Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sao lại không cười hả Giôn

S

áng chủ nhật 9-12-2007, tôi nhận được điện của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm:

- Anh Trần Dũng Hùng à, có một CCB Mỹ muốn gặp anh vào 20 giờ tối nay tại Công ty Bình Minh.

- Có việc gì vậy?

- Về chuyện gói quà gửi người dưới mộ của anh đấy.

- Ôkê.

Đúng hẹn xe tắc xịch tới. Bước xuống xe là cô phiên dịch bé xíu xiu. Cô tự giới thiệu tên Phương: Tiếp đến một người Mỹ khổng lồ vì tôi đứng chưa tới vai anh ta. Phương nói:

- Đây là Giôn, CCB Mỹ, làm trong quân đội được 6 tháng thì bị thương, phục viên về nước. Bây giờ là nhà doanh nghiệp. Sang Việt Nam đi tìm những câu chuyện cảm động của lính trong chiến tranh. Giôn đưa tay trái bắt tay tôi. Tôi hiểu Giôn đã bị thương ở tay phải. Tôi cứ tưởng sau cái bắt tay xã giao thì Giôn buông tay nhưng không ngờ anh vẫn nắm chặt tay tôi. Ba người cứ thong dong trên hè phố. Giôn nói:

- Trước kia tôi và ông chỉ rình để “đòm” nhau phải không?

- Đúng thế! Nhưng bây giờ khác rồi. Ta đang nắm tay nhau trên đường Trần Khát Chân, tên một danh tướng nước tôi để đến quán bia Lộc Vừng.

Sau khi chạm cốc tôi vào đề ngay: Thay người ngã xuống tôi tặng ông cuốn nhật ký Tài hoa ra trận của liệt sĩ Hoàng Thượng Lân. Lân là nhân vật chính trong câu chuyện: “Gói quà gửi người dưới mộ”. Còn đây là tập hợp: “Chớp bể mưa nguồn” của tôi. Trong đó có bài thơ: “Thôi Lâm nằm tại đây” Lâm cũng chính là liệt sĩ Lân này.

Giôn hỏi tôi:

- Ông thích nhất bài thơ nào trong tập thơ?

Tôi hỏi lại:

- Ông có mấy con?

- Hai con. Một trai một gái.

- Ông yêu đứa nào?

- Cả hai.

- Vậy thì tôi thích cả 56 bài. Nó là 56 đứa con tinh thần của tôi.

- Xin ông kể cho nghe về chuyện gói quà…

- Tôi và Lân là bạn chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Năm 1969, tôi chuyển về đoàn Văn công Quân khu 4. Năm 1971, tôi phục viên. Lân còn ở lại chiến trường. Tôi vẫn thường đến thăm ba mẹ Lân.

Một chiều tôi đến nhà Lân gặp một sĩ quan. Mẹ Lân giới thiệu:

- Đây là anh Ái ở trong kia ra họp. Mai anh lại vào, Hùng có gửi gì cho Lân thì gửi.

Trong khi ba mẹ Lân không để ý thì anh nói nhỏ:

- Bình tĩnh nhé, Lân hy sinh rồi. Không được để lộ.

Vốn là diễn viên kịch đã đóng nhiều vai nhưng chưa bao giờ tôi phải đóng vai: Biết bạn mình đã chết nhưng mặt vẫn tỉnh bơ nói cười. Còn khán giả là ba mẹ Lân ngồi ngay bên cạnh. Chỉ sơ suất nhỏ là hỏng ngay vở diễn. Bởi lúc còn ở chiến trường Lân đã dặn: Nếu còn sống thì vào nhà tớ nhé. Chỉ nói với ba thôi, đừng kể gì với mẹ vì mẹ tớ đau tim. Tôi chào ba mẹ Lân ra về. Tôi chạy vụt xuống cầu thang, nước mắt rơi lã chã. Không gửi thư thì ba mẹ Lân biết anh đã hy sinh mà gửi thì gửi cho ai? Tôi quyết định gửi thuốc lá. Lân không còn thì đồng đội ngồi hút tưởng nhớ anh. Tôi ra phố mua hai gói Điện Biên bao bạc, 1kg thuốc sợi Lạng Sơn. Nhìn bà chủ gói hàng tôi cứ ứa nước mắt.

- Sao? Gửi cho người trong tù à?

Tôi nghẹn ngào:

- Không! Tôi gửi cho người dưới mộ.

Hôm sau tôi mang quà tới, ba Lân hỏi:

- Không có thư à?

- Con để bên trong.

Làm gì có thư. Viết làm sao được khi biết bạn mình đã nằm sâu dưới tấc đất rồi. Nghe kể xong Giôn rưng rưng nói:

- Các ông thắng là phải.

- Thôi! Hôm nay đừng kể thắng thua. Ngồi uống bia mà, tôi lại hỏi: Ông có nhớ cái ngày tôi đấm ông sặc cả máu mũi ra không, thì mất ngon.

- Chúng tôi điên rồ!

- Ông biết thế là được. Các ông gây chiến làm khổ biết bao người. Mà khổ nhất là các bà mẹ. Vì họ là người gieo mầm sống. Tôi chết, mẹ tôi khóc nhiều nhất. Ông chết, mẹ ông cũng khóc nhiều nhất. Mà Phật dạy rằng: “Nước mắt nào cũng mặn, dòng máu nào cũng đỏ”.

Đã đến lúc chia tay, Giôn rút ví. Tôi ngăn lại.

- Thứ nhất: Dân tôi hiếu khách nên có câu: “ Khách đến nhà không gà thì vịt”.

- Thứ hai: Chắc ông chỉ binh nhất binh nhì, còn tôi là thượng sĩ. Chức vụ cao hơn, ông phải chấp hành lệnh tôi.

- Thư ba: Ông 63 tuổi, tôi 67 tuổi là anh. Mà nước tôi nghiêm lắm. Anh bảo em phải nghe. Giôn và Phương cùng cười rồi hẹn ngày gặp lại.

Sáng chủ nhật 16-2-2007 Giôn gọi điện muốn gặp tôi và Hoàng Nhuận Cầm lúc 9 giờ sáng tại quán bia Lộc Vừng. Tôi và Cầm đến trước. Ngồi chưa nóng chỗ thì Cầm bảo:

- Mới 9 giờ sáng đã uống bia thì có mà hoá dại. Thôi “chuyển làn” sang cà phê.

Giôn đến cùng một người nữa. Phương giới thiệu:

- Đây là Giép, giảng viên nhiếp ảnh, sang giúp Giôn ghi âm, ghi hình.

Chúng tôi vào quán. Cô chủ thì thầm với chồng:

- “Bác sĩ hoa súng”.

Tôi bảo Cầm:

- Phụ nữ chỉ nhớ người làm cho họ cười.

- Bác thì…

Tôi kể lại chuyện Món quà…chi tiết hơn để ghi âm. Cầm kể chuyện bốn sinh viên cũng là bạn văn chương với Cầm. Trước khi đi B đã rủ nhau đến Công viên Thống nhất chụp ảnh bên tượng thiếu nữ đọc sách cho nó ra vẻ trí thức. Bây giờ còn lại mình Cầm. Giôn và Giép đã cảm nhận được cái thảm khốc của chiến tranh qua chuyện này nên yêu cầu chúng tôi ra công viên chụp ảnh bên bức tượng. Cô gái vẫn ngồi đọc sách. Cây xanh rủ lá che mát cho cô vẫn còn đây.

Nét mặt “Bác sĩ hoa súng” vốn đã khắc khổ bây giờ lại khắc khổ hơn. Anh đăm chiêu nhìn vào trang sách, tay thân thiết ôm vai cô gái như muốn hỏi: Cầm đã trở lại, cô có nhận ra không? Cô gái không trả lời mà vẫn trầm ngâm đọc hay cô đang băn khoăn: Sao mấy người kia không thấy trở về?.

Việc chính đã xong, Cầm nói nhỏ với tôi: Thế là anh em mình đã hoàn thành nhiệm vụ với các liệt sĩ (Vì trước đó Cầm đã đưa cho Giôn bài thơ khóc Vũ Đình Văn của mình). Bây giờ, đến phần chụp ảnh kỷ niệm. Giép là người nghiêm túc trong nghệ thuật. Mỗi kiểu ảnh Giép lại xê dịch chân máy đến mấy lần để chọn góc chụp ưng ý nhất. Còn Giôn thì luôn nhắc tôi: Tươi thôi, đừng cười. Tôi không cười thì tươi thế nào? Nhiều em bảo tôi: Cười trông còn tàm tạm chứ không thì cái mặt nặng trĩu như chăn bông ướt, trông chán chết. Mà sao lại không cười. Quá khứ hình như khép lại rồi. Nỗi đau sẽ nguôi ngoai. Quan hệ Việt - Mỹ còn nhiều trở ngại nhưng cũng đang được cải thiện dần. Hơn nữa, chúng ta sống cho tương lai. Vì những lẽ đó thì cớ sao lại không cười hả Giôn?

                                T.D.H

Trần Dũng Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 163 tháng 04/2008

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

38 Phút trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground