người sáng tạo, người mới ngoài ba mươi tuổi và đang yêu
Tôi từ Đoàn địch quân đội đến thăm anh luôn. Và tôi biết rõ mọi điều buồn vui đã ập đến căn phòng ấy. Thoạt đầu là một cô học trò cấp ba. Môn men đến tìm văn, tìm người. Ở ngôi nhà số 4 Lý
Điều gì sẽ xảy ra đã xảy ra với họ. Một nhà văn và một cô học trò mê văn. Điều gì đó giá xảy ra vào thời cởi mở mà ta đang sống hôm nay chắc sẽ có hồi kết cục êm hòa. Oái ăm là chuyện không đáng gì bỗng thành chuyện cháy thành. Anh Nguyễn Khắc Thứ bị triệu về sư đoàn 325. Sau đó được vào làm việc trong cái kho sách của thư viện quân đội, sống nhiều năm trong đơn côn lặng lẽ. Một tâm thức não nề với một con mèo, một cây đèn bão giữa hàng vạn cuốn sách mà thư viện quân đội cất giữ cho miền
Có một người thương anh. Tôi biết. Giám đốc thư viện quân đội Đinh Quang Thiệu thương anh. Và nhờ vậy tập thể thư viện quân đôi thương anh. Chỉ được vậy đã là to tát lắm vì không ai có quyền "minh oan" cho anh. Có lần tôi hỏi giám đốc Thiệu – “ Để anh Thứ ở cái kho sách ấy là việc làm hay giam cầm?"
- Đừng nói thế. Anh Thiệu ngắt lời tôi - Có giam cầm gì đâu. Nhưng cũng không có cách nào khác. Bọn mình thương anh Thứ và chỉ dám thương được vậy.
Anh Thư ở vậy cho đến ngày cầm các thứ giấy tờ và lần về đến Quảng Bình. Từ đó ra "Nơi quê người vắng vẽ" như thư của hoa sĩ Trần Quốc Tiến viết cho tôi.
***
Thư của họa sĩ Trần Quốc Tiến kêu gọi bạn bè, đồng đội đóng góp tình quý trọng, thương yêu để cùng với gia đình tạo lại sự ấm cúng cho ngôi mô của một nhà văn đã cống hiến cuộc đời mình bằng nhũng tác phẩm. (*). Tôi đồng tình.
Tôi muốn nhân dịp đó mà ước Anh về An Cư. Tất nhiên để đạt được mục tiêu xa hơn này, chúng ta cần có sự bảo trợ của chính người Quảng Trị, chính quyền Quảng Trị bạn bè của anh Nguyễn Khắc Thứ ở Quảng Trị.
P.N.C