Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tết ở làng quê

C

âu nói vui như TẾT có lẽ đúng hơn với làng quê, nơi quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng nương rấy, ít có ngày thảnh thơi sum vầy bên gia đình và họ hàng làng nước.

Quê tôi, một ngôi làng Việt nghèo với đồng lúa bờ tre, nương khoai bãi sắn, người dân chất phác hiền hoà từ cái ăn, cái mặc đến lời nói dáng đi, thân thương như lời mẹ.

Tôi lớn lên trong ngôi làng ấy để lại dấu ấn sâu đằm tâm tưởng, nhất là ngày hội tuổi thơ qua ba ngày Tết. Ôi! Sao mà thân thương quá đỗi. Làng quê, ngày Tết như bức tranh gà sặc sỡ sắc màu trong tranh làng Hồ dân dã mà không hề quê kiểng.

Tôi còn nhớ như in, hàng năm khi ngọn gió heo may lim tắt, đồng lúa vừa mới cấy xong chưa bén bùn, le te vàng nhạt thì ngọn nêu được dựng lên đầu làng báo hiệu làng đang vào hội.

Tiếng trông sân đình đổ hồi rồi tiếng chiêng ngân vang xa thẳm dội vào thinh không giục giã hối thúc lòng người trở về nguồn cội mà lo sắm sanh lễ vật dâng tiến ông bà trong ba ngày Tết.

Thềm nhà ai cũng sáng lên bởi được rắc cát trắng tinh tươm gợi lên nét tươi tỉnh ngõ nhà quang đãng hơn khi cỏ xanh đã xới đi. Hàng chè tàu trước ngõ đượng cắt xén thẳng tắp dọn đường cho dân làng thăm thú lẫn nhau mừng năm mới một năm mưa thuận gió hoà, an bình thịnh vượng. Hi vọng, chính vì niềm hi vọng ngày mai tốt đẹp hơn đã trở thành ý niệm người xưa truyền lại sau bao nhiêu cay đắng cơ cực của nhà nông từ ngàn đời để tin vào ngày mai tươi đẹp làm động lực vươn tới mới có hôm nay.

Quê tôi nghèo lắm, nếu không có ý niệm tương lai thì làm sao nói được câu ca rằng

Đừng than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

Trong khó nghèo nên ngày Tết còn có ý nghĩa đời thực là Tết mới có miếng ăn ngon “Giàu nghèo cũng ba ngày Tết” trẻ con trong làng thuộc làu câu hát:

Cu kêu ba tiếng, cu kêu

Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè

Mới tới ngày 23 tháng chạp, sau khi tiễn đưa ông Táo về trời, nhiều nhà mới đưa đồ thờ tự bằng đồng ra cọ rửa. Để lư đèn sáng loáng trong như mới, thường các cụ sai đám trẻ lấy tro bếp trộn với vỏ trấu thấm nước rồi kỳ cọ nhiều lần. Kỹ hơn, nhiều nhà còn lấy quả khế chua cọ trước rồi mới cho đánh bóng. Việc này, thủơ nhỏ tôi cũng đã từng làm dưới sự giám sát kỹ lưỡn của ông nội tôi! Ông bảo kỳ thật mạnh vào cho nó phát ra tiếng trèo trẹo mới ăn thua! Tô cọ đến nổi ngón tay cái móm mép như dầm nước lâu ngày nên rát rạt. Những đồ thờ bằng gỗ được lau chùi bằng lá chuối khô cho thật bóng. Kinh nghiệm dân gian đôi khi còn hơn nhiều trang viết khoa học.

Bàn thờ là nơi tôn nghiêm nên các cụ chăm bẳm hơn bất cứ chỗ nào trong nhà. Chỉ riêng một việc thay cát vào lư hương cũng đã thấy công phu đến nhường nào! Cát được lấy từ những nơi tinh sạch mang về nhà lọc đãi rồi đem phơi nhiều nắng để cát trắng tinh mới thay vào lư. Việc làm này phải tự tay các cụ ông mới làm được, còn bọn trẻ vô tình làm cẩu thả một chút là bị quất roi mây ngay lập tức! Những chân nhang cũ phải đốt cho bằng hết không để vương vãi làm thất lễ ông bà.

Chừng đến ngày hai bảy, hai tám tết, nhà nhà mới chuẩn bị gói bánh! Quê tôi chỉ gói bánh tét, còn bánh chưng sau này mới có vài nhà gói thôi. Để gói bánh, việc này không tỉ mẩn nhưng cũng không đơn giản. Lá chuối được rọc chọn không bị rách, mà phải lá chuối sứ, to bản, rửa sạch mang ra sân phơi trong những tấm nía được gác lên cao tránh bụi. Lạt gói bánh là kịch tre già, vừa dẻo vừa dai nên dễ buộc chặt làm bánh khi luộc không bị vỡ. Ngồi trong mẹ gói bánh mà học lấy cái nết dịu hiền khi bàn tay vuốt lên tấm lá xanh mướt, học lấy cái hồn quê biết quý từng hạt gạo một nắng hai sương xay giả dần sàng mới nên bát cơm thơm.

Củi nấu bánh là những cây nhiều mắt không chẻ nhỏ được nên được để dành từ lâu. Sở dĩ quê tôi thường gói bánh tét vì nó đển lâu ngày không bị ôi, đợi hết tết, đến sau mùng mười bóc ra rồi lấy dây lạt sát thành từng lát cho vào mỡ heo mà rán, bánh cháy vàng lớp ngoài, ăn vừa ngon vừa dẻo, ngon hết chỗ nói.

Đêm buộc bánh là đêm huyền diệu! Bà ít ngủ nên thường thức ngồi trong bánh. Lũ trẻ thường nghe chuyện cộ tích từ những đêm này nên dư vọng trong tâm hồn những hình ảnh lung linh mờ ảo theo thời gian lớn dậy trong đời là vậy. ngọn lửa vàng, tiếng lục bục bên nồi bánh là âm thanh trầm lắng lâu bền mỗi ngày sau tết, không biết sau này có còn chăng!

Ám ảnh tuổi thơ là niềm vui được đi chợ Tết! Chợ họp đông lắm, tràn người ra đường cái. Trăm người bán vạn người mua lao xao nón trắng, áo thâm, bao nhiêu là hàng quà bày la liệt. Chợ quê sản vật nhà quê nên vô số chuối chè thơm mít... gà vịt ngan ngỗng. Không thiếu một vật gì. Phong pháo chuột, con gà đất, tiếng tè le, đèn đẹt âm nao nức.

Chợ tết họp tới chiều ba mươi mới tan. Những loại hàng tươi sống thì người ta bán thống bán tháo cho xong để kịp về nhà lo Tết nên hàng rất rẻ.

Sắm Tết, ngoài những phẩm vật như gạo, nếp, thịt lợn... bánh trái ra, nhiều gia đình phải tìm mua cho được cành hoà mai phải chọn cho có thế và nhiều nụ hoa chờ nở mới vừa ý. Để cành mai giử cho tươi lâu ngày, người ta mang ra thui lửa ở gốc cành mới cắm vào độc bình đặt chính giữa nhà. Chỉ một cành mai thôi mà trong cảnh nhà có vẻ mùa xuân, nó tao nhã, hào hoa thấm đẫm hồn xuân váng vất lòng người.

Mâm ngủ quả đặt lên bàn thờ bên trên nải chuối chín ửng phải có quả bưởi hoặc mấy trái mãng cầu mới mở mắt.

“Thân em như trái mãng cầu

Đặt trên mâm quả hạc chầu hai bên”

Chiều ba mươi, nhà nhà don cúng tất niên. Lễ cúng để tiển năm cũ đón năm mới, cũng là lễ mời ông bà tiên tổ về ăn tết cùng con cháu. Bàn thờ được bày nghiêm ngắn những lễ vật, có cả những bộ áo giấy nhiều màu chăng ngang để thờ ông bà.

Sau lễ cúng tất niên là lễ cúng giao thừa. Lễ này chỉ cúng trà nên giản đơn nhưng rất thanh tao. Trà được ườp hoa ngâu, hoa nhài pha phách cẩn thận. Bên ấm trà là mấy đĩa mứt gừng, mứt bí, thêm mấy đĩa bánh in bọc giấy bóng nhuộm màu xanh đỏ trong thật đẹp mắt.

Mùi hương trầm tảo ra thơm ngát, không khí tĩnh lặng, linh nghiêm,các cụ ông khăn đen áo dài khấn vái thì thầm cầu cho một năm an lành no ấm.

Chả thế mà dân gian truyền mãi câu ca dao cảm khái ngày xưa không bao giờ phải:

Chiều ba mươi mợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa

Sáng mồng một rượu say tuý luý, giơ tay bòng ông Phúc vào nhà!

Chiều đêm ba mươi thức đón giao thừa là thời khắc thiêng liêng, nhà nào ở nguyên nhà ấy. Làng quê yên tĩnh, bầu trời tối mịt, ánh đèn le lói, trẻ con nôn nao chờ sáng để được tung tăng trên đường kheo áo mới. Tinh sương, mồng một Tết, nhà nhà chờ đón người xong đất chờ vận may cho một năm ăn nên làm ra, gia đình em ấm.

Đ.T

 

Đức Tiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 172 tháng 01/2009

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/04

25° - 27°

Mưa

21/04

24° - 26°

Mưa

22/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground