Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 01/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vang dội Coóc Bai

Sau thắng lợi ở 935, Sư đoàn được lệnh phát triển tiến công tiêu diệt căn cứ Coóc Bai. Điểm cao Coóc Bai nằm trên đường ranh giới hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên, cách đông bắc căn cứ 935 khoảng 9km, diện tích trên đỉnh không lớn, sườn dốc đứng nên dung lượng chứa quân không bằng 935.

Coóc Bai nằm kẹp giữa con sông Ô Lâu và Mỹ Chánh, Coóc Bai vừa là một căn cứ pháo binh, vừa là căn cứ hành quân của Trung đoàn 1, Sư đoàn 1 nguỵ Sài Gòn. Được xây dựng cùng thời điểm 935, căn cứ 935 là lá chắn cho Coóc Bai. 935 bị đạp vỡ, Coóc Bai trở thành căn cứ vòng ngoài chiến tuyến phòng thủ sông Bồ của địch, trên Coóc Bai có tiểu đoàn 3, Trung đoàn 54, tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 nguỵ và một trận địa pháo.

Xung quanh Coóc Bai có tiểu đoàn 1 dù Mỹ ở điểm cao 316, tiểu đoàn 2 ở Củng Cáp, tiểu đoàn 2 và 3 Trung đoàn 1 ở khu vực Động Ngãi, Cô Pung và CôVaLaĐạt. Pháo binh chi viện cho Coóc Bai có căn cứ Chiêm Dòng 267 Củng Cáp 316, 700 và các trận địa pháo tầm xa ở đồng bằng. Khi Coóc Bai bị tấn công, địch có điều kiện tăng quân nhanh để giải toả.

Sau khi cứ điểm 935 bị tiêu diệt 1 ngày Tổng thống Việt Nam cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu đáp trực thăng xuống căn cứ Coóc Bai lên giây cót cho bọn lính nguỵ bị cô lập. Thiệu nói: “Bọn mũi lõ bỏ chạy, quân lực Việt Nam cộng hoà chúng ta quyết không chạy phải tử thủ đến cùng” Cánh quạt trực thăng của Tổng thống phải quay liên tụ sẵn sàng cất cánh để đưa Thiệu đi ngay tránh ăn đạn pháo của quân giải phóng. Lúc đó là 15 giờ ngày 29/8/1970.

Trận địa phòng ngự của địch xây theo tuyến dọc trên điểm cao bên bờ hai con sông, lấy Coóc Bai và 935 làm điểm hội tụ, để từ đây chúng có thể vươn tới bất kỳ mảnh đất nào ở tây đường 12. Vì vậy, Coóc Bai là vị trí chiến lược quan trọng mà địch quyết giữ bằng được. Song sau khi căn cứ 935 mất Coóc Bai thành khu vực độc lập, không cho phép địch dễ dàng chi viện cho nhau bằng bộ binh. S

Trung đoàn 3 được Bộ Tư lệnh Sư đoàn giao nhiệm vụ là lực lượng chủ yếu tiến công dứt điểm căn cứ Coóc Bai, phối hợp với Trung đoàn có tiểu đoàn 1 Trung đoàn 6 (Thừa Thiên) và Tiểu đoàn 7B đặc công.

Đội hình tác chiến: Tiểu đoàn 9 cùng Tiểu đoàn 1 (Thừa Thiên) có nhiệm vụ vây lấn từ hướng đông Nam sang tây Nam Coóc Bai.

Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn đặc công 7B bố trí ở Coóc Muộn và điểm cao 1314 sẵn sàng phát triển sang điểm cao 787, 884, Coóc Pe-Lai để đánh địch đổ bộ đường không phía sau hậu phương ta.

Tiểu đoàn 8 sẵn sàng đánh địch phản kích ở Quảng Trị vào. Phương châm chỉ đạo tác chiến là vây điểm, diệt viện, lấy mục tiêu diệt địch đóng dã ngoại là chính.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao Đảng uỷ các tiểu đoàn họp quán triệt quyết định phương án tác chiến và làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu.

16 giờ ngày 6/8 vào thời điểm nắng nóng trong ngày hè, lúc Mỹ - nguỵ đang căng thẳng nhất về tâm lý và tinh thần. Trung đoàn trưởng phát lệnh tiến công. Các trận địa hoả lực đồng loạt dội lửa xuống Coóc Bai, hàng chục tên nguỵ đang giành nhau nước tắm bị trúng đạn, 4 khẩu pháo 105 bị hất nghiêng sang bờ công sự, một số công sự bị phá, trận tập kích hoả lực đầu tiên vào Coóc Bai kéo dài 30 phút, gây thiệt hại nặng cho đại đội Nguỵ cùng với bọn chỉ huy tiểu đoàn 1, Trung đoàn 54 Nguỵ, một trận địa pháo bị phá huỷ.

Mười phút sau khi pháo ta phát hoả, các trận địa pháo của địch ở các điểm cao 367, 316, 700, Củng Cáp quay nòng vãi đạn suốt đêm vào khoảng rừng xung quanh Coóc Bai.

Từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 8 địch liên tục đổ quân để giải toả Coóc Bai, các đợt đổ quân này đều bị Trung đoàn 6 Thừa Thiên đánh thiệt hại nặng. Ngày 13 tháng 8 chúng phải đổ bộ tiếp hai tiểu đoàn còn lại. Như vậy toàn bộ Trung đoàn 1 và tiểu đoàn 3, Trung đoàn 54 ngụy đã có mặt ở Coóc Bai.

Cùng với việc viện quân, địch dùng B52 rải thảm vào Coóc Muộn, Xa Kút và những vị trí chúng nghi có ta hoạt động. Ở phía Tây Coóc Bai hướng tiến công của tiểu đoàn 9 mỗi ngày địch bắn 1000 quả đạn pháo các loại.

Trước tình hình đó Trung đoàn chủ trương cho các đơn vị củng cố, xây dựng thêm công sự, trận địa chốt, tiếp tục dùng hoả lực đánh mạnh vào các căn cứ, kết hợp xuất kích ngắn tiêu hao sinh lực địch, sẵn sàng cơ động nhanh đón đúng hướng, quyết đánh bại các cuộc đổ bộ đường không, bắn rơi, bắn cháy nhiều máy bay địch hơn nữa.

Từ ngày 11 tháng 8 trở đi nhiều trận chiến đấu đã diễn ra ác liệt ở các điểm cao Coóc Pe-Lai, Coóc Tôn Phát, 797, 665.

Ngày 16/ 8 đại đội 11 tiểu đoàn 9 kết hợp với chốt của C17 công binh ở điểm cao 665 đánh lùi ba đợt phản kích của địch ở phía đông cao điểm, diệt hơn 50 tên địch. Địch phải điều Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 1 sang tăng cường cho 665.

Ngày 17/8 hoả lực Trung đoàn bắn vào Coóc Bai phá huỷ 2 khẩu pháo 105ml.

Ngày 18/8 Đại đội 17 công binh Trung đoàn phục kích bằng mìn định hướng ở đông Nam điểm cao 665 diệt 30 tên, cùng thời điểm này tiểu đoàn 9 phối hợp với đại đội 3 tiểu đoàn 54 (12,7ml) và tiểu đoàn 1 Trung đoàn 6 đánh trả máy bay trực thăng vũ trang đến đánh phá và đổ quân xuống điểm cao 665, 797. Bắn rơi 16 chiếc máy bay, diệt hàng trăm bộ binh địch.

Ngày 19/8 Tiểu đoàn 7 tập kích vào đội hình tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 nguỵ ở Cô Pung diệt 210 tên, bắn rơi 5 máy bay đến bốc quân, địch phải bốc tiểu đoàn này về Phú Bài. Coóc Bai trở thành nơi thu hút lùc lượng địch.

Ngày 20/8 năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định chuyển trận đánh Coóc Bai thành chiến dịch kéo dài hết tháng 9 gối đầu sang mùa mưa, nhằm thu hút tiêu hao nhiều hơn nữa sinh lực địch ở tuyến giữa, phối hợp chiến trường hỗ trợ nông thôn, đồng bằng đánh phá bình định.

Thực hiện chủ trương của Quân khu ngày 23/8/1970 Đảng uỷ Sư đoàn họp đánh giá toàn bộ lại lực lượng và khả năng của các đơn vị. Quyết định giao nhiệm vụ cho Trung đoàn là lực lượng chủ yếu trong đợt 2 của chiến dịch.

Đảng uỷ Trung đoàn chấp hành và quán triệt sâu sắc tới mọi cán bộ chiến sỹ trong Trung đoàn. Tuy gian khổ ác liệt, nhưng Trung đoàn vẫn bừng bừng khí thế, quyết tâm chiến ®Êu, phấn đấu có nhiều trận đánh tiêu diệt gọn đại đội địch.

Ngày 24/8 toàn Trung đoàn bước vào đợt 2 chiến dịch. Mở đầu chiến dịch là trận tập kích của Đại đội 3 Tiểu đoàn 7B vào sáng ngày 25/8 diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 nguỵ và một đại đội ở điểm cao Coóc Tôn. Phát diệt hơn 100 tên, số sống sót chạy qua điểm Coóc Pe-Lai bị trúng đạn cối 60 và 82 của Tiểu đoàn 7 thêm 50 tên chết và bị thương. Địch phải điều tiểu đoàn này về Phú Bài, đồng thời đưa tiểu đoàn 1 lên thay thế. Tiểu đoàn 1 chưa kịp dừng chân lại bị 50 quả đại cối của tiểu đoàn 7 bắn trúng, 38 tên chết, một trực thăng bốc cháy.

Ở hướng đông - Nam Coóc Bai, hai đại đội của tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 nguỵ đánh vào chốt đại đội 11 tiểu đoàn 9. Chỉ huy đại đội 11 cho hai trung đội xuất kích từ hai hướng kẹp hai đại đội địch vào giữa, phối hợp với một trung đội giữ chốt đánh vỗ mặt. Khi hình thái trận đánh đã khớp gọn, đại đội trưởng ra lệnh công kích, cả đại đội từ 3 phía đánh vào, trận chiến đấu diễn ra từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Đại đội 11 đã đánh tan hai đại đội địch, diệt 78 tên, có cả hai ban chỉ huy của chúng cũng bị diệt, số còn lại chạy về điểm cao 797 lọt vào ổ phục kích của đại đội 10 tiểu đoàn 9, sang ngày thứ 3 chỉ còn ít tên sống sót chạy về Coóc Bai.

Trong thời điểm từ ngày 26/8 đến ngày 9 tháng 9 nhiều trận đánh của tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 và Tiểu đoàn 7B diễn ra ở Coóc Pe-Lai, điểm cao 805, Pe-Lai Nam diệt hàng trăm tên, bắn cháy hàng chục máy bay trực thăng.

Đúng 9 giờ ngày 11/9 Trung đoàn 1 Nguỵ đưa tiểu đoàn 2 ra giải toả, chúng lọt vào trận địa của Tiểu đoàn 7 bố trí trên đoạn đường từ điểm cao 602 đến Coóc Pe-Lai.

Sau 30 phút chiến đấu Tiểu đoàn 7 diệt gọn một đại đội địch, đánh thiệt hại 2 đại đội khác, diệt 150 tên trong đó có tên tiểu đoàn trưởng, bắt 2 tù binh.

Ngày 14/9 Sư đoàn 1 nguỵ đưa Tiểu đoàn 4 từ Phú Bài lên thay vị trí tiểu đoàn 2 mất sức chiến đấu. Vừa đặt chân đến phía nam Coóc Bai 2 đại đội địch liền bị Đại đội 6 Tiểu đoàn 8 chặn đánh. 47 tên bị diệt, 3 máy bay lên thẳng bị bắn rơi, số sống sót chạy vào rừng tìm đường luồn về điểm cao 700.

Chỉ trong tuần đầu của giai đoạn 2 Trung đoàn đã đánh 25 trận lớn, nhỏ bằng cả hoả lực và xung lực, diệt hàng trăm tên địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn (2,4) của Trung đoàn 1 Nguỵ.

Để trấn an tinh thần, ngày 16/9/1970 Tổng thống Việt Nam cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu đáp trực thăng lên Coóc Bai 5 phút. Sự có mặt của Thiệu ở Coóc Bai nói lên sự ngoan cố đến cùng của địch trong việc giữ căn cứ này. Nhằm giữ được Coóc Bai, địch tăng cường đánh phá bằng bom B52 ra các khu vực xung quanh, giữa các trận B52 là máy bay phản lực ném bom phá, bom bi, bom cháy, bom dù 5 tấn. Các trận địa pháo thay nhau bắn theo toạ độ để huỷ diệt sự sống xung quanh Coóc Bai.

Trung đoàn đã trải qua 6 tháng chiến đấu, từ lúc chỉ gặp “Mưa cơn, mưa trận” đến lúc “mưa tầm mưa tã” tuần này qua tuần khác, điểm chốt chìm trong mưa, nước tràn công sự, hầm hào. Muỗi rừng đêm ngày bám trên mình, cán bộ chiến sĩ không đêm nào được ngủ yên. Địch lại phản ứng điên cuồng, bom đạn làm sạt lở chiến hào, chiến sĩ phải đào đi đào lại hàng chục lần. Song toàn Trung đoàn vẫn cùng chung ý chí, càng khó khăn gian khổ, tinh thần chiến đấu của đơn vị càng cao. Trận địa càng xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như: Dương Quang Bổ, Đặng Thành Hiền, Nguyễn Văn Thêm, Trần Văn Hải được đồng đội phong tặng danh hiệu đội ngũ “Chiến sĩ thép”.

Ngày 19/9 nhận thấy địch có nhiều hướng nao núng. Được hoả lực Sư đoàn chi viện, ban chỉ huy Trung đoàn quyết định tập trung toàn bộ hoả lực dội xuống căn cứ Coóc Bai. Ngay loạt đạn đầu, đạn cối của ta đã bắn trúng kho hậu cần gây cháy nổ suốt 5 giờ liền. Trong lúc hoả lực ghìm đầu quân địch trong công sự, các mũi hướng tiến công của 3 tiểu đoàn phối hợp cùng các đơn vị nhổ dần từng chốt nhỏ và các cụm địch xung quanh Coóc Bai, đưa lực lượng vây sát hàng rào, dùng súng bắn tỉa địch trong căn cứ. Các trận địa vây lấn chuyển sang công kích cứ điểm Coóc Bai bằng hoả lực, mìn định hướng quét hàng rào, B40, B41 bắn phá các hoả điểm. Hàng loạt điểm bắn tỉa hình thành xung quanh căn cứ, trực thăng đến tiếp tế bị các trận địa 12,7m đánh hất lên, khóa chặt bầu trời. Bọn địch sống chui lủi trong công sự, sau một tuần chịu đựng sự vây ép căng thẳng, liên tục của bộ đội ta, bọn địch điện xin cấp trên cho rút lui khỏi Coóc Bai.

Sáng ngày 7/10 Sư đoàn 1 Nguỵ cho trực thăng vận tiểu đoàn 4 ở điểm cao 665 và tiểu đoàn 2 ở Coóc Bai về La Vang. Âm mưu quyết giữ Coóc Bai làm bàn đạp mở các cuộc hành quân lên vùng núi Trị Thiên của địch kết thúc thảm hại, lời căn dặn tử thủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi lại Coóc Bai.

Lại một mắt xích quan trọng trên tuyến phòng ngự phía Tây Thừa Thiên Huế của địch bị chặt đứt.

61 ngày đêm liên tục chiến đấu ở khu vực Coóc Bai, Trung đoàn đã đánh gần 100 trận lớn nhỏ, diệt hàng nghìn tên Mỹ-nguỵ, bắn rơi hàng chục máy bay, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch, đánh thiệt hại nặng 2 Trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 Nguỵ.

Thắng lợi Coóc Bai là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc, quyết tâm sắt đá và sự hy sinh vô bờ bến của quân và dân Trị Thiên nói chung và Trung đoàn nói riêng. Tất cả đã vượt lên muôn vàn khó khăn gian khổ để giành lại quyền chủ động trên chiến trường Trị Thiên.

Trên bước đường chiến đấu và xây dựng, Trung đoàn đã trưởng thành vượt bậc, sự trưởng thành đó được chứng minh bằng những chiến công của Trung đoàn, tiêu biểu như chiến công ở A Bia, 935 và chiến công trong chiến dịch Coóc Bai. Trung đoàn xứng đáng là một đơn vị tiên phong trong đội hình Sư đoàn, Quân khu. Với những thành tích đã đạt được, năm 1970 Trung đoàn và Tiểu đoàn 7 được Chính phủ tặng thưởng Huân chương quân công giải phóng hạng 3; tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 8 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất.

               N.V.T

 

Nguyễn Văn Tài
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 177 tháng 06/2009

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

02/07

25° - 27°

Mưa

03/07

24° - 26°

Mưa

04/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground