Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về những chiếc rìu đồng và đồ trang sức phát hiện ở Hướng Hóa

 Tháng 5/1994 nhận được những thông tin báo cáo từ dân chúg ở 2 xã pa Tầng và Đakrông thuộc địa bàn vùng núi huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị chúng tôi (những cán bộ nghiê cứu Bảo tàng) đã tiến hành một cuộc khảo sát tại 2 khu vực xã nói trên và bước đầu thu được những hiện vật có giá trị về khảo cổ học phản ánh được nội dung lịch sử của một vùng đất xưa nay bị coi là vùng trắng của Khảo cổ học.

1. Ở thôn Vàng xã Patầng.

Thôn Vàng thuộc xã Patầng nằm sâu trong một vùng núi cao và khá hiểm trở của huyện Hướng Hoá, cách thị trấn Khe Sanh nằm trên trục quốc lộ 9 về phía tây nam gần 2 ngày đường đi bộ (khoảng 30km theo đường chim bay). Cách đường mòn Hồ Chí Minh (đường 15) đi qua xã Húc gần 15km về phía Tây bắc.

Theo sự chỉ dẫn của các cán bộ phòng văn hoá huyện và những người dân vân Kiều chúng tôi đã tìm đến nhà Am Dung, tới đây chúng tôi đã được ông Am Dung cho xem và đưa vô Bảo tàng hàng chục hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức bằng đồng, đá và đồ thuỷ tinh tự nhiên. Những hiện vật này được phát hiện trên một khu đất tương đối bằng phẳng thuộc vùng núi cao phía Tây của xã Pa tầng trong khi đào bới đất đắp bờ để làm ruộg nước. Chủ nhân phát hiện cho hay khi đào đến độ sâu hơn 1m thì tìm thấy một số chum gốm đã bị vỡ cùng những hiện vật bằng đồng, đá … có những hiện vật nằm bên trong chum, có những hiện nằm ngoài chum.

Các hiện vật gồm:

- 2 chiếc rìu mài bằng đá silic có màu có màu vàng và xám hình tứ giác, vai xuôi. Chiếc thứ nhất dài  5cm, rộng lưỡi 4,5cm, rộng chuôi 3,4cm, dày 1cm. Chiếc thứ hai dài  4,5cm, rộng lưỡi 3,1cm, rộng chuôi 2cm, dày 0,5cm. Hai chiếc rìu này có hiện tượng “thanh xuân hoá” và thuộc loạihình Bàu Tró.

- 8 vòng đeo tay bằng đông có nhiều kích cỡ và khác nhau về hình dáng. Vòng thứ nhất có đường kính 6,7cm có hình dạng vòng đeo tay 2 đầu thú được tạo thành bởi 2 ống tròn rỗng gắn với nhau với chiều ngang 2,3cm dày 1cm. Trang trí dọc trên chiều dài sống lưng bằng những dãi khắc chìm như những lớp vảy. Đáng tiếc là chiếc vòng này đã hoen rỉ khá nhiều. Một phần ba chiếc vòng đã gãy. Hai chiếc vòng tiếp theo là một vòng đồng đặc  có đường kính 7cm, dày 0,5cm không trang trí. Hai chiếc vòng đeo tay khác có đường kính 6,8cm trên thân được tạo ra bằng những đoạn khúc khuỷu như các đốt trúc, bên trong nhẵn, bên ngoài có những nốt điểm nhô hẳn ra. Lại có một vòng đeo tay không dính liền, một chiếc có đường kính 7cm ngang thân 1cm, một chiếc có đường kính 4,8cm, ngang thân 0,4cm.

- 4 chiếc khuyên tai được cấu tạo bằng đá thuỷ tinh có màu tím than, ở giữa là lỗ tròn, có rãnh. Hai chiếc có đường 5cm, 2 chiếc đường kính 4cm, dày 0,5cm.

- Có gần 100 hạt mã não, cườm các loại với nhiều kích cỡ, hình dạng, màu sắc khác nhau. Mỗi loại cườm đeo cũng bằng đá thủy tinh màu tím than và màu xanh hình thoi giữa có lỗ xâu khá to thuộc nhiều kích cỡ. Nhiều hạt mã não màu hồng ngọc hình thoi, giữa có lỗ, cùng với nhiều hạt cườm dẹt màu trắng.

Qua nhận xét bước đầu các hiện vật này chúng tôi cho rằng đây có thể là những hiện vật tùy lòng chôn theo của một ngôi mộ cuối Sa Huỳnh đầu Chàm. Đặc biệt với sự có mặt của vòng đeo tay 2 đầu thú có kiểu dáng như đồ Đông Sơn đã nói lên sự giao lưu văn hóa mạnh giữa 2 nền văn hóa ở miền Bắc và Trung bộ trong thời kỳ trước công nguyên đã diễn ra trên vùng đất Quảng Trị.

2. Ở thôn Huyện cũ xã Đakrông

Thôn Huyện cũ thuộc xã Đakrông nằm cạnh hai bên đường Quốc lộ 9 xuyên từ Đông Hà sang Lào tại km 45. Trên một vùng đất nhấp nhô với độ cao vừa phải nằm 2 bên bờ sông Đakrông (thượng nguồn sông Thạch Hãn- sông lớn của vùng Quảng Trị) vốn từ rất lâu đời là không gian cư trú của người Vân Kiều. Ở đây sông Đakrông có Cos âm gần 10cm so với mặt bằng các triền đồi và hàng năm có sự xâm thực khá mạnh làm sụt lở không ít đất 2 bên bờ vào mỗi kỳ lũ.

Năm 1995 trong khi đào đất đãi vàng ở mạn Bắc sông Đakrông trên địa phận thôn Huyện cũ, dân chúng trong vùng đã nhặt được nhiều hiện vật bằng đồng ở độ sâu từ 1 đế 2m tại bãi cát lẫn nhiều đá cuội ven bờ. Tháng 5- 1994 khi đến thôn Huyện cũ, đã được bà con Vân Kiều chỉ dẫn, chúng tôi đã tìm lại được một số hiện vật cất giữ từ trong dân chúng:

- Hai chiếu rừu đồng tứ giác lưỡi thẳng, hơi xòe (chỉ đưa về Bảo tàng 1 cái) dài 10cm, rộng  chuôi 4m, rộng lưỡi 6cm, dày chuôi 1,4cm. Phần trong rỗng để tra cán, rừu thân bẻ góc rất thẳng.

- Một chiếc rìu đồng có lưỡi hơi xéo dài 12cm, rộng chuôi 0,47cm, rộng thân 0,43cm, rộng lưỡi 6,5cm, dày chuôi 3,5cm. Bên trong rỗng toàn thân để tra cán. Nhìn dấu vết để lại trên thân rìu có thể nhận thấy chiếc rìu đã được đúc ghép bằng 2 mảnh khuôn với nhau.

- Hai chiếc rìu đồng có lưỡi hơi xéo dài 10,7cm, rộng chuôi 4cm, rộng thân 3,5cm, rộng lưỡi 7cm, lưỡi xéo một góc hơn 30o. Phần trong rỗng để tra cán. Bên trên bề mặt phần chuôi có 2 lỗ để đóng chốt để gắn chặt lưỡi rìu với cán.

- Hai chiếc rìu đồng có kích thước nhỏ, lưỡi xéo. Một chiếc bị rỉ rét nặng ở phần chuôi (dài 8,5cm, rộng lưỡi cm, ngang thân 4cm); một chiếc rìu khác (dài 7,5cm, rộng lưỡi 8cm) cũng được tác lại theo cách thức “thanh xuân hóa” nhưng về hình dạng thì được coi là chiếc rìu lưỡi xéo đẹp nhất.

Ngoài ra còn có các lưỡi giáo bằng đồng ở tại một nhà dân mà chúng too chưa có điều kiện xem xét được. Dân địa phương cũng cho hay họ cũng đã đào được rất nhiều lưỡi câu bằng đồng, muôi đồng nhưng vì rét rỉ và cũng không lấy làm gì nên đã vứt đi.

Từ những hiện vật thuộc loại hình công cụ của thời đại đồ đồng mang phong cách của văn hóa Đông Sơn này chúng tôi cho rằng vùng Huyện cũ nói riêng, trên dọc miền sông Đakrông nói chung trong thời đại đồ đồng đã hình thành trên những bản làng các tộc người thuộc ngữ hệ Miền- Khơme. Họ sinh sống và giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các bộ phận Việt- Mường. Và rõ ràng, trong quá trình phát triển và di cư các bộ phận tộc người thuộc Văn hóa Đông Sơn có một nhóm đã đi qua tụ cư lại trên vùng đất ven thượng nguồn sông Thạch Hãn giai đoạn hậu Sa Huỳnh và Tiền Chàm trong lịch sử vùng Trung Trung bộ. Nói chính xác hơn đây là những minh chứng cho vùng đan xen tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa Văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn, giữa Chàm Cổ và Việt Cổ.

L.Đ.T- N.B

 

Lê Đức Thọ - Nguyễn Bình
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 5 tháng 02/1995

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground