Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sắc phong thần ở Quảng Trị - Những di sản quý giá cần giữ gìn

S

ắc phong cho các vị thần làng ở Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung, là một loại hình văn bản Hán Nôm quan trọng trong hệ thống các văn bản cổ được nhân dân vùng đất Quảng Trị từ thế hệ này sang thế hệ khác bảo vệ, tôn thờ và xem là một báu vật vô giá của các bậc tiền nhân trao lại. Hiện nay, các sắc phong đều được người dân làng xã gìn giữ, thờ cúng ở các ngôi đình, chùa, miếu, nhà thờ các họ tộc... của làng mình. Đây là những tài liệu quý lưu giữ phong tục, tập quán, tín ngưỡng thờ thần ở các làng cụ thể. Là mảng tư liệu quan trọng góp phần nghiên cứu tìm hiểu về mặt lịch sử - văn hoá truyền thống của vùng đất Quảng Trị.

Qua thực tế nghiên cứu, thì đến nay các tài liệu văn bản cổ kể cả sắc phong ở vùng đất Quảng Trị còn lại không nhiều. Bởi từ xưa, vùng đất này được coi là trọng trấn, trấn biên, là phên dậu phía Nam của tổ quốc; nơi đây các cuộc chiến tranh liên miên, ác liệt thường xuyên xảy ra. Hơn nữa, thiên nhiên khắc nghiệt nắng lắm với nạn hoả hoạn, mưa gió nhiều kèm theo bảo lụt thường xuyên đã góp một phần không nhỏ huỷ hoại tài sản, các công trình kiến trúc, nhiều cổ vật, tài liệu... của người dân trong đó có cả sắc phong. Nhiều làng ở vùng Quảng Trị cho đến nay không còn giữ được một văn bản, tài liệu gì liên quan đến làng quê của mình qua các thế kỷ trước. Tuy nhiên, cũng có một số làng còn lưu giữ được gần như khá nguyên vẹn: làng Hà Lộc (Hải Sơn - Hải Lăng) ngoài các văn bản Hán Nôm cổ nhân dân còn giữ được hơn 30 sắc phong do triều đình phong kiến ban tặng. Làng Diên Sanh (Hải Thọ- Hải Lăng), làng Trung Yên, An Lợi (Triệu Độ-Triệu Phong), làng Ai Tư (Triệu Ai - Triệu Phong)... còn lưu giữ được khá nhiều.

Ngoài việc phát hiện hai sắc phong thời Tây Sơn tại làng An Mỹ (1)(Do Linh), thì đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một sắc phong nào vào các triều đại trước. Có thể nói sắc phong cho các vị thần ở vùng đất Quảng Trị hiện còn chỉ có vào thời các vua Nguyễn, thuộc thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào đầu đời vua Minh Mạng (1820) đến cuối đời vua Khải Định (1924).

Sắc phong thời Nguyễn được làm trên một tờ giấy khá đặc biệt có bản mịn, màu vàng sẫm hình chữ nhật (khoảng 130 cm x 50 cm). Cả 2 mặt đều được trang trí hoa văn dày đặc. Mặt trước của sắc được trang trí hoa văn”Long ẩn vân”, các đường diềm xung quanh sắc được nối ghép hồi văn chữ Vạn, được phủ màu ánh bạc. Bên phải sắc là một bài toàn văn chữ Hán, đây là nội dung của sắc phong do triều đình phong cấp. Nội dung bản toàn văn này ghi quan tước, chức hàm, danh hiệu ban tặng cho vị thần. Bên trái có dòng lạc khoản và thường có dấu “sắc mệnh chi bảo”. Mặt sau của sắc phong trang trí “tứ linh” (long, ly, quy, phụng). Đây là các con vật linh thiêng trong đời sống của người dân vào các thế kỷ trước. Tuy vậy, cũng có một số sắc vào đời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) mặt sau trang trí thư sách và hình một chiếc lá. Bốn góc cả mặt trước và mặt sau đều có hồi văn chữ Thọ lòng trong khung tròn.

Việc cho đến nay ở vùng đất Quảng Trị chưa tìm thấy một sắc phong nào vào thời vua Gia Long (1802 -1819), mặc dù qua nghiên cứu chúng tôi được biết, đợt ban sắc sớm nhất của triều đình Nguyễn là vào giai đoạn này. Gia Long năm thứ 2 (1803) nhà vua đã xướng chiếu: “Chiếu cho Bắc thành và các trấn Thanh Nghệ, những đền thờ thần ở các huyện xã trừ bỏ các dâm từ và không có công đức sự tích; còn thì hiện có công đức sự tích là bao nhiêu vị, đều cho làm sổ đệ tâu chờ phong” (2). Sắc phong được ban cấp dưới thời vua Gia Long có lẽ do bị hạn chế một số mặt như giấy sắc, chữ viết, bố cục trình bày... nên khi vừa mới lên ngôi vua Minh Mạng đã cho thu hồi toàn bộ bằng sắc của đời trước để cải tổ lại nhằm hoàn thiện hơn. Năm 1821, vua Minh Mạng dụ: “ Các thần trước kia phong mỹ tự quá nhiều, mỗi lần được gia phong lại đeo thêm xuống dưới, lâu về sau sẽ không viết hết được. Nay nên dùng chữ phong mới viết vào sắc và còn chữ cũ bớt đi thì phải”. Đến năm 1823 quy định: “ Phàm thần hiệu ở hàng trên thì tặng 3 chữ mỹ tự là Thượng đẳng thần, ở hàng giữa thì tặng 2 chứ mỹ tự là Trung đẳng thần ở hàng dưới thì tặng một chữ mỹ tự là Chi thần” (3). Có lẽ vì những lý do trên nên cùng vào triều các vua Nguyễn nhưng sắc phong Gia Long hiện nay còn rất hiếm. Những sắc phong được ban cuối cùng vào thời vua Bảo Đại(1925 -1945) nay cũng còn rất ít.

Mỗi triều vua vào các dịp đăng quang, lế đại khánh... nhà vua mới điều bộ lễ sữa soạn ban sắc phong thần. Sau khi được các địa phương kê khai, bộ lễ có nhiệm vụ xem xét mới trình tâu vua phê chuẩn. Có lẽ vì thế mà mỗi cá nhân hay làng xã phải cất giữ sắc thật cẩn thận; nếu bị thiên tai, hoả hoạn thì việc xin cấp lại còn tương đối dễ dàng, còn để  thất lạc vì bất cẩn thì bị trừng phạt đích đáng. Năm Minh Mạng 18 chuẩn lời tâu: “Cấp lại một đạo thần sắc vị Thành hoàng phường Xuân An, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị, lý trưởng xã ấy để không cẩn thận, để cho đứa trẻ chăn trâu không biết gì tự tiện đem đốt đi, lý trưởng ấy phạt đóng gông bêu một tháng, đánh 100 trượng bãi dịch; bon trẻ chăn trâu không biết gì, không phải xét kỷ, còn gia trưởng bọn chăn trâu ấy không ngăn cấm đều phạt 80 trượng(4).

Nghiên cứu sắc phong một lần nữa chúng tôi khẳng định: Hệ thống thần linh được người dân Quảng Trị thờ cúng rất phong phú và đa dạng bao gồm đầy đủ các vị nhiên thần, thiên thần, nhân thần, các vị thần từ đất Bắc, các vị thần Chăm, thần Trung Quốc...Tuy nhiên, không phải làng nào cũng thờ cúng đầy đủ các vị thần mà họ còn tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, phong tục tập quán, lối sống ngành nghề... để người dân tôn thờ các vị thần cho phù hợp với ước vọng mong muốn của mình.  Bởi thế những làng nghề ven biển và làm nghề biển người dân thờ thần Sác Hải, Long Hải... để cầu mong những chuyến xa khơi nay mắn. Những vùng sơn địa người dân luôn thờ thần Cao sơn, Cao các...Vị thần mà làng nào cũng thờ đó là”Bổn thổ thành hoàng”. Bởi ngài là vị thần tiêu biểu đại diện cho quyền uy của cả làng. Các vị nhân thần là những người tiên phong khai sáng cơ nghiệp thì hầu như làng nào cũng được triều Nguyễn ban sắc phong thần. Đây chính là những vị tiền nhân mở mang gìn giữ đất nước, xóm làng để truyền lại cho con cháu đời sau.

Qua sắc phong chúng ta thấy rõ sự ghi nhận của nhà nước phong kiến về công lao của các vị thần về một dòng tộc hay một làng đã có công lao trong việc “hộ quốc tý dân”. Đó là sự tôn vinh những nhân vật ( dù có thật hoặc không có thật) để thoả nãm nhu cầu tính ngưỡng của người dân trong các làng xã. Vì vậy, sắc phong được người dân thờ phụng và coi đó là một báu vật của tiền nhân để lại. Ngoài ra, khi nhìn vào đạo sắc cũng phản ánh phần nào trình độ về kỹ thuật làm giấy viết sắc, nghệ thuật trang trí và thư pháp vào các thời trước. Đặc biệt, niên đại ghi ở sắc phong đầy đủ và chính xác (ở dòng lạc khoản). Ví dụ: Tự Đức tam niên cửu nguyệt tam thập nhật (ngày 30 tháng 9 năm Tự Đức thứ 3 (1849). Địa danh ghi trên sắc phong cũng là một thông tin quan trọng xác định sự thay đổi tên làng qua các thời kỳ. Qua đó góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu tên gọi các làng cổ, thứ tự định cư các họ tộc, cung cấp những sự kiện về các nhân vật trong làng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sắc phong còn lại không nhiều và tình trạng bảo quản cũng khác nhau, có một số làng bảo quản tốt nên sắc vẫn còn nguyên vẹn, bên cạnh đó cũng có một số nơi do thiếu kinh nghiệm nên sắc bị rách nát và ẩm mục. Biết rằng sắc phong là một tài liệu quý để nghiên cứu nhiều mặt về đời sống của cư dân mỗi làng cụ thể, nhưng nếu tách ra khỏi địa phương thì ý nghĩa và giá trị sẽ không cao. Bởi vậy, nhiệm vụ bảo quản hoàn toàn phụ thuộc vào người dân ỏ các làng. Thiết nghĩ, người dân không nên để mất mát hay rách nát sắc phong. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần nắm rõ danh mục, phân loại cụ thể để tiện theo dõi và hướng dẫn về kỹ thuật bảo quản, giúp người dân cất giữ sắc phong được lâu dài.

C.T.V

 

 

 

_______

Chú thích:

(1) Xem Nguyễn Bình - Phát hiện 2 sắc phong thời Tây Sơn tại làng An Mỹ - Tạp chí Cửa Việt 1991.

(2),(3),(4) Nội các triều Nguyễn - Khâm định đại nam hội điển sử lệ. Bản dịch Hội sử học - Tập 4, NXB Thuận Hoá. Huế 2005. Tr 345, 346, 355.

 


 

 

 

Cái Thị Vượng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 189 tháng 06/2010

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/07

25° - 27°

Mưa

04/07

24° - 26°

Mưa

05/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground