C |
ó thể dẫn độ ra đây toàn thể những dòng chữ viết về thân thế sự nghiệp của Trần Đình Túc trong cuốn từ điển Nhân vật lịch sử Việt nam (NXB KHXH, Hà Nội 1991) của Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế:
"Trần Đình Túc (? - 1892), Danh sĩ, nhà ngoại giao cận đại, quê huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Năm Nhâm Dần 1842, ông đỗ Hương tiến (cử nhân). Đời Thiệu Trị ông làm quan đến chức Quản đạo Phú Yên. Đời Tự Đức ông được thăng Hồng lô tự Khanh, trải qua các chức vụ Tán tương quân thứ ở Biên Hòa, Biện lý Bộ Hình, Danh điền sứ Thừa Thiên - Quảng Trị, rồi được gia hàm thị lang bộ Hộ (1865).
Năm Mậu Thìn 1868; ông nhận được lệnh đi công tác ở Hương Cảng, khi về lãnh chức Tuần Vũ Hà Nội, rồi đổi qua Hưng Hóa, sau đó làm Tán tương quân vụ Sơn - Hưng - Tuyên.
Năm quý dậu 1873, giặc Pháp đánh chiếm
Ông xin về hưu nhiều lần nhưng không được. Năm 1882 giặc Pháp chiếm Hà Nội lần 2, ông lại được cử làm khâM sai Đại thần lãnh Tổng đốc Hà Nội, giao thiệp với giặc Pháp. Sau đó có biến ở Thuận An, ông lãnh chức Thượng Thư bộ Lễ sung toàn quyền đại thần, đi dàn xếp mọi việc.
Trước cuộc xâm lăng của giặc Pháp, ông thuộc phe chủ hòa, chuyên làm công việc thương lượng, chấp nhận các yêu sách của chúng.
Năm Tân Mão 1891, ông được phong Hiệp biện Đại học sĩ, năm sau ông mất tại quê nhà.'
Những dòng tiểu sử tuy gãy gịn nhưng tác giả Từ điển cũng đã tiếp cận, chỉ ra được những khía cạnh nổi bật ở con người này. Ông là một danh sĩ, người trí thức nổi tiếng thức thời dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn trên các phương diện cải tổ, ngoại giao, dinh điền sứ; và kể cả khía cạnh ưu thời mẫn thế. Có bổ sung cũng chỉ bổ sung một dòng về thân thế: ông sinh năm 1804 và mất 1892 ở làng Hà Trung, huyện Địa Linh nay là Do Linh. Riêng về sự nghiệp của ông thì còn có chỗ quan trọng đáng phải bàn: đó là di sản văn học của ông để lại cho hậu thế.
Hơn một lần sách Đại
Bản gốc Tiên Sơn thi tập ở thư viện Hán Nôm mang ký hiệu Vhv 1425, dưới dạng chép tay, viết bằng chữ Hán (chữ thảo, giấy bản cỡ 20 x 10cm, tập dày 132 trang với 200 bài thơ, chủ yếu là thể thơ Đường luật, một số ít thơ cổ phong. Tập thơ hiện vẫn chưa được phiên âm và dịch ra thơ, nhưng khi được hỏi tới nội dung và đề tài, PGS Nguyễn Xuân Hòa cho biết sơ bộ như sau:
Mảng thơ nói về mối quan hệ bạn bè, hầu hết trong giới quan chức, trí thức yêu nước cùng thời. Ví như các bài thơ: "Đền thờ ở điện vân quán Tùng quốc công" (tức Tùng Thiện Vương), "Tiễn tập hiền viện Phạm Phú Thứ về an dưỡng", "Thơ tặng án sát sứ Nguyễn Hàm Ninh", "Họa nguyên vận thơ Đặng Hoàng Trung" (tức Đặc Huy Trứ), "Tặng tiến sĩ Đỗ Văn Quỳnh", " Tiễn Trương Gia Hội được bổ chức quan Phủ Thuận Khánh về nơi sở lị", "Họa nguyên vận bài thơ của tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình", "Thơ lưu giản các văn thân Hà Nội"… Mảng đề tài lớn thứ hai là thơ Vịnh cảnh. Nhiều bài trong tập như "Quá hành Sơn" (Qua bãi biển đá nhảy), "Vịnh khổ qua" (mướp đắng), "Quá Tam Điệp", "Biệt núi Nùng", "Biệt Nhị Hà", "Hắc Bạch Thạch" (Vịnh đá đen đá trắng), "Đền Ký Vân", "Linh Thái", "Hải Vân quan", "Đầm phá Hà Trung", "Thôn cư ngẫu hứng", "Lên kỳ đài Hà Thanh"… Mảng thơ thứ ba là thơ Vịnh việc. Loạt bài như "Ký sựu ngâm", "Trung thu hứng tác", "Gửi quý vị quân tử Hà Thành", "Cảm tác khi nghe chát chẩn", "Nghe quan quân Hà Nội thu được thắng lợi", "Những điều nghe thấy khi tái vãng Hà Thành", … và cuối cùng mảng thơ tự nói về mình về gia đình mình. Đó là các bài thơ "Tự thuật", "Tự trào", "Bệnh trung ngâm" (Tự trào sau khi ốm dậy), "Độc tọa hữu cảm" (ngồi một mình cảm xúc), "Nỗi trầm tư", "Canh Ngọ trừ tịch", "Đêm đông không ngủ được dậy làm thơ", "Lại không ngủ được", "Thuật Hoài"… Thực ra, việc phân loại các đề mục trong Tiên Sơn thi tập chỉ là một cách diễn đạt để chúng ta dễ tiếp cận và hình dung ra quy mô tập thơ, chứ đâu là thơ Vịnh cảnh, Vịnh người, Vịnh sự việc ngay trong một bài thơ của Trần Đình Túc cũng khó mà tách bạch ra được. Và cuối cùng vẫn là việc đánh giá nội dung, khi mà chúng ta chưa tổ chức phiên âm và dịch toàn bộ 200 bài thơ kia được, thì chưa ai dám nói trước được điều gì.
Rõ ràng từ trong di sản của chúng ta, những tập thơ như Tiên sơn thi tập những tác giả như Trần Đình Túc cần phải có kế hoạch, có nguồn đầu tư kinh phí tối thiểu để dịch thuật, in ấn, làm quyển, phải bảo vệ và phát huy, không nên hoài phí mãi truyền thống văn học cổ điển của tỉnh nhà, đất nước.
Nhân giới thiệu tập thơ Tiên Sơn thi tập của Trần Đình Túc, được sự đồng ý của PGS Nguyễn Xuân Hòa và Nguyễn Đình Thảng, người viết chuyển đến bạn đọc chùm thơ vừa được phiên âm và dịch thơ từ bản gốc nói trên. Hy vọng qua đây chúng ta nắm bắt được phần nào con người thi nhân của Trần Đình Túc.
1. BIỆT NÙNG SƠN
Nùng Sơn tĩnh đối tĩnh vô ngôn
Vạn cổ chung linh ủng độc tôn
Thiên lý quan du tam trú tiết
Danh thành nhân thoái kỹ thừa ân.
BIỆT NÚI NÙNG
Núi Nùng tĩnh lặng, đối không lời
Vạn cổ chung linh, độc gõ thôi
Muôn dặm quan trường lưu phẩm tiết
Danh thành thân thoái đội ơn trời
(Phiên âm và dịch thơ:Nguyễn Xuân Hòa).
2. TÙNG QUỐC CÔNG ĐIỆN VÂN QUÁN ĐỀ BÍCH ỨNG GIAO
Đế tứ thành nam nhất mẫn cung
Sắc loan hoa khí nhập liêm lông
Đào viên thắng lợi lưu quần quý
Thụ phúc cao ca dẫn nhập ông
Bàn thái thời đàm kim mẫu tịch
Ỷ la cầm độc ngọc đài phong
Thiên nhan xích chỉ tâm nhưng luyến
Ngũ sắc tường vân tại vọng trung.
ĐỀ THƠ LÊN VÁCH TƯỜNG ĐIỆN VÂN QUÁN CỬA TÙNG QUỐC CÔNG
Một góc thành nam đức Trọng cung
Sắc hương lan lý tỏa không trung
Đào viên lễ hội luôn quần tụ
Phúc lộc ca từ dẫn nhập ông
Xuống chiếu luận đàm Vương Thánh mẫu
Dựa tường khẻ đọc Ngọc đài phong
Thiên nhan gang tấc lòng lưu luyến
Năm sắc mây lành hướng vọng cung
(Phiên âm và dịch thơ:Nguyễn Xuân Hòa)
3- TÔNG TRƯƠNG BAN BIỆN THƯỚNG KINH
Đô môn hồi mã tức tiên trần
Trịnh trọng đàm tâm sổ dạ thân
Thanh nhãn bằng quân khan ẩn lại
Bạch đầu cố ngũ tác nhàn nhân
Giao tình tự thủy thê lương thậm
Thế sự như vân tụ tán tần
Thượng luân đăng đồ nam nhi trái
Gia thanh quốc sũng lưỡng bình phân.
ĐƯA TRƯƠNG BAN BIỆN VỀ KINH
Cửa đô về lại quá tiên trần
Trò chuyện mấy đêm thật thiết thân
Ngắm kỹ mắt xang, ngài ẩn sĩ
Nhìn qua đầu bạc, tớ nhàn nhân
Giao tình như nước thê lương lắm
Thế sự dường mây tụ tán dần
Tình nhà, lộc nước cả hai phần.
(Phiên âm và dịch thơ: Nguyễn Xuân Hòa)
4. TỰ TRÀO
Khẳng khái lâm du hãnh tấu công
Mạn đề
Tức vân thiện chiến niên di thỉ
Vãng ngộ đàm binh dĩ hóa cung
Mộng cnhr hữu thời xu quỉ mị
Phù sinh vô số thức anh hùng
Khả liên thảo mộc đồng khô hủ
Độc tuyển nhân gian nhất thọ ông
TỰ GIỄU CỢT MÌNH
Khẳng khái đó đây quyết lập công
Mơ hồ đề xuất thuyết binh nhung
Cho hay thiện chiến đâu cần đạn
Giỏi việc binh đao ắt hóa cung
Cõi mộng có thời xua quỉ mị
Phù sinh bao kẻ tưởng anh hùng
Cảm thương cây cỏ đều khô mục
Dành lại cho đời một lão ông.
(Phiên âm và dịch thơ: Nguyễn Đình Thảng)
5. CANH NGỌ TRỪ TỊCH
Quá khách quang âm tự tiễn trì
Tân thiêm bạch phát tiệm thành ti
Lưỡng niên thử tịch tương chung thủy
Ký vãng tương lai tử tế suy.
ĐÊM CUỐI NĂM CANH NGỌ
Khách qua khe hở tựa tên bay
Tóc bạc thành tơ cũng hóa hay
Mới cũ hai năm cùng tối ấy
Cũ đi mới đến hỏi ai bày.
(Phiên âm và dịch thơ: Nguyễn Đình Thảng)