Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bao Công xử vụ án “Chiếc bông toòng teng”

- Anh Ba ơi, em mất một chiếc bông rồi… hu hu…!

Nhìn bé Thùy, con chú Dũng mếu máo, tôi vừa tội nghiệp vừa tức cười. Chỉ còn một chiếc bông toòng teng bên tai trái khiến cho khuôn mặt bầu bĩnh của bé như bị chênh một bên.

Tôi ôm con bé vào lòng, vỗ về:

- Nín đi cưng! Để anh Ba bắt kẻ gian về quy án, bắt nó trả lại chiếc bông cho cưng.

Con bé tin liền, nhoẻn cười:

- Phải, phải… Anh Ba là Bao Công mà.

Đúng là tôi đã được bọn trẻ trong xóm “bầu” làm Bao Công nhờ nước da đen nhẻm không thua gì Bao Hắc Tử. Có một lần tôi phá vụ án “Ổ gà”, trả lại công bằng cho thằng Chí Lùn. Từ đó, tôi vang danh trong đám con nít.

Minh họa: Mục Đồng

Minh họa: Mục Đồng

Thằng Phi là đứa có sáng kiến lập Khai Phong phủ tại miễu ông Tà. Nó bảo chỗ đó “uy vũ” nhất. Từ ngoại cảnh đến nội miếu cũng đủ rùng rợn. Không biết ngôi miếu có tự bao giờ mà ngói đã phủ rêu, tường xám xịt, bị rạn nứt nhiều chỗ. Chỉ có bệ thờ là láng lẩy. Trên bệ, chất lổn ngổn những viên đá nhẵn nhụi mà người ta kính cẩn gọi là ông Tà. Chẳng đứa nào trong bọn biết ông Tà là ai nhưng đều tin ông linh thiêng lắm, cầu gì được nấy. Bà tôi kể rằng thời chiến tranh, khi giặc pháo kích, dân trong xóm chạy gom về miễu ông Tà. Cái miễu hẹp không đủ sức chứa. Người ta phải ngồi san sát nhau ở cái tha la bên cạnh miếu. Nó là một cái nhà mát nên chỉ có cái nóc tôn, bốn bề trống hoác, chẳng có vách lá hay tường gạch. Đạn bay véo véo trên đầu, trước mặt, sau lưng chứ không trúng người nào. Thiệt hại nhất là cây đa trong sân miễu. Nó bị đứt hết mấy chùm rễ, lá rụng tơi bời nhưng nó vẫn… không chết. Vì vậy, dân trong xóm rất sùng bái ông Tà. Mỗi năm, họ hùn tiền lại làm lễ cúng ông Tà một lần. Đó là ngày vui nhất. Lũ trẻ chúng tôi tha hồ thay mặt ông Tà ăn món ngon, vật lạ.

Thằng Thức khoe chiều nào má nó cũng tới quét dọn miễu nên được ông Tà ban phước. Má nó trúng số độc đắc. Nghe vậy, nhiều đứa bắt chước cũng hè hụi quét dọn nhưng không hiểu sao đến giờ vẫn nghèo. Tụi nó cứ thắc mắc hoài. Thấy vậy, tôi giải thích: “Thím Tám làm với thành ý là giữ cho miễu sạch sẽ. Còn tụi mầy thấy người ta ăn khoai, vác mai chạy rần rần. Ông Tà không tặng cho mỗi thằng một cái bướu là may rồi.”

Chọn miễu ông Tà làm Khai Phong phủ thích hợp thật. Khi Trương Long, Triệu Hổ, Nam Triều, Mã Hán dộng gậy cụp cụp xuống nền tha la, phùng mang hét “uy vũ”, không phải sợ ai nghe thấy vì đây là một khu biệt lập, cách những ngôi nhà trong xóm cả trăm thước. Nếu không có việc cầu khấn, ít ai đến miễu. Chúng tôi tha hồ “thăng đường”. Tôi đã lấy lọ quệt lên trán một cái lưỡi liềm. Thằng Thức - Công Tôn Sách - kêu lên:

- Bẩm Bao đại nhân, cái lưỡi liềm đen thùi lùi, nằm ngửa như vậy giống chiếc xuồng ba lá quá ạ!

Tôi trợn mắt:

- Giữa chốn công đường, không được lớn tiếng phê bình.

Nó tiu nghỉu, lầm bầm: “Bao Công gì, Bao dơ thì có”. Tôi không thèm đếm xỉa nó nữa, quay sang Huy - Triển Chiêu:

- Triển Chiêu, cho đòi nạn nhân vào công đường!

Huy bệ vệ đi ra cửa… rào, cây gươm nhựa vắt xề xệ trên sợi dây nylon buộc ngang bụng khiến nó oai ra phết. Nó dẫn bé Thùy vào rồi hét lớn: “Quỳ xuống!”

Bé Thùy ngúng nguẩy:

- Hổng quỳ! Em mất đồ còn bị quỳ nữa hả?

Phi - Trương Long nháy mắt:

- Quỳ xuống đi bé! Bộ cưng không thấy trong phim sao? Người thưa gởi hay kẻ có tội đều quỳ.

Bé Thùy bỗng dưng đứng phắt dậy:

- Trời ơi, anh Ba dám khiêng chậu kiểng xuống, lấy con voi sành để trước mặt ông Tà, còn ngồi lên nữa. Tội chết! Coi chừng bị ông Tà quở đó.

Tôi vỗ ngực:

- Đừng lo, ông Tà với tụi mình là chỗ quen biết. Mượn đỡ cái đôn, xong việc, ta trả liền, cám ơn đàng hoàng.

Huy - Triển Chiêu lớn tiếng:

- Bây giờ, nhà ngươi vô đây phê bình hay kiện vụ mất một chiếc bông toòng teng?

Nhoẻn cười, bé Thùy lè lưỡi:

- Em kiện mất bông.

Phi - Trương Long - sửa lưng:

- Phải xưng là thảo dân, không được xưng là em!

Tôi khoát tay:

- Lộn xộn quá! Nghe bổn quan xử đây nè Thùy: Ngươi phát hiện mất chiếc bông tai lúc nào?

- Dạ, lúc thảo dân nhảy lò cò.

- Ai nhảy lò cò với ngươi?

- Dạ, bé Hồng Hạnh.

- Lúc ngươi phát hiện mất bông, cử chỉ nó ra sao?

- Dạ, nó khoái chí, cười híp cả mắt.

Triển Chiêu cười ha hả. Tôi cố nín cười:

- Ngươi có nghi nó lấy không?

- Dạ không. Nhỏ Hạnh không có xỏ lỗ tai, nó lấy làm gì?

- Cũng phải, vậy trước khi nhảy lò cò, ngươi làm gì?

- Dạ, thảo dân tới chỗ bà Tư bán mít đặng mua mít.

Phi - Trương Long - chạy đến bên bé Thùy, nhìn chằm chằm vào lỗ tai con bé:

- Bẩm Bao đại nhân, lỗ tai nó có dính mủ mít nè. Chắc bà Tư bán mít là hung thủ rồi.

Công Tôn Sách xua tay, dạng chân:

- Chưa chắc đâu Bao đại nhân. Có thể nhỏ Thùy ăn mít xong, tay dơ quẹt tùm lum nên mũ mít dính lỗ tai. Trừ khi bà ta có rờ vành tai nó.

Bé Thùy mím môi:

- Không phải bà Tư lấy đâu, lúc em mua mít, bà ấy lo bán đâu có rờ vành tai em.

Huy - Triển Chiêu - hỏi:

- Trước khi mua mít, ngươi làm gì, ở đâu? Nói mau. Ta bực lắm rồi!

Con nhỏ mỏi chân, nó không quỳ nữa mà ngồi bệt xuống nền tha la, mắt nhìn lên mái tôn, chỗ có một lỗ thủng, nắng dọi xuống thành một dòng sáng mỏng tang.

- Dạ, trước đó thì thảo dân ngủ trong mùng ạ!

Thở dài, tôi lắc đầu chán nản:

- Xem ra vụ nầy nội tình phức tạp quá!

Bỗng dưng Phi - Trương Long - nhảy dựng lên, nó liếng thoắng:

- Có cách rồi! Bao đại nhân nên tìm hiểu coi đôi bông nầy mua ở đâu, mình lại đó hỏi coi có ai bán lại không?

Công Tôn Sách khoát tay:

- Nếu tụi chôm chỉa nó… chôm chỉa thì muốn bán ở đâu chẳng được, cần gì phải bán cho chỗ bé Thùy mua.

- Vậy ngươi có kế sách gì? Tôi hỏi.

- Theo tôi thì chỉ cần lại mấy tiệm vàng hỏi coi hôm nay có ai đem bán cho họ một chiếc bông toòng teng không? Rồi từ đó truy ra hung thủ.

Phi khoát tay, lắc đầu:

- Không được! Tụi mình là con nít, kéo tới tiệm vàng coi chừng họ tưởng ăn cắp hay chôm chỉa, họ đánh gãy giò.

Tôi đưa tay bóp trán:

- Vậy phải làm sao đây?

Bé Thùy chợt đứng bật dậy. Nó lắc lư đầu làm chùm tóc buộc đuôi gà đòng đưa đòng đưa:

- Mấy anh đừng lo. Mẹ em không phải mua đôi bông nầy trong tiệm vàng đâu. Mẹ mua ở quầy hàng của bà Vú.

Suýt chút nữa tôi té bật ngửa ra sau.

Cả công đường rộ lên đủ kiểu cười: Ha ha, hi hi…, hí hí…

Thì ra đó là vàng giả. Bà Vú là một người bán đồ chơi trẻ em nổi tiếng ở chợ vùng nầy. Hàng của bà luôn rẻ hơn nơi khác vì là… đồ giả. Đồng hồ giả, máy tính giả, điện thoại giả, kèn giả. Mọi thứ làm bằng nhựa giống y như thật. Con nít mê tít thò lò. Bây giờ lại thêm một mặt hàng mới: vàng giả!

Tôi hỏi bé Thùy:

- Thím Út mua đôi bông đó bao nhiêu tiền?

- Dạ ba ngàn rưỡi. Bà Vú nói đúng giá là bốn ngàn. Nhưng vì là chỗ quen biết, bớt năm trăm.

Phi - Trương Long - trêu tôi:

- Vậy bây giờ Bao Công xử sao đây?

Ngẫm nghĩ một lát, tôi phán:

- Được, các ngươi nghe đây. Bé Thùy là em chú bác với mình. Nay vì bất cẩn, nó để mất một chiếc bông toòng teng. Phận làm anh, các ngươi không được làm ngơ. Ngày mai, mỗi đứa nhín tiền ăn sáng năm trăm đồng. Bảy đứa hùn lại đủ mua đôi bông khác. Các ngươi nghĩ sao?

Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Trương Long, Triệu Hổ, Nam Triều, Mã Hán mắt đều trợn ngược, mồm hét toáng lên:

- Oan cho bọn tôi lắm, Bao Hắc Tử ơi!

Tôi vuốt… cằm, vênh mặt:

- Bãi đường!

N.T.M

 

NGUYỄN THỊ MÂY
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 357

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

7 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground