Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 09/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Truông nhà Hồ

 Theo quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam, qua hết địa phận tỉnh Quảng Bình, quý khách sẽ phải vượt qua một cung đường quanh co uốn lượn dài 3km, hai bên là đồi núi nhấp nhô, khe suối róc rách. Đó chính là nơi mà xưa kia gọi là Truông Nhà Hồ, nơi nổi tiếng hoang vu rậm rạp và đầy trộm cướp.

“Thương anh em cũng muốn vô

Sợ Truông Nhà Hồ sợ phá Tam Lang”

Nguyên từ đầu thế kỷ 17, khi các chúa Nguyễn bắt đầu bành trướng thế lực, mở mang đất đai ở xứ Đàng Trong thì lưu lượng người trên đoạn đường từ sông Gianh (nơi được chọn làm ranh giới phân tranh Trịnh – Nguyễn) đến sông Hương (nơi họ Nguyễn đặt phủ lỵ) ngày càng tăng, đó là những binh sĩ đi đồn trú, vận tải quân nhu, lương thảo, khí giới, rồi thì khách buôn thường dân có nhu cầu vãng lại, thăm viếng… Dù muốn dù không, họ đều bắt buộc phải vượt qua Truông Nhà Hồ.

Thời nào cũng vậy, hình như đã thành quy luật, bọn cướp thường hay chọn những địa điểm là nơi giáp giới địa lý giữa các đơn vị hành chính để hoạt động. Khi bị chính quyền địa phương này truy bắt ráo riết chúng sẽ chạy ngay sang địa phương lân cận; cũng có khi vì “cha chung không ai khóc” mà bọn cướp lại càng có cơ hội hoạt động hơn! Căn cứ vào cả thực địa và sổ sách thì Truông Nhà Hồ xưa là nơi giáp giới giữa hai châu Địa Lý và Ma Linh thuộc xứ Thuận Hóa (nay là huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Với lực lượng đông và mạnh, biết dựa vào địa lợi bọn cướp ở Truông Nhà Hồ đã gây cho khách qua lại bao nỗi kinh hoàng, ai chống cự sẽ bị chúng giết chết. Quan quân địa phương cũng đành phải bó tay chịu cho chúng hoành hành.

Nhưng lẽ đời “cao nhân đất hữu cao nhân trị”. Khi chúa Nguyễn Phúc Chu trị vì (1691-1725) có quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng quyết đoán can đảm đã kiên quyết ra tay tiễu trừ giặc cướp để cho trăm họ được yên ổn. Nghe dân tình ca thán về nỗi đường sá nguy hiểm, Nguyễn Khoa Đăng đã thần hành đến tận nơi xem xét để hành động. Sử chép Nguyễn Khoa Đăng đã ăn mặc giả làm khách buôn chở hàng hóa qua vùng Hồ Xá. Tưởng món hời bọn chúng hí hửng chặn đường, bắt hết cả người và của lên xe đưa về sào huyệt. Không ngờ ngồi trên xe, Nguyễn Khoa Đăng đã bí mật chọc thủng một bì phẩm đỏ đặt trên một lổ thủng của sàn xe, lần theo vệt phẩm, quân đội của ông đã bất ngờ tập kích sào huyệt của bọn cướp, đánh cho một trận tơi bời khiến chúng trở tay không kịp phải bỏ chạy toán loạn, không dám cướp bóc nữa. Từ đó Truông Nhà Hồ mới không còn là nỗi ám ảnh ghê sợ của khách đi đường.

Sách Đại Nam liệt truyện còn chép sau sự kiện trên, một người buôn giấy đi qua Truông Nhà Hồ không may bị du đãng của giặc cướp chặn đường lấy hết, người này kêu lên quan sở tại nhưng tìm mãi vẫn không ra thủ phạm. Chuyện đến tai Nguyễn Khoa Đăng, ông lại thân hành đến Ma Linh dùng mẹo bắt cướp, ông ra lệnh cho tất cả dân chúng quanh vùng, mỗi người phải kê khai rõ “sơ yếu lý lịch” lên một tờ giấy đem nộp. Giá giấy tự nhiên tăng vọt, tên cướp kia vội tung giấy ra bán hắn liền bị tóm gọn và hết đường chối cãi.

 Để tưởng nhớ người có công dẹp loạn, cần nói thêm về thân thế của Nguyễ Khoa Đăng (1691-1725). Ông là con trai Nguyễn Khoa Chiêm một danh sĩ thời Nguyễn Sơ được Trần Đình Ân (người thuộc họ Trần Đình nổi tiếng ở Hà Trung Do Linh) là mưu sĩ đắc lực của Nguyễn Phúc Chu tiến cử lên chúa và gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Khoa Đăng, tuổi trẻ nhưng tài cao, chí lớn, Nguyễn  Khoa Đăng còn có công chế ngự thiên tai ở phá Tam Giang (Thừa Thiên) giúp cho nhân dân ở đây được làm ăn yên ổn.

Bởi thế, ca dao  lại có câu:

“Phá Tam Giang ngày rày đã cạn

Truông Nhà Hồ nội tán dẹp yên (hoặc: cấm nghiêng)” để ghi nhớ công ơn của ông Nguyễn Khoa Đăng tính cương trực, khiến cho đám quyềng thần và cường hào ác bá đương thowifddeeuf phải kiêng nể. Tuy nhiên, do thiếu cảnh giác ông đã bị phe đối lập trong triều sát hại khi mới tròn 34 tuổi. con ông là Nguyễn Khoa Toàn và cháu là Nguyễn Khoa Kiên cũng đều là người tài giỏi và là những bậc danh thần thời Nguyễn.

 Vào những ngày Cần vương, Truông Nhà Hồ lại trở thành nơi trú ngụ của một số nghĩa binh. Theo một tài liệu của Phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Linh do bạn Văn Tuyên cung cấp  thì ngày 22-5-1886 có 5 tên lính lê dương thuộc đại đội 32, trung đoàn 3 pháo thủ hải quân Pháp từ Quảng Bình vào Vĩnh Linh, chúng bắt 10 tráng đinh Vĩnh Linh khiêng cáng, khi khiêng bọ chúng vào giưa Truông Nhà Hồ, một tráng đinh bỗng cất cao giọng  ngâm hai câu thơ mà theo giai thoại là của Nguyễn Công Trứ:

“Chim bay về núi rồi

Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây”

Lập tức họ đều nhức tề hất cả 5 chiếc cáng xuống đất, hất ngã cả năm tên giặc rồi xông ngay lại đam chết chúng cướp lấy súng  đạn và chạy vào rừng.

Vào năm 1952, một trận đánh theo chiến thuật đội thổ rất oanh liệt xảy ra tại Truông Nhà Hồ. Dưới nắng hè bỏng rát, những chiến sĩ thuộc trung đoàn 95 bộ  đội chủ lực cùng đại đội 154 bộ đội địa phương Vĩnh Linh và du kích các xã Vĩnh Hoàng, Vĩnh Chấp… đã bí mật ẩn mình dưới hố sâu phủ cỏ bên trên để phục kích một đoàn công – voa của thực dân Pháp chở binh đoàn số 6 từ Đồng Hới vào tăng viện cho Huế. Kết quả ta đã đánh thiệt hại nặng binh đoàn này, tiêu diệt hơn 200 tên địch. Đây là trận đánh phối hợp đầu tiên giữa ban ngày trên chiến trường Bình Trị Thiên. Đây cũng là nơi mà lần đầu tiên đã bắn rơi 1 máy bay trinh sát của địch trên chiến trường này (2).

Giữa những ngày đánh Mỹ, Truông Nhà Hồ lại được các chiến sĩ ta đặt cho một tên gọi mới là Dốc sáu độ. Dốc tuy không cao lắm nhưng từ đây ai cũng có thể nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng trên cột cờ Hiền Lương đang phấp phới tung bay, khơi sâu thêm ý chí đấu tranh thống nhất nước nhà trong mỗi con người. Dốc sáu độ cũng chính là trận địa phòng không của tiểu đoàn 6 cao xạ đơn vị anh hùng đã bắn rơi nhiều máy bay siêu âm hiện đại của không lực Hoa Kỳ, góp phần đưa cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc sớm đến ngày toàn thắng.

Về địa danh Truông Nhà Hồ, đến nay vẫn chư ai xác định được do đâu mà có. Trong lịch sử, nhà Hồ từ Hồ Quý Ly đến Hồ Hán Thương chỉ vừa đúng 7 năm (1400-1407) chưa mở mang được gì ở phía Nam. Hơn nữa, chữ “Nhà” ở đây chắc chắn không phải dùng để chỉ một triều đại phong kiến cụ thể như thành Nhà Hồ, lăng Nhà Lê, Tôn Thất nhà Nguyễn… vì chữ Truông thường đi liền với một khái niệm dân dã như Truông Băng, Truông Bồn ở Nghệ An.

Vậy cần phải khẳng định Nhà Hồ ở đây chỉ là một gia đình hoặc một nhóm gia đình họ Hồ nào đó đã đến lập nghiệp rất sớm ở địa phương này. Trong cách gọi làng xã Việt nam tên một họ kèm theo chữ “xá” như Lưu Xá ở Thái Nguyên, Văn Xá ở Thừa Thiên, Liêu Xá ở Hải Dương, Trương Xá ở Quảng Trị… Chữ Hồ trong Truông Nhà Hồ ở đây chắc chắn có liên quan đến chữ Hồ trong địa danh Hồ Xá ở Vĩnh Linh.

Ngày nay mỗi lần qua Hồ Xá, nơi tiếp giáp với Truông Nhà Hồ - địa danh rùng rợn một thời – thấy phố xá sầm uất, xe cộ tấp nập, hai bên là những rừng bạch đàn đang lên xanh… chúng ta không thể không nhớ tới công ơn khai phá của bao thế hệ ông cha. Mỗi lần qua đó, chúng ta cũng không thể nào quên được những ngày đánh Mỹ “Truông Nhà Hồ” lại phải hứng chịu biết bao nhiêu bom đạn để cho dãi đất hẹp thiêng liêng này mãi mãi được vinh dự là nhịp cầu lịch sử trên con đường thiên lý của dân tộc.

                                                                                        V.T.A

(1) Theo Hoàng Việt hung long chí của Ngô Giáp Đậu

(2) Theo tài liệu của Trung tá Trần Biên, B.C.H.Q.S tỉnh Quảng Trị

Vương Thừa Ân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 3 tháng 12/1994

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

10/05

25° - 27°

Mưa

11/05

24° - 26°

Mưa

12/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground