Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị

T

ạp chí Văn hóa Quảng Trị số 17 có đăng bài: “Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị qua các thời kỳ cách mạng” của đồng chí Thanh Sơn. Cùng với ý kiến của anh Phan Quốc Sắc ở tạp chí Cửa Việt số 2. Tôi xin có 3 ý kiến sau đây:

1. Căn cứ vào thực tế lịch sử thì nên ghi rõ thêm một đồng chí nữa là đồng chí Vũ Soạn. Trong những năm 1963, 1964 đồng chí Trương Chí Công Bí thư Tỉnh ủy bị ốm phải ra miền Bắc chữa bệnh. Trong thời gian đó tất cả các công việc của Bí thư Tỉnh ủy đều do đồng chí Vũ Soạn đảm nhiệm, kể cả những cơ sở cách mạng quan trọng nhất mà chỉ có Bí thư Tỉnh ủy mới được nắm, thì đồng chí Công cũng bàn giao cho đồng chí Soạn. Đồng chí Vũ Soạn lúc này là Ủy viên Ban Liên tỉnh ủy Trị Thiên Huế.

Tại hội nghị Tỉnh ủy mở rộng ở Ro Ró tháng 3 năm 1964, có đồng chí Nguyễn Húng ủy viên Thường vụ Khu ủy Liên khu 5 dự, đã chính thức cử đồng chí Vũ Soạn quyền Bí thư Tỉnh ủy để cùng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy lo chỉ đạo phong trào Đồng khởi ở đồng bằng. Thời gian đó chính là thời điểm chuyển mạnh phong trào đồng bằng lên một bước mới. Đồng chí Vũ Soạn quyền Bí thư Tỉnh ủy từ hội nghị Ro Ró cho đến đầu năm 1965, khi đồng chí Công lành bệnh trở về tỉnh(1).

2. Đồng chí Trần Mạnh Quỳ đã hai lần làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, lần thứ hai cách lần thứ nhất 38 năm.

Tháng 4 năm 1975, sau khi Khu ủy Trị Thiên - Huế giải thể, để tăng cường lãnh đạo, Trung ương đã điều động đồng chí Trần Mạnh Quỳ về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 4 năm 1976. Đó là lần thứ hai đồng chí Trần Mạnh Quỳ làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.

3. Về đồng chí Nguyễn Cáo (ở trang 33 cột 1 đoạn cuối tạp chí Văn hóa Quảng Trị số 17) nên ghi rõ:

Cuối năm 1950, để tăng cường sự lãnh đạo, Khu ủy Liên khu 4 quyết định cử đồng chí Nguyễn Cáo Khu ủy viên về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; đồng chí Trần Trọng Hoãn lúc này làm Phó Bí thư Tỉnh ủy (Sau đó một thời gian được cấp trên điều động đi nhận nhiệm vụ mới).

Xin góp thêm một số tư liệu, đề nghị đồng chí Thanh Sơn thu thập thêm tư liệu từ các đồng chí khác nữa để bài Biên niên này được bổ sung, điều chỉnh chính xác hơn.

 

N.T.K

 ____________________________

(1) Đồng chí Vũ Soạn tên thật là Võ Hữu Kim sinh năm 1923, quê ở làng Đầu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, hoạt động cách mạng từ năm 1939; năm 1942 đồng chí bị địch bắt giam ở nhà lao Quảng Trị; đầu năm 1945 đồng chí ra tù trở về hoạt động chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Vũ Soạn là Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong. Năm 1950, đồng chí được Trung ương điều động ra làm Bí thư Huyện ủy Quỳnh Côi (Thái Bình), năm 1952 được bổ sung vào Tỉnh ủy Thái Bình. Năm 1954, Trung ương điều động đồng chí Soạn về lại Quảng Trị làm Bí thư Huyện ủy Triệu Phong, Tỉnh ủy viên Tỉnh Quảng Trị. Tại đại hội Đảng bộ Tỉnh họp tại Tu-Pông tháng 6 năm 1961 đồng chí Vũ Soạn được bầu vào Tỉnh ủy và được Tỉnh ủy bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí quyền Bí thư Tỉnh ủy đầu năm 1964 đến đầu năm 1965. Năm 1966, Khu ủy Trị Thiên - Huế được thành lập, đồng chí Vũ Soạn được Trung ương chỉ định làm Khu ủy viên Khu ủy Trị Thiên - Huế. Khi Khu ủy giải thể (tháng 4 năm 1975) đồng chí về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị. Khi nhập tỉnh (tháng 5-1976), đồng chí là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên. Hiện nay đồng chí Vũ Soạn nghỉ hưu tại Huế.

Ngô Thế Kiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 4 tháng 01/1995

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground