Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tuổi xuân trong máu lửa

C

hiến tranh đã lùi xa nhưng mỗi lần trở lại bên dòng Thạch Hãn, dường như tôi vẫn thấy hiện lên những gương mặt, những nụ cười, những dáng dấp thanh quen của đồng đội ngày nào cùng bên nhau chiến đấu và có cả những đường, bờ sông, góc phố… Tất cả đều gợi lại ký ức về một thời không thể nào quên của tuổi xuân trong máu lửa.

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, có truyền thống cách mạng. Vào đầu những năm 1960, bọn địch ở Quảng Trị thực hiện các cuộc vây ráp mạnh hòng “tác nước bắt cá”. Lúc bấy giờ gia đình tôi đang ở xã Triệu Ái, bọn địch đuổi chúng tôi ra khỏi xã, buộc về quê nội là xã Triệu  Thượng. Đến năm 1964, hai anh đầu của tôi thoát ly tham gia hoạt động cách mạng. Đến năm 1967, bố tôi bị bắt, sau đó ông tìm cách trốn thoát rồi lên rừng. Mẹ, chị và tôi ở lại quê hương (Nhan Biều, Triệu Thượng) hoạt động cách mạng bí mật. Để che mắt địch, bề ngoài tôi làm nghề chằm nón, chị Phương làm thợ may.

Nhiệm vụ cấp trên giao cho hai chị em tôi là làm liên lạc cho Đội biệt động thị xã Quảng Hà(*), nắm tình hình hoạt động, bố phòng của địch tại xã Triệu Thượng, Chi khu quân sự Mai Lĩnh và Ty Công an tỉnh Quảng Trị bên Thành Cổ. Đồng thời, tôi cùng mẹ và chị Phương còn được giao nhiệm vụ diệt ác ôn, phá kềm, gây dựng cơ sở cách mạng, đào hầm bí mật cho bộ đội Quảng Hà về ém quân để đánh vào thị xã Quảng Trị, quyết tâm bám dân, bảo đảm đường dây cơ sở, không để mất liên lạc.

Năm 1967, khi Mỹ ồ ạt đưa quân sang và lấy Ái Tử làm căn cứ quân sự, bọn địch tăng cường các hoạt động dồn dân vào ấp chiến lược. Tất cả vùng xã Triệu Ái và dân Thượng Phước, Nhà Biều 3 chúng tôi dồn vào khu tập trung về tại các thôn Nhan Biều 1, Nhan Biều 2 hòng truy quét cơ sở cách mạng. Chúng chà đi xát lại, kiểm soát gắt gao nên cơ sở cách mạng còn rất ít, anh em trinh sát của ta về rất kho khắn.

Năm 1969, trong một trận thanh lcoj, bọn địch bắt mẹ tôi và chị Phương. Chúng tra tấn dã man nhưng không khai thác được gì, chủng thả về Hình như “đánh hơi” điều gì đó không ổn, bọn địch thường xuyên dụ dỗ, ép chị Phương và tôi lấy chồng, thậm chí chúng dọa dẫm: “Chờ lấy cộng sản để gây giống cộng sản”!

Thực ra, lúc ấy hai chị em tôi đang còn nhỏ (chị Phương chưa tròn 19, tôi chưa tròn 16) nhưng suốt ngày đêm bị bọn địch đe dọa, sống cảnh chim lồng cá chậu, đàn áp trăm bề. Hai chị em bảo nhau chờ nước nhà độc lập rồi xác định tương lai sau. Trong tình hình như vậy, tôi và chị Phương ao ước được thoát ly ra rừng để trực tiếp cầm súng chiến đấu. Nhưng lúc ấy, anh Tùng Lâm, Thị ủy viên, phụ trách Đội biệt động Quảng Hà nói: “Cách mạng đang cần người trong lòng địch để chiến đấu, nếu không bám dân thì rất khó khăn, chúng càng tát nước bắt cá, ta càng phải bám dân để xây dựng cơ sở cách mạng, đừng để mất liên lạc giữa Đảng với dân và còn để nắm ý đồ của địch”.

Nằm trong lòng địch lâu ngày, cuối cùng do bị chỉ điểm, ngày 16/ 7/ 1969 bọn địch vây ráp và bắt mẹ, chị Phương và tôi. Chúng đưa về đình làng Xuân Yên, bắt toàn bộ dân trong Khu tập trung của xã Triệu Thượng đến “xem” cảnh chúng tra tấn. Chúng trói mẹ và chị Phương giữa sân đình, phơi giữa nắng tháng bảy cho cháy cả thịt da. Riêng tôi, chúng gọi là cho đi “ba thứ”. THứ nhất là “đi tàu thủy”. Tức là chúng lột bỏ hết áo quần, đổ nước thuốc Cẩm lệ, ớt, xà phòng vào miệng cho chướng bụng lên rồi giẫm đạp vào bung tôi cho nôn thốc, nôn tháo ra. Chúng làm đi làm lại nhiều lần, rồi ngâm tôi vào trong bể nước cùng với những thứ ấy để ém lấy lời khai. Bọn chúng bắt mẹ và chị tôi đến xem “khủng bố” và nói rằng tôi đã khai báo. Nhưng tôi vẫn kiên cường và cắn răng chịu đựng. hàng nghìn người dân trong khu tập trung chứng kiến đều đứng lặng, không dám khóc mà chỉ biết nuốt thầm nước mắt vào trong, xót xa cho tôi thân con gái phải chịu cực hình tra tấm.

Không lấy được lời khai nào, chúng cho đi cái thứ hai mà chung tôi gọi là “đi máy bay”. Chúng treo tôi lên mái đình Xuân Yên và đạp đánh tứ phía kiểu như bà con đập bao ngô để lấy hạt. Cũng không thu được lời nào, chúng cho “đi chợ Đông Ba”. Chúng đặt thân hình không mảnh vải của tôi lên bàn, lúc đầu chúng dí điện vào tay, vào chân, sau đó chúng dí cả vào đôi bầu ngực. Tôi ngất xỉu, chúng té nước vào cho tỉnh lại. Khi tôi tỉnh, chúng lại cứ tiếp tục dí điện. Những khoảng khắc ấy, tôi cảm giác mình chết đi sống lại. Cùng với những cực hình, bọn địch dụ dỗ tôi hãy nói một lời để bảo vệ thân gái, giữ lấy tuổi trẻ. Lúc ấy tôi nghĩ muốn chết đi cho đành. Thậm chí thoáng nghĩ mình cứ bỏ chạy, bọn chúng sẽ bắn và mình sẽ chết, như vậy đỡ đau đớn hơn. Nhưng nghĩ lại, chịu đựng để chết tại đình làng Xuân Yên, trước hàng nghìn dân làng đang lặng im nhưng vô cùng căm phẫn sẽ khích lệ mọi người thì cái chết của mình sẽ vinh quang hơn. Vì vậy tôi chịu đựng cho đến lúc không còn biết gì nữa.

Khi tỉnh lại tôi mới biết mình đang nằm trong nhà thương Quảng Trị. Sau nghe mẹ tôi cùng chị Phương và dân làng kể lại: khi ấy thấy tôi bất tỉnh, chúng di súng vào tai tôi bắt ba phát mà không thấy tôi động đậy gì nên chúng đem tôi lên xe đưa về nhà thương. Sau một thời gian ở nhà thương điều trị những vết bầm dập vì chúng đánh, chúng đưa tôi về nhà giam của Chi khu quan sự Mai Lĩnh. Gần ba tháng kể từ khi bắt và giam giữ, bọn địch không khai thác được gì ở tôi. Chúng đành thả tôi về quản chế tại nhà, mỗi tuần bắt tôi phải trình diện một lần, xung quanh nhà, chúng bí mật bố trí để theo dõi và phục kích nếu anh em của ta về. Năm ngày sau khi được thả, ngày 16/ 9/ 1969 cấp trên quyết định đưa tôi lên rừng. Hôm ấy, như thường lệ, xung quanh nhà tôi có một đại đội địa phương quân của địch bí mật phục kích, nhưng khi thấy lực lượng về đón tôi cũng đông, nên chúng không dám nổ súng!

Sau đó, tôi được đi đào tạo và điều dưỡng tại Quảng Bình. Đầu năm 1972, tôi được trở lại chiến trường Quảng Trị, công tác tại Ban tổ chức Tỉnh ủy. Sau đó, cấp trên tăng cường tôi về huyện Triệu Phong và tiếp tục tăng cường cho xã Triệu Thượng là Bí thư xã Đoàn kiêm Chính trị viên phó xã đội xã Triệu Thượng. Bà con dân làng Triệu Thương và vùng lân cận vô cùng sửng sốt bởi họ nghe anh trai và chị Phương trôi đã hy sinh và nghĩ trôi như vậy.

Chiến trường ngày càng ác liệt hơn. Đặc biệt là chiến dịch giải phóng Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm tại Thành Cổ là những ngày tháng đầy không liệt, thấm đãm tình quân dân và thể hiện rõ phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng. Cứ 15 phút, máy bay B52 rãi một trận bom và cơ man nào là đạn, pháo địch khiến bầu trời Thành Cổ và ven sông Thạch Hãn luôn quầng đỏ. Lúc ấy dân tại địa phương đã được lệnh đi sơ tán, chỉ còn lại dân quân, du kích và đơn vị K8, bộ đội Sư 308, 325, 320 bám trận địa. Dân quân du kích làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội vượt sông và chuyển thương binh, liệt sĩ về phía sau. Từng đợt bộ đội ta vượt sông vào Thành Cổ, lớp trước ngã, lớp sau lại tiếp tục. Truong cuộc chiến đầy máu lửa ấy, ranh giới giữa cái chết và sự sống vô cùng mỏng manh nhưng khát khao chiến thắng, giành độc lập mảnh liệt đến mức anh em sẵn sàng hy sinh cả máu xương của mình. Những tấm gương kiên cường, bất khuất và tinh thần quả cảm của những người con trai “chưa hết lông măng trến nét mặt”, khong sợ cái chết luôn thể hiện rõ bản lĩnh của mình, xin cảm ơn những người mẹ Việt Nam đã sinh ra những đứa con trung hiếu với Tổ quốc. Trong khó khăn gian khổ, tình nhân quân, đồng chí, đồng đội gắn bó, thắm thiết như anh em ruột thịt. Nắm cơm chia đôi, bó rau cũng để phần, có gì cũng cho nhau. Bộ đội ăn gì cũng san sẽ với dân quân, du kích và ngược lại. Mỗi lần các anh bộ đội đi trinh sát ở các điểm cao, anh em dân quân, du kích Triệu Thượng ở nhà trông ngóng với tâm trạng không biết các anh còn về được không! Sau mỗi đợt trinh sát hoặc từ Thành Cổ trở về. Những gắn bó thân thiết mà cho đến tận hôm nay tôi và các anh nhớ về nhau với tình cảm sâu nặng và nỗi nhớ thương khôn nguôi.

Tôi nhớ một ngày khoảng giữa tháng 7/ 1972, anh Tùng đại đội trưởng và anh Chị, chính trị viện C1, Tiểu đoàn 14 – Đơn vị pháo thuộc Sư 325, anh Tùng đến làm việc với lãnh đạo xã hội. Khi anh vừa ra về, chốc lát sau, máy bay B52 đánh trúng vào đội hình du kích và bộ đội đóng tại thôn Tả Kiên, xã Triệu Giang. Rất nhiều hầm bị sập và một số anh em bị sức ép của bom. Tôi nghĩ có lẽ anh Tùng đang trên đường đi, chưa về đến hầm của mình, chắc đã hy sinh, còn anh Tùng cũng nghĩ rằng có lẽ bom cũng đã đánh trúng hầm tôi. Tôi nghẹn ngào nói “Em nghĩ rằng anh không còn nữa”. Anh Tùng cũng thốt lên “Anh cũng nghĩ rằng đồng chí không còn nữa”. Ôi hai tiếng đồng chí lúc ấy sao mà thấm đượm vậy, cứ nghĩ rằng có gì sẽ trút hết cho nhau, xem nhau như anh em ruột thịt.

Cuối năm 1972, tôi lại được cấp trên điều động làm công tác binh vận của huyện Triệu Phong, một trong ba mũi giáp công khi đó. Nhiệm vụ chủ yếu là kêu gọi binh lính ngụy trở về với gia đình, hòa hợp dân tộc, cùng bộ đội, du kích cắm cờ giành giật từng tấc đất. Để chuẩn bị cho việc thực thi lệnh ngừng bắn của Hiệp định Paris, tôi cùng các đồng chí bộ đội Trung đoàn 27 thuộc Sư đoàn 320 và dân quan, du kích các xã Triệu Lòng, Triệu Thành, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Trạch, Triệu Lăng, Triệu Vân kiếm cọc làm cán cờ, bánh kẹo, thuốc nước cho buổi gặp mặt đầu tiên giữa binh lính Sài Gòn và lực lượng của ta. Đúng lúc lệnh ngừng bắn được phát ra (27/ 01/ 1973), chúng tôi cùng nhau chạy cắm cờ, giành từng tấc đất, cờ cắm đến đâu, bộ đội chốt giữ đến đo. Một cảnh tượng đúng như ông cha từng nói: “tấc đất, tấc vàng”. Tôi hiểu một tấc đất giành được lúc bấy giờ làm đổi biết bao nhiêu xương máu của đồng bào, đồng chí ta. Sau khi cắm cờ, hai bên gặp nhau tại một điểm giữa ranh giới mà sau này cũng được chọn là nhà hòa hợp. Quân đội Sài Gòn lúc ấy là Lữ đoàn du – lực lượng tinh nhuệ mà chúng bỏa là đơn vị anh hùng tái chiến Thành Cổ. Tôi thấy anh em binh lính Sài Gòn dưới hầm chiu lên với những khuôn mặt lọ lem, áo quần tơi tả, mệt mỏi, xấu hổ với bộ đội, du kích. Họ bảo rằng: “Chúng tôi không có nước nên lâu ngày không tắm rửa”. Với chính sách của ĐẢng và Nhà nước ta hòa hợp dân tộc, chúng tôi lúc bấy giờ rát cảm thông với họ, bởi họ là những người bị bắt buộc cầm súng, như là kẻ đánh thuê. Vì vậy, chúng tôi đem kẹo, thuốc, nước cho binh lính Sài Gòn. Rồi hai bên thống nhất làm cái nhà hòa hợp giữa ranh phát giới để ra đó uống nước, nghĩ ngơi và trò chuyện. Chúng tôi kể họ nghe về Bác Hồ, về lịch sử đất nước Việt Nam và tập hát cho họ. Buổi tối, bộ đội và du kích thương biểu diễn văn nghệ cho họ xem. Mục đích của chúng ta là giúp họ chuyển đổi nhận thức, sớm hiểu ra con đường lẽ phải để trở về sum họp với gia đình, vợ con.

Từ tháng 2 đến khoảng tháng 5 năm 1973, tư tưởng binh lính Sài Gòn ngày càng rệu rã. Một số chốt như Nại Cửu, Bính La Trung, Triệu Trạch, Triệu Lăng, rất nhiều anh em binh lính ngụy đã bỏ hàng ngũ về với gia đình. Địch thấy tình hình binh lính hoang mang nên chủ trương cấm không cho lính ra nhà hòa hợp và lấy dây thép gai rào lạ, ngắn cản các cuộc tiếp xúc giữa ta và địch. Lúc ấy, cấp trên chỉ đạo các chốt phải lên án chỉ huy quân đội Sài Gòn đã vi phạm chính sách hòa hợp dân tộc, không cho lính ra tiếp xúc với quân giải phóng. Chúng ta càng lên án, chúng càng làm cằng, đóng…. Bộ đội, dân quân, du kích, ngày hôm sau những người ấy bị chúng tra tấn và chuyển về phía sau. Sau đó, chúng bố trí mỗi trung đội có một tên an ninh quân đội nằm theo dõi binh lính.

Trong một lần đấu tranh trực diện với địch ở xã Triệu Thành, tôi bất ngờ lại gặp tên Đại úy Vọng, an ninh quân đội Sài Gòn, Trưởng ban Tâm lý chiến ra trực tiếp tại chốt Bích La Đông, mặc dùng trong lúc đó đã có nhà hòa hợp cho hai bên tiếp xúc với nhau nhưng nó cấm không cho binh lính ra tiếp xúc với du kích và bộ đội chúng ta, đồng thời nó cũng là kẻ đã tra tấn tôi tại đình làng Xuân Yên. Tôi chỉ mặt nó: “Mày là kẻ phản dân hại nước, mày đã tra tấn biết bao người chết đi sống lại mà mày cũng đã từng tra tấn tao và từng hỏi tao có phải “vi - xi” hay không!”. Có lẽ lúc ấy, tên Vọng cũng bất ngờ hiểu rằng tôi đích thực là  “vi xi”, điều mà 4 năm về trước, nó đích thân khai thác đến taanjc ùng sự man rợ đối với tôi mà vẫn thất vọng, không lấy được hai chữ “vi - xi” nên nó hầm hực và bỏ đi. Tôi quay sang nói với anh Doãn Ngụ, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27 thuộc Sư đoàn 320” “Anh ơi, tên đó trước đây đã từng tra tấn em”. Anh Ngụ nhìn tôi với đôi mắt trìu mến và nói: “Em đã từng bị địch bắt hả? Em đã nhận đúng nó chưa?” Tôi đáp: “Đúng rồi anh ạ, mới 4 năm mà anh”.

Chiến tranh đã lùi xa, thời gian đủ dài để những người con gái năm xưa như tôi nay có mái đầu điểm bạc. Hơn 30 năm rồi, quê hương, đất nước có quá nhiều đổi thay nhưng lần nào đến bên bờ sông Thạch Hãn, dường như trong tôi vãn cảm nhận những gương mặt thân quen của đồng đội ngày nào bên nhau chia lửa chiến đấu. Nhìn dòng sông lững lờ trôi, lòng tôi quặn thắt như lời thơ của Quảng Chuyền: “Đồng đôi ơi! Tôi nhớ…/ Biết tìm đâu dáng người/ Ai lẫn cùng cát bụi/ Khuất bòng nào xa xôi/ Đồng đội ơi! Tôi nhớ…/ Chiến tranh qua lâu rồi/ Lòng vẫn thầm thì gọi/ Đồng đội, đồng đội ơi!...”.

 

L.T.M.L

Lê Thị Mỹ Lệ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 165 tháng 06/2008

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

24/04/2024 lúc 23:00

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground