Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vài suy nghĩ về âm nhạc của đồng bào pakô Quảng Trị

V

ào những ngày hè năm 2006, tôi được vào thực tế ở thôn Ro Ró, thuộc xã A Vao, huyện Đakrông. Đường vào thôn khoảng hơn hai giờ đồng hồ đi bộ mệt đến bở hơi tai, hai chân nặng trịch như không thể đứng được, tuy nhiên tôi quên hết mệt nhọc sau khi được tiếp xúc với mọi người nơi đây. Bằng một tình cảm đầy chân thành và mộc mạc của các Bố, các Mẹ, anh em bạn bè làm cho tôi cứ nghĩ là họ đã là người thân thiết lâu lắm rồi. Chỉ một tuần, tôi may mắn được sống cùng đồng bào, được các cụ, các anh các chị kể chuyện về cuộc sống sinh hoạt văn hoá dân gian ngày xưa và một số sinh hoạt còn được duy trì đến ngày nay. Tôi vô cùng xúc động khi được tận mắt nhìn thấy những chiếc Cồng, Chiêng, Thanh la, Trống còn rất cổ và thô sơ, được nghe những cụ già hát lên những âm điệu quen thuộc của đồng bào mình. Qua sự tiếp xúc vào trao đổi bản thân tôi nhận thấy một số đặc điểm về âm nhạc của họ mà trước đây tôi còn mơ hồ...

Âm nhạc dân gian của tộc người PaKô ở Quảng Trị thường được xuất phát từ những lễ hội dân gian. Về lễ hội người PaKô xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng và đều được liên quan đến đối tượng thần được thờ. Các lễ hội như A riêu pin (Lễ bốc mồ mả) được tổ chức khá rầm rộ, đó là ngày hội lớn của làng và các làng lân cận. Ngoài ra đối với người PaKô hàng năm có hai lễ hội chính đó là ngày lúa mọc bằng ngón tay và vào kỳ thu hoạch, lễ hội to hay nhỏ đều có vật hiến sinh, năm được mùa thì có tổ chức đâm trâu, đánh cồng, chiêng, uống rượu cần và múa hát tập thể.

Dân ca của người PaKô là những giai điệu đơn giản, hoang sơ và dân dã. Tuy không được biết đến nhiều như các tộc người khác, nhưng nó thể hiện một cách rõ nét về tính bản địa, tính độc đáo riêng biệt của mình. Qua sinh hoạt và nghệ thuật diễn xướng, hình thức và cấu trúc, tính chất và thể loại chúng tôi thấy có những điểm nổi bật sau:

Người Pa Kô thường có những làn điệu dân ca như: Cà lơi, Cha chấp. Adên, Xiêng (Bắt nguồn từ Lào). Các điệu múa của cộng đồng trong các ngày hội như: Adưn, Căn A unr, A Riêu.

Về nhạc khí, người Pa Kô có những chủng loại như: Bộ gõ gồm Trống (Acưk), Cồng (Coong), Thanh la (Tale). Bộ hơi gồm Sáo đôi (Amam), Tarial (Tiare), Kèn Pi (Sáo Pi mo), Kèn môi (Adon), Tù và (Tăng coi) và Khèn bè. Bộ dây có Abel, Ta lư a trum. Ngoài ra còn có Lục lạc, Chuông, Mõ

* Dân ca nổi rõ tính ứng tác làn điệu.

Hầu hết những làn điệu dân ca của người PaKô so với Vân Kiều có những điểm chung về tên gọi (Thể loại) Tuy nhiên tuỳ cảm xúc cá nhân sẽ có sự thay đổi trong cách trình bày hoặc ứng tác. Họ sáng tạo nội dung tuỳ theo môi trường diễn xướng khác nhau. Đặc biệt, đặc điểm ứng tác cũng thấy rõ ở những thể loại hát dao duyên (Cà lơi, Cha chấp, Xiêng) Đây là những làn điệu để bày tỏ tâm tình của thanh niên nam nữ.

* Thể hiện tính chất hát nói.

Từ đặc điểm ứng tác làn điệu, thì dân ca của họ, tính chất hát gần như nói được thể hiện khá rõ nét. Bằng ngôn ngữ của mình, đồng bào thể hiện những nguyện vọng của mình thông qua âm nhạc, do ngôn ngữ nói của họ có âm vực cạn hẹp, hầu như không có dấu, chính điều này làm cho những làn điệu hát gần như nói. (Hát cùng A mam, Khèn bè, khi diễn tấu những câu hát gần như trở thành nói).

Hát và nói trong dân ca PaKô gần như một sự đồng điệu nhất định, điểm quan trọng đặc biệt nói có giai điệu lên xuống để phù hợp với âm điệu của nhạc cụ đi kèm. Như vậy, dân ca của họ được diễn xướng theo lối tự do.

Đặc điểm dân nhạc:

Nhạc cụ ít dây, ít nốt và tính chất ngẫu hứng.

Nói đến dân nhạc trong âm nhạc PaKô tuy chưa phong phú, đa dạng và hấp dẫn, nhưng phần nào đã khắc hoạ được những nét nhân bản sâu xa, sự rung cảm tự nhiên trước cuộc sống. Do điều kiện thiên nhiên, cuộc sống, nét văn hoá, nhạc cụ của họ kỹ thuật sáng chế chưa cao, nhưng những nhạc cụ đó là một nét cơ bản trong sinh hoạt âm nhạc. Sự kết hợp giữa dân ca và dân nhạc là nét đặc trưng.

Đặc điểm của dân nhạc là thường đi kèm với hát trong mọi lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, vì vậy mang đậm tính tự do. Trong quan niệm của họ, hoà tấu là nhiều người chơi, chứ ít có sự hoà hợp các nhạc cụ. Một điểm khác đó là nhạc cụ của họ ít dây, ít nốt, nên dân nhạc còn mang đậm tính nguyên sơ, về hình dáng, cấu tạo còn thô sơ, thể hiện sự ít lai tạp các âm nhạc khác. (A bel chỉ có một dây, sáo chỉ có ba đến bốn lỗ bấm) nên về cao độ các bài dân nhạc đơn giản, quãng đặc trưng có khi lặp lại, chỉ thay đổi về tiết tấu.

Vấn đề thang âm

Âm nhạc PaKô là âm nhạc dân gian thầm tuý, không pha tạp, vì vậy âm nhạc đơn giản, mộc mạc không có điểm chuyên nghiệp như âm nhạc Bác học, âm nhạc người Kinh (Hò, Lý, Hát quan họ, Ví, Ca Huế...) Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, thang âm của họ không cùng họ với thang âm điệu thức bình quân trong âm nhạc cổ điển và cũng không hoàn toàn giống với các thang âm điệu thức âm nhạc dân gian các tộc người khác. Các thang âm chủ yếu đó là: thang 3 âm, 4 âm, 5 âm.

Như vậy những thang âm trong âm nhạc PaKô - Vân Kiều chúng tôi nhận thấy được tiến hành theo những quãng đó là: Quãng 5 đúng đi lên và quãng 4 đúng đi xuống, ngoài ra láy nửa cung và quãng 2 cũng được sử dụng nhưng không nhiều. Hầu hết các bài dân ca, trong giai điệu thường thấy xuất hiện các âm trì tục một âm làm cho yếu tố hát gần như nói nổi trội hơn, điều này liên quan đến ngữ âm, ngữ điệu của ngôn ngữ tộc người.

Với những vấn đề nêu trên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, do đặc điểm về địa vực, địa bàn cư trú, thành phần tộc người và đời sống văn hoá vật chất, tinh thần, người PaKô có mối giao lưu với các tộc ít người trên dãy Trường Sơn, biên giới Việt - Lào, cho nên không tránh khỏi vấn đề bị lai hoá. Tuy nhiên âm nhạc dân gian người PaKô vẫn có những điểm riêng biệt, nét độc đáo của mình.

Rời thôn Ro Ró sau một thời gian cùng ăn, cùng uống rượu với mọi người, tôi không thể nào quên những tình cảm của những con người chân chất thật thà với những tâm tư, nguyện vọng của họ về một cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào mình. Thời gian không dài tuy nhiên những tình cảm đó đã in đậm trong tôi và đã cho tôi những hiểu biết không nhỏ về những nét văn hoá dân gian vô cùng quý giá của đồng bào PaKô.

L.Đ.T

 

Lê Đình Trí
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 173 tháng 02/2009

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground