Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hội thảo “Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường - Cuộc đời và sự nghiệp”

TCCVO - Ngày 14/10, UBND huyện Triệu Phong phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Quảng Trị và Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học “Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường 14/10 (1824 - 2024).

Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường, người tổng An Cư, huyện Đăng Xương, nay là thôn An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là đại thần triều Nguyễn, có tư tưởng yêu nước, chống Pháp. Sau ngày kinh đô Huế thất thủ, Nguyễn Văn Tường ở lại thương lượng với Pháp để ổn định tình hình nhưng cuối cùng bị Pháp lưu đày ở đảo Tahiti và mất tại đây. Nhìn nhận về ông, hậu thế vẫn còn nhiều điều băn khoăn, tranh cãi.

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: C.N

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: C.N

Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Nguyễn Văn Tường là đại thần triều Nguyễn, thuộc phe chủ chiến có tư tưởng yêu nước, chống Pháp. Ông lần lượt kinh qua các chức vụ ở nhiều địa phương và cả kinh đô Huế, khi làm huấn đạo, khi giữ chức tri huyện, làm án sát, rồi chuyển về giữ chức Phủ doãn Thừa Thiên, kiêm cai quản Quảng Trị, sau đó giữ các chức vụ cao trong triều đình Huế như: Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, sung Cơ Mật viện, Phụ trách Thương Bạc viện, đảm trách ngoại giao, thương thuyết rồi Phụ chính đại thần.

“Nhìn lại con đường làm quan của Nguyễn Văn Tường, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng dốc lòng vì sự nghiệp của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động” - TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bàn về xu hướng chủ chiến và chủ hòa trong triều đình qua các thời kỳ, dẫn về trường hợp của Nguyễn Văn Tường bị quy là đầu hàng và tiếp tay cho Pháp, PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng, sau ngày Kinh đô thất thủ (5/7/1885), Nguyễn Văn Tường không phải đào tẩu hoặc ra đầu thú với Pháp mà vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ Phụ chính đại thần của triều đình là do lệnh của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ngay từ lúc đầu, sau đó được vua Hàm Nghi giao nhiệm vụ và đồng thuận của Tôn Thất Thuyết để đàm phán với Pháp nhằm hạn chế tàn sát, cướp bóc, bảo tồn tôn miếu, xã tắc, thần dân, bình ổn cuộc sống.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS Đỗ Bang tham dự hội thảo - Ảnh: C.N

Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS Đỗ Bang tham dự hội thảo - Ảnh: C.N

“Trên thực tế, Nguyễn Văn Tường không những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn là nhân vật tạo được sự thu hút, chú ý của đối phương. Pháp bất ngờ vì tưởng chỉ có dùng vũ lực là chiếm được thành Huế và bắt được vua Hàm Nghi, nay phải đối phó với một vị quan đầu Triều đứng đầu phe chủ chiến có biệt tài về ngoại giao đang hiện hữu. Sự có mặt của Nguyễn Văn Tường tại Huế sau khi quân đội Triều đình thất bại là cớ để các quan chức hàng đầu của Pháp ra sức tìm cách đối phó, góp phần chia rẽ mục tiêu truy kích xa giá của vua Hàm Nghi, làm trì hoãn cuộc đuổi bắt nhà vua, tam cung và quan quân trên đường ra Tân Sở” - PGS.TS Đỗ Bang chia sẻ.

Còn theo Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam, Nguyễn Văn Tường là một chính trị gia và là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thời nhà Nguyễn, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ triều đình và đất nước trong giai đoạn khó khăn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Văn Tường là một chuỗi ứng xử rất đa dạng trước những tình thế ngặt nghèo của đất nước, nhưng nhìn tổng thể, Nguyễn Văn Tường vẫn luôn là người hành xử vì quyền lợi của dân tộc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Qua các ý kiến tham luận, thảo luận tại hội thảo, từ nhiều góc độ khác nhau, với cách nhìn đa chiều, bằng những luận giải khoa học có giá trị cao, các nhà sử học, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá khá toàn diện; làm nổi bật, sâu sắc hơn công trạng, thể hiện sự tôn vinh, tri ân đối với Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường, một đại thần trung hiếu vẹn toàn với đức hi sinh, tận hiến cao cả cho đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết từ năm 2002 đến nay, nhiều hội thảo khoa học mang tầm quốc gia đã được tổ chức, với những cứ liệu lịch sử đầu nguồn thuyết phục đã khẳng định, làm sáng tỏ, khôi phục lại công trạng và những đóng góp to lớn của Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường đối với lịch sử dân tộc, đặc biệt đã minh oan cho nỗi oan tồn tại hơn 100 năm qua của ông.

Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Ông Hoàng Nam mong muốn huyện Triệu Phong sẽ phối hợp với Hội KHLS tỉnh biên tập cuốn kỷ yếu hội thảo để xuất bản thành sách, phát hành rộng rãi để công chúng hiểu rõ hơn về Người con của Quảng Trị - danh nhân Nguyễn Văn Tường. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thủ tục xây dựng công trình nâng cấp tôn tạo lăng mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tường; phối hợp với huyện Cam Lộ gắn kết di tích Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường tại xã Triệu Phước với di tích và đền thờ vua Hàm Nghi tại huyện Cam Lộ để tạo thành tour du lịch trải nghiệm về “kinh đô” trong buổi đầu kháng Pháp.

 

C.N

Mới nhất

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

09/01/2025 lúc 16:49

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Tên gọi của Trung đoàn

10/01/2025 lúc 21:47

Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như

Trùng phùng ở Prin C

10/01/2025 lúc 21:43

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan,

Đông Hà xanh trên nền đất khát

10/01/2025 lúc 16:22

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

10/01/2025 lúc 10:09

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Nhớ một thời thương khó vỡ đất

10/01/2025 lúc 09:59

Khai hoang lập nghiệp ở vùng đất được xem là rừng thiêng nước độc, họ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để bạt đồi san đất tăng gia sản xuất góp phần kiến thiết lại quê hương sau ngày đất nước thống nhất... Và chính nhờ hành trình vượt khổ ấy để đến hôm nay người dân nơi đây đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc từ những cánh rừng tràm mênh mông, những vườn cây lúc lỉu quả bốn mùa, một vùng đất “xanh” đáng sống mà rất nhiều người ao ước…

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground