Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 09/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Từ ấy… Minh linh

 Nguyên nhân chiến dịch quân sự năm 1069:

Vốn là một dân tộc yêu hòa bình, vương triều Lý đã ra sức xây dựng đất nước giàu mạnh. Đặc biệt kể từ sự kiện vua Lý Thải Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010), nước Đại Việt được tổ chức lại và mọi mặt kinh tế - xã hội đều đổi mới.

Riêng trong quan hệ Việt – Chiêm, từ trức thời Lý đã từng xảy ra những diễn biến tiêu cực khiến đôi bên phải dùng đến vũ lực, tuy nhiên Đại Việt chưa từng chiếm đất đai Chiêm Thành. Tình hình có khác đi trong khoảng 60 năm kể từ khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1009-1069); giai đoạn này sử sách ghi lại một số sự kiện ngoại giao Việt-Chiêm, chúng đem lại cảm tưởng là chính sách ngoại giao của Chiêm Thành thiếu nhất quán. Ít nhất có 4 lần người Chiêm đến Thăng Long để triều cống, nhưng cũng không ít hơn 2 lần họ đem quân quấy rối biên giới. Ngược lại, cũng 2 lần quân Đại Việt đánh trả đũa Chiêm Thành, trong đó lần xuất chinh nắm 1004, vua Lý Thái Tông đem quân tiến thẳng đến kinh đô Phật Thệ (Vijaya, còn gọi là Chà Bàn, Trà Bàn, Đồ Bàn, nay thuộc tỉnh Bình Định) (1).

Vì sao có tình hình đó? Vì một mặt Chiêm Thành sợ hãi Đại Việt, nước láng giềng hùng mạnh sẵn sàng trừng phạt những biểu hiện ngang ngược của một nước nhỏ (theo quan niệm về trật tự phong kiến). Nhưng mặt khác, họ vẫn nuôi mộng báo thù cho những lần đại bại trước đây. Cũng vì vậy, trong khi chịu nhún nhường trước Đại Việt, họ lại luôn luôn tìm mọi cách để thần phục nhà Tống nhằm tạo uy lực, cùng đánh Đại Việt, cùng thu lợi. Chính đây là giao điểm của hai chính sách ngoại giao Tống và Chiêm.

Bấy giờ ở Trung Hoa, Tế tướng Vương An Thạch đang thi hành “tân pháp” nhằm cải cách xã hội. Nhưng “tân pháp” không giải quyết được gì mà còn gây ra những mâu thuẫn xã hội mới. Đã vậy, biên giới phía Bắc và Tây bắc lại bị các nước Liêu, Hạ uy hiếp. Vì vậy vua tôi nhà Tống đề ra chiến lược “Nam trước Bắc sau” theo tính toán của Vương An Thạch: “Lục quân ta (Tống) diệt được Giao Chỉ (tức là nước ta), uy ta sẽ có. Rồi ta bá cáo cho Thiêm Tây biết, quân dân Thiểm Tây sẽ có thắng khí. Với thắng khí ấy, ta sẽ nuốt tươi nước Hạ. Mà nếu nuốt được nước Hạ thì ai dám quấy nhiễu Trung Quốc nữa?” (2). Và triều đình nhà Tống song song thực hiện hai việc lớn: Vừa biến các thành  Ung châu (Quảng Tây), Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) thành các căn cứ quân sự và hậu cần cỡ lớn, chưa đầy quân lính và lương thực, thuyền bè, khí giới đồng thời sai sứ giả xuống xúi giục Chiêm Thành quấy rối hậu phương phía Nam nước ta, chuẩn bị những đòn quân sự phối hợp.

Lực lượng hai bên: Ý đồ của Chiêm Thành đã rõ ràng.

Trước nguy cơ bị kẹp giữa hai gọng kềm chiến lược, triều đình nhà Lý đã có một quyết định sáng suốt và đúng đắn là huy động đại quân đánh. Chiêm Thành, xóa bỏ nguy cơ bị uy hiếp từ phía Nam, giành thế chủ động chiến lược. Vua Lý Thánh Tông quyết định thân chinh chỉ huy tướng sĩ; năm ông ấy 46 tuổi, đã làm vua được 14 năm. Tướng tiên phong là Đại tướng quân Lý Thường Kiệt, vừa tròn 50 tuổi. Lực lượng quân đội được huy động chừng 5 vạn, sẽ hành quân bằng đường thủy.

Về phía Chiêm Thành, phần nhiều các vua Chàm đều chú trọng xây dựng quân đội đông đến 5,7 vạn người, có kỷ luật chặt chẽ, khá thiện chiến và trang bị tốt. Có khi chỉ đàn voi chiến đã lên đến 1000 thớt. Thủy quân của họ cũng rất mạnh. Vào năm 979, Chiêm Thành từng huy động hơn 1000 thuyền chiến tiến sâu đến vùng biển Hà Nam Ninh ngày nay để tiến đánh kinh đô Hoa Lư. Vua Chiêm Thành lúc này là Rudravarman III, sử ta gọi là Chế Củ hay Đệ Củ, sử Tàu gọi là Dương Bộc Thi Lợi Luật Đà Bàn Ma Đề Bà, từ khi lên ngôi vua năm 1061 đã quyết tâm báo thù Đại Việt.

Nhìn chung, lực lượng hai bên khá cân sức và qua nhiều lần xung đột vũ trang, đã hiểu rõ về đối tượng tác chiến của mình. Tất nhiên, là một cuộc viên chinh, quân Việt phải hành quân đường dài, chịu nhiều khó khăn. Quân Chiêm có ưu thế là tác chiến trên địa bàn quen thuộc, được chuẩn bị sẵn, và hậu cần tại chỗ.

Lịch hành quân:

Nhiều người viết sự tỏ ý tiếc vì sử sách chép rất ít về chiến dịch quân sự 1069. Theo “Việt sử lược” (3), có thể hình dung đây là một cuộc hành binh lớn, được chuẩn bị công phu và tiến hành khẩn trương như sau (ngày tháng tính theo dương lịch): Ngay từ năm 1068, vua Lý Thành Tông đã hạ lệnh sửa sang và đóng thêm chiến hạm. Năm 1069, có những diễn biến chính sau đây:

Ngày 24-02: Vua hạ chiếu thân chinh đánh Chiêm Thành

05-03: Quan quân tổ chức hội thể ở Long Trì

08-03: Đốc xuất 5 vạn binh làm lễ xuất quân

23-03: Bắt đầu tiến vào vùng biển Chiêm Thành. Sai Đại Liêu ban tên là Hoàng Kiện đánh cửa Nhật Lệ (thuộc Quảng Bình ngày nay), thắng quân Chiêm.

03-04: Cập biến Quy Nhơn, đánh thắng quân Chiêm do tướng Bố Bì Đà La chỉ huy. Quân Lý chiếm kinh đô Phật Thệ. Vua Chiêm là Chế Cũ bỏ chạy. Lý Thường Kiệt đem quân đuổi theo và sau một tháng, bắt sống Chế Củ ở biên giới Châu Lạp (miền Phan Rang, Phan Thiết ngày nay).

Tháng 05: Bắt đầu rút quân

13-07: Đại quân về đến Thăng Long, kết thúc các hoạt động quân sự kéo dài 127 ngày.

Một số kết quả:

Chiến dịch đã làm thay đổi hẳn cục diện quan hệ Việt – Tống – Chiêm. Nhà Lý giành được thế chủ động chiến lược, phá vỡ từ trong tướng âm mưu hình thành liên minh Tống – Chiêm nhằm tiêu diệt Đại Việt. Thực tế cho thấy, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thời Trần, vào năm 1285, mũi vu hồn chiến lược do Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành tiến ra Bắc đã gây cho quân dân nhà Trần, nhiều thiệt hại rất to lớn, phải đối phó rất vất vả.

Trong lúc nhà Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta với sức mạnh quân sự khổng lồ (riêng chính binh tức quân đội chính quy đã có 1 triệu   260 ngàn) thì đòn quân sự năm 1069 không những chứng tỏ Đại Việt có sức mạnh kinh tế, quân sự to lớn mà còn cho thấy nội bộ triều đình rất ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân được đảm bảo.

Nhà Lý tạo được một “khu đêm” ở Phương Nam kéo dài hàng trăm cây số từ nam Đèo Ngang (Quảng Bình) đến bờ bắc sông Hiếu (Quảng Trị) để tăng cường sức mạnh phòng thủ biên giới.

Nhìn toàn bộ, cuộc hành quân này đạt kết quả lớn hơn nhưng thời gian tiến hành (4 tháng) ít hơn chiến dịch năm 1044 (7 tháng) đó là nhờ sức mạnh kỹ thuật và năng lự chiến đấu của quân sĩ Đại Việt.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một thuyền chiến thời Lý trung bình chở được hơn 200 người cùng trang bị (4). Như vậy để chở 5 vạn quân, cần ít nhất cũng 250 chiến hạm. Tuy vậy, vừa bảo đảm đội hình hành quân, vừa đánh địch, chỉ 7 ngày sau khi xuất phát, binh thuyền đã tiến đến vùng biển Nghệ An và sau 25 ngày đã đến cửa biển Quy Nhơn. Như vậy chiến thuyền quân Việt có khả năng hàng hải tốt, quân thủy có kỷ luật cao, kỹ thuật đi biển giỏi. Quân bộ có sức chịu đựng những cuộc di chuyển dài ngày trên biển mà vẫn bảo đảm sức chiến đấu, khi cần là đổ bộ tác chiến và truy kích dài ngày được ngay.

Xin nói rõ về tốc độ hành quân. Trên bản đồ hiện đại (5), nếu tạm coi hai khoảng cách Hải Phòng – Bến Thủy và Thăng Long – Đại An – Bến Thủy là bằng nhau thì ta sẽ có chiều dài đường hành quân từ Thăng Long đến Quy Nhơn là gần 1100km, tính ra trong lượt đi, tốc độ hành quân trung bình đạt 44km/ngày. Đó là tốc độ rất cao nếu ta lưu ý đến các lực cản sau:

- Thuyền chiến phải luôn giữ vững đội hình

- Đường đi men theo bờ biển nên thực tế đường dài hơn 1100km.

- Hạm đội còn có thuyền ngự của vua, phải luôn lưu ý và xử lý những hiện tượng dị thường (chim sa, cá nhảy), có khi còn phải dừng lại cúng tế các đền miếu, danh sơn đại xuyên.

- Từ khi vào đến vùng biển Chiêm Thành bắt đầu từ phía Nam đèo Ngang, phải vừa đi vừa tổ chức trinh sát kỹ lưỡng và đánh địch (như trận Nhật Lệ ngày 23-03-1069).

Bảy thế kỷ sau, trong điều kiện hòa bình, nhà bác học Lê Quý Đôn tính rằng thuyền vận tải quân sự phải mất 10 ngày chỉ mới đi hết quãng đường từ cửa Đại An (Nam Định) đến cửa Đại Chiêm (Hội An) (6)

Chiến dịch này đã tỏ rõ tài năng quân sự lỗi lạc của vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt và hàng ngũ võ quan Đại Việt và là sự thể hiện xuất sắc tư tưởng “Tiên phát chế nhân” như lời Lý Thường Kiệt: Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc.

Có thể khẳng định rằng, chiến dịch quân sự năm 1069 là cuộc tổng diễn tập cho trận đổ bộ đánh phá ba châu Ung, Khâm, Liêm trên đất Tống vào năm 1075, giành thắng lợi vẻ vang.

Đất Minh Linh:

Ông vua Chiêm Chế Củ bị bắt sống về kinh thành Thăng Long. Để đổi mạng, Chế Củ xin dâng nộp ba Châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh và được vua Lý Thánh Tông đồng ý.

Hiện nay chưa rõ địa giới châu Ma Linh ở phía Bắc đến đâu, trong khi địa giới phía Nam rõ ràng là tuyến sông Hiếu – Ngã ba Dã Độ - sông Thạch Hãn – Cửa Việt hiện nay. Tuy nhiên, giả thiết rằng nếu ba Châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh có diện tích bằng hoặc gần bằng nhau thì đất Ma Linh chắc rộng hơn phần đất của hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh ngày nay cộng lại.

Sau năm 1069, vì thuộc biên giới – vùng giữa Việt và Chiêm nên chắc chắn Ma Linh còn hoang vu, chỉ trừ một số dân Chàm còn ở lại. Nhưng theo dòng thời gian, cùng với các đạo quân đồn trú, một số ít lưu dân đã đến lập nghiệp, đặt cơ sở cho việc nhà Lý cử Lý Thường Kiệt vào đến tận châu Ma Linh vẽ địa đồ và vua Lý Nhân Tông xuống chiếu chiêu mộ di dân vào năm 1075. Đó là những nét phác thảo đàu tiên của một vùng đất Vĩnh Linh (và Do Linh) bây giờ. Như là một quy luật, chắc rằng các làng xã sớm nhất được hình thành ở đồng bằng và ven biển.

Tuy chiến dịch quân sự năm 1069 có mang lại một kết quả là chiếm đất, nhưng đây là sự việc xảy ra trong hoàn cảnh nhà Lý phải khẩn trương và cương quyết tự vệ, buộc phải thi hành một đường lối chính trị - quân sự cứng rắn, với những biện pháp mạnh mẽ, quyết toán và xét cho cùng, là đúng đắn trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Riêng đối với tỉnh Quảng Trị, cuộc hành binh này đã đem lại một vùng đất thuộc bộ Việt Thường thời Hùng Vương và thuộc quận Nhật Nam thời Bắc thuộc là châu Ma Linh để đến bây giờ trải qua thăng trầm của gần một thiên niên kỷ vẫn được bao thế hệ giữ gìn và tồn tại hiên ngang cho đến ngày nay, tồn tại ngay trong tên gọi của hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh.

                                                                                  L.G.L

 

(1) Viện Sử học – Biên niên sử cổ trung đại Việt Nam, nxb KHXH, H., 1987

(2) Lịch sử Việt Nam – nxb KHXH, H.,1971

(3) Việt sử lược – Trần Quốc Vượng dịch, nxb Văn Sử Địa, H.1960

(4) Nguyễn Việt (chủ biên) – Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm – nxb QĐND, H2, 1983, trang 96.

(5) Cục bản đồ, Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN – Bản đồ hành chính Việt Nam – Lào – Cam puchia, tái bản lần 1, tháng 2-1990.

(6) Lê Quý Đôn – Phủ biên tạp lục, nxb Khoa học, H, 1960, trang 112.

 

Lê Gia Lai
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 3 tháng 12/1994

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

10/05

25° - 27°

Mưa

11/05

24° - 26°

Mưa

12/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground