Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bảo vật

H

ai cha con ông Toản chỉ dẫn đám thợ kê dọn lại một số đồ đạc trong nhà để chuẩn bị mừng tân gia. Những bức tượng bằng đá cẩm thạch ánh màu được trưng bày trang trọng trong chiếc tủ kính, bên cạnh là mô hình tháp Eiffel đúc bằng vàng của một người bạn Pháp tặng. Tuấn thích sưu tầm những bảo vật như thế, nó không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang tính thẩm mỹ; bởi vậy, anh đã thiết kế phòng khách thật rộng, có một không gian riêng để trưng bày. Tuấn bảo với ba: Cứ sau mỗi chuyến công tác nước ngoài, con sẽ mang về một bảo vật. Con sẽ biến phòng trưng bày của mình thành một thế giới thu nhỏ. Phải là đồ quý mới được đặt ở phòng này đó ba. Ông Toản gật gù, gật gù.

Khách khứa của Tuấn ở trong nước, nước ngoài đã đến đầy đủ.  Khách của ông Toản là những người bạn hàng xóm cũng đã có mặt. Bàn tiệc được bày ở ngoài sân vườn. Khách vừa thưởng thức rượu, thức ăn, vừa đi dạo quanh ngôi nhà. Ai cũng chúc mừng ông Toản có cậu con trai vừa có tài lại có hiếu, ông nở mày nở mặt.

Thực tình, ông Toản cũng đắn đo suy nghĩ trước khi cắt mấy sào đất cà phê cho con trai xây nhà. Không phải ông tiếc đất, nhưng ông nghĩ, nhà chỉ hai cha con, mà nó thì hay đi làm xa, mình ông ở nhà xây to làm chi cho phí. Nó bảo, cha con ông nghèo khổ miết rồi, giờ nó đã là một kiến trúc sư giỏi, làm nhiều dự án lớn, ba nó phải có chỗ ở đàng hoàng chứ. Còn nữa, sau này khách của nó thường xuyên đến nhà, nên phải có chỗ tiếp cho đáng mặt.

Căn nhà hai tầng xây bằng gạch do chính Tuấn thiết kế theo kiểu Á Đông, vừa cổ kính vừa hiện đại, có cả một không gian vườn sinh thái với đủ các loại cây thân gỗ, cây cảnh, hòn non bộ. Tuấn bảo: Đáng ra con xây hồ bơi ở đây, nhưng đất quê mình mát lạnh quanh năm, chả mấy ai bơi, xây hòn non bộ là hợp lý nhất. Con sẽ thả vài cặp cá thật đẹp. Sau này con đi công tác xa, ba chăm khu vườn này giúp con. Ông Toản có vẻ bằng lòng, đó là thú vui tuổi già!

Tiếng chạm ly leng keng, tiếng cười nói rộn rã xua bớt cái tĩnh lặng vốn có nơi này. Cũng lâu lắm rồi ông Toản mới có một ngày vui như vậy. Ông đưa những người bạn già đi thăm thú quanh khu vườn. Ông bảo, lát nữa sẽ dẫn mọi người vào nhà xem một thứ quý giá.

Những ánh mắt chiêm ngưỡng một kiến trúc hài hoà, độc đáo và thán phục tài năng của vị kiến trúc trẻ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc từ đây Tuấn sẽ có thêm nhiều dự án làm ăn mới. Tuấn liến thoắng khui và rót rượu.

Mọi người dừng lại nơi phòng trưng bày. Đây là phần mà Tuấn chờ đợi nhất, anh đẵn giọng, khuôn mặt ngời hãnh diện:

- Giới thiệu với quý vị và các bạn, đây là phòng trưng bày bảo vật của tôi, một không gian mà có lẽ tôi ưng ý nhất khi thực hiện căn nhà này. Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu rõ nguồn gốc, xuất xứ của từng bảo vật. Đây là mô hình thu nhỏ Thạch quách (quan tài đá) của Trung Quốc, tôi sở hữu được trong một chuyến công tác hồi đầu năm. Còn đây là bức tượng cẩm thạch trắng của một người thầy ở Anh tặng.

Tuấn vừa nói, vừa chỉ tay về phía bức tượng lớn đặt trong tủ, bất thần anh khựng lại, mặt đổi sắc. Tuấn lao tới mở tủ kính ra lấy chiếc bi đông móp mép thủng lỗ chỗ đang toạ lạc bên bức tượng cẩm thạch trắng, anh ném vội xuống gầm tủ. Có người muốn chơi khăm anh? Nhưng ai có thể làm việc này cơ chứ? Tuấn xấu hổ đến nỗi muốn độn thổ. Anh rối rít xin lỗi quan khách. Căn phòng rộn lên bởi những tiếng xì xào bàn tán. Đúng lúc, ông Toản dẫn những người bạn của mình vào đến nơi. Bất chợt, ông cũng hoảng hốt lao về phía tủ, mắt dáo dác kiếm tìm.

-Đâu rồi, nó đâu rồi?

-Kìa ba, ba sao vậy? Con đang tiếp khách.

-Nó đâu rồi?

-Nhưng mà cái gì ở đâu mới được chứ?

-Bảo vật. Bảo vật của ba, nó đâu?

Tuấn dìu ba ra bàn: Ba tự nhiên sao vậy, làm gì có bảo vật nào của ba ở đây. Thôi ba dẫn mọi người ra uống rượu đi ha.

-Không được. Ai đã lấy cắp bảo vật của ba rồi. Ba phải tìm lại bằng được.

Ông Toản lật đật chạy đến bên chiếc tủ kính, quờ quạng tìm kiếm, miệng lẩm bẩm “Đâu rồi, đâu rồi”. Tuấn không hiểu chuyện gì xảy ra với ông cụ, chỉ biết sự xúc động mạnh của ông làm những bảo vật quý trong tủ rung rinh sắp đổ. Tuấn vừa ngại với khách, vừa khó chịu bởi hành động của ba.

-Ba nói đi, ba muốn tìm cái gì ở trong tủ?

-Bảo vật của ba.

-Khổ quá! Bảo vật gì mới được chứ?

-Chiếc bi đông.

-Bi đông? Thì ra, ba là người bỏ cái đó vào tủ của con à? Trời! Ba làm con ngượng chết mất.

-Mày để nó ở đâu, mau trả lại cho ba.

-Chỉ là một cái bi đông cũ nát thôi mà. Con vứt đi rồi.

-Cái gì?

Ông Toản thốt lên được hai từ, rồi hai tay ôm lấy ngực. Gian phòng lại nháo nhác lên. Tuấn sợ hãi:

-Ba sao vậy? Con đưa ba đi bệnh viện nha. Mọi người gọi giúp tôi xe cấp cứu.

-Tao không đi đâu cả. Trả lại chiếc bi đông cho tao. Giọng ông yếu ớt nhưng khẩn khoản.

Tuấn hoảng loạn, nằm rệp xuống nền nhà, thò tay xuống gầm tủ nhặt chiếc bi đông đưa cho ông cụ. Ông Toản run run áp chiếc bi đông lên ngực trái một cách trân trọng:

- Mày đây rồi. Tao suýt mất mày một lần nữa, Huy ơi. –Ông nói như khóc, mắt dõi về xa xăm.

*  *  *

Chiến dịch 1975 kéo dài, mùi khói đạn càng làm cái nóng ở Tây Nguyên trở nên khắc nghiệt hơn. Rừng cây là lợi thế của ta, nhưng bọn địch đã nắm được điểm đó, chúng huy động lực lượng mạnh bao vây ta trong cánh rừng, chúng nả đạn, đốt lửa làm rừng chỉ còn trơ thân và gốc cây cháy sém. Tiểu đội của Toản chỉ còn lại vài người. Đã mấy ngày đêm nằm phục trong rừng không thức ăn, nước uống, người héo quắt lại. Cái nóng, cái khát làm cho những đôi môi căng mọng tuổi hai mươi khô nứt, bong ra từng lớp rướm máu. Huy dốc ngược chiếc bi đông, cạn róc không một giọt, anh ném chiếc bi đông lăn lóc. Những ánh mắt khát hướng theo chiếc bi đông kêu lách cách. Cứ như thế này mãi thì không chết vì bom đạn cũng chết vì đói và khát mất thôi.

Huy nhặt chiếc bi đông, bò về phía mỏm đá.

- Có rồi, có nước rồi.

Huy quay trở lại, reo lên những tiếng mỏng manh trong khi đồng đội anh ủ rũ một đống không còn đủ sức để vui mừng. Phải chầu chực suốt mấy tiếng đồng hồ, anh mới hứng được từng này nước rịn ra từ vách đá. Huy đưa bi đông cho Kha và Hoàn uống mỗi người một hớp, bởi hai đứa đang có dấu hiệu lên cơn sốt. Lúc nhận lại chiếc bi đông thì chỉ còn đúng một giọt, trong lúc còn hai người, Huy và Toản. Hai người với một giọt nước, biết làm sao đây? Giọt nước ấy sẽ là của Huy, vì chiếc bi đông ấy là của Huy, nước cũng chính Huy bò lết đi hứng, Huy uống là xứng đáng nhất. Sau một lúc suy nghĩ, Huy quyết định đặt đôi môi khô nứt của mình vào miệng chiếc bi đông, đoạn định dốc ngược lên để uống thì bị níu lại bởi ánh mắt của Toản. Một ánh mắt vừa khẩn cầu, vừa van xin, vừa thèm khát. Mặc kệ, đứa nào cũng khát, cũng mệt, mình có công thì mình phải được hưởng trước đã – Huy nghĩ vội. Huy tiếp tục dốc chiếc bi đông lên ngang mặt tạo một góc 45 độ, liếc qua Toản, vẫn ánh mắt ấy dán chặt vào chiếc bình. Chỉ còn 15 độ nữa thôi, giọt nước sẽ nằm gọn trong cổ họng đang khát cháy của Huy. Huy dốc lên chút nữa, chân tay Toản bắt đầu run rẩy, vết xây xước ở cẳng chân Toản khô cứng lại, không còn máu để chảy nữa. Huy tiếp tục dốc lên ngang tầm mắt, toàn thân Toản lập cập. Mắt Toản không còn sức để nhìn theo chiếc bi đông nữa mà đã cụp hẳn xuống. Huy từ từ hạ chiếc bi đông, đặt vào tay Toản:

- Mày uống đi.

Toản cầm chiếc bi đông, cố ngước mắt nhìn Huy như hỏi rằng: Rồi mày sao?

- Uống đi, lát... tao đi ...hứng giọt khác.- Giọng Huy cũng bắt đầu yếu dần.

Toản chụm hai tay ôm lấy chiếc bi đông, dốc ngược lên trời rồi nuốt ực một tiếng. Cảm giác giọt nước chảy đến đâu mát lạnh đến đó, các mạch máu khắp toàn thân như được giãn nở, thông suốt. Có lẽ, đây sẽ là giọt nước ngon nhất trong đời mà anh được uống. Toản hạ chiếc bi đông xuống, định nói lời cảm ơn Huy thì bỗng nhiên một tiếng ầm dội xuống. Kha, Hoàn và Huy đang nằm đó, nhưng anh gọi mãi mà không ai nhúc nhích đáp lời, chỉ nghe vẳng vọng lại tiếng gào thét của núi rừng. Toản biết, đồng đội anh đã ra đi với núi rừng và sẽ không bao giờ trở lại nữa. Toản gào lên, định ào tới ôm từng đứa một nhưng chân tay anh cũng bị dính đạn không sao nhấc lên được. May nhờ anh chưa kịp hạ bi đông xuống khỏi đầu nên nó đã đỡ đạn cho anh. Chính chiếc bi đông của Huy đã hai lần cứu sống Toản, một lần thoát chết khát và lần này thoát chết vì bom đạn.

*  *  *

- Tao thương mày lắm Huy ơi, mày đã nhường giọt nước cuối cùng cho tao, để đến lúc chết mày vẫn còn khát.

Đoạn ông quay sang Tuấn:

- Mấy chục năm nay ba luôn giữ chiếc bi đông bên mình. Ba luôn khoá nó cẩn thận trong chiếc rương sắt, bởi sợ đem ra ngoài nhỡ đứa nào nó lấy cắp mất. Đến bây giờ nhà cửa khang trang, có chỗ trưng bày trang trọng, ba mới đặt lên đó, vậy mà...

- Con biết lỗi rồi, xin ba tha lỗi cho con.

Căn phòng im lặng. Mọi người dường như xích lại gần nhau hơn khi nghe câu chuyện của ông Toản, những giọt nước ứa ra nơi khoé mắt.

*  *  *

Chiếc bi đông lại được đặt trang trọng chính giữa phòng trưng bày, bên cạnh những bảo vật khác. Mỗi khi có khách đến thăm, cha con ông Toản lại kể về sự tích của nó với niềm hân hoan nhất.

 

C.M

="#�>  s �s e linestyle="thickThin"/>

Minh hoa

Rồi bác cười, bác ngắm lại, bác sờ, bác nắm cánh tay, bả vai anh. Bác xoa xoa một bên chân bị thương của bác đang tê tê, bác đứng thẳng người trước mặt anh như vị thủ trưởng kiểm tra điều lệnh lính mới:

- Ngày trước tao vào bộ đội làm gì được đầy đủ áo xống, mũ mão như mày. Liệu mà rèn dũa.

Anh Hân dập gót giầy vải cao cổ đánh cộp, đứng nghiêm, tay phải giơ lên trán:

- Rõ! Thủ trưởng bố cứ yên tâm.

Bác cười dúi cho anh mấy đồng, nắm cơm nếp bằng quả bưởi và nửa con gà luộc rồi dặn:

- Cố mà luyện tập cho bằng anh bằng em, cho xứng với con trai dòng họ Vũ nhà mình. Thỉnh thoảng gửi thư về cho thày đỡ sốt ruột.

Cha con gặp nhau độ nửa tiếng đồng hồ thì anh Hân phải ra bãi tập tiếp. Nghe bác kể, mẹ tôi cũng mừng. Còn tôi biết bác đang vui.

Mà cũng lạ thật, sao ngày ấy bị anh Hân doạ dẫm thế nào mà  tôi lại không mách với bác. Anh sang nhìn trước nhìn sau không thấy mẹ tôi ở nhà anh bảo:

- Nguyệt ơi! Tao trốn đi bộ đội. Mày đừng mách. Tao cho hòn cuội này mà đánh chuyền. Nhưng nhớ phải chăm học. Đừng có dãi thẻ... ra.

Tôi hí hửng, mừng lắm. Hòn cuội tròn vo, nhẵn thín, màu gan gà to như gón chân cái người lớn. Tôi vụt chạy vào nhà. Một lát sau tôi đưa cho anh Hân cái súng bắn quả xoan bằng hóp. Cái súng tôi cất đã mấy năm ở chân giường.

- Ơ cái con này. Tao đi bộ đội, đánh nhau thật bằng súng thép, đạn đồng chứ có phải đánh trận giả bằng súng hóp, đạn xoan đậu. Đúng là đồ trẻ con!

Tôi xịu mặt. Cái súng bắn xoan này anh Hân làm bằng hóp chặt trộm ở bờ rào nhà tôi. Mẹ tôi biết nhưng lặng im không nói. Có thể anh Hân quên rồi nhưng tôi vẫn nhớ. Bố tôi làm ở trên tỉnh ít khi về. Nhà dột, chờ mãi bố không về, mẹ tôi dỡ ra lợp lại bằng mái rạ. Mẹ tôi nhờ bà Hoá, bà Chành sang đon rạ giúp. Bác Hạnh ở trên lợp. Mẹ tôi đứng dưới quẳng từng đon rạ lên. Chẳng hiểu quẳng thế nào một đon rạ mắc vào cây mít ở sát hồi nhà. Chọc mãi không rơi, bà Hóa chanh lanh leo lên gỡ đon rạ xuống. Bà Hoá mặc váy đụp. Xoè ra như cái nơm, trèo lên lưng chừng mép váy mắc vào cành cụt. Mông bà chìa ra trắng hếu. Đang loay hoay thì thấy “đóp” một cái. Bà Hoá kêu: “Ối lời ơi” Tay bà bịt lấy mông rồi dơ lên. Thì ra một quả đạn xoan của thằng trẻ con nào bắn trúng. Bà Hoá mếu máo. Mẹ tôi cười. Bà Chành cũng cười. Tôi chưa kịp cười thì thấy bóng anh Hân chạy vụt qua. Rồi bác Hạnh nhảy từ mái nhà xuống đống rạ chưa đon. Bác chạy uỳnh uỵch đuổi theo. Một lát bác quay lại mặt mũi đỏ gay: “con với cái...”. Bác cầm dao rựa vừa chặt mấy cái súng hóp, vừa kêu: “Súng này... ống này... đạn này...”. Tôi tiếc, tôi nhào đến: “Bác ơi! Cho cháu một cái...”. Bác dừng lại, nhìn tôi ngỡ ngàng. Không hiểu sao bác bảo: Ừ thì bác cho! Nhưng đừng nghịch hiểm như anh Hân mày”. Tôi cất cái súng hóp vào góc nhà, chỗ có viên gạch vỡ kê chân giường.

Thế mà anh Hân đã quên. Anh coi tôi là đồ trẻ con. Còn anh là người lớn. Nhưng mà không, anh cười, rồi lại trầm ngâm:

- Ừ! Thôi tao cầm mang theo, lúc hành quân, lúc ở doanh trại thỉnh thoảng lấy ra xem, nhớ lại thời trẻ con, đỡ nhớ nhà, đỡ nhớ mày.

Vậy là dạo ấy, trong hành trang ra trận của anh Hân tôi có một cái súng làm bằng hóp, bắn đạn xoan, có cả tuổi thơ của anh ở làng.

Mấy tối trước khi lên đường, anh Hân bần thần lắm. Anh ở nhà thơ thẩn vào ra cứ như có điều gì muốn nói. Khuya, anh chui vào ngủ cùng bác Hạnh: “Con ngủ với thày cho ấm”. Đó là những tối cuối cùng anh nằm chung với bác.

Từ ngày anh Hân đi bác tôi già sọp hẳn. Bác không buồn nhưng nhớ con lắm, nhớ quay quắt. Tối đến bác tắt đèn, đóng cửa đi nằm sớm. Bác ít nói. Con thỏ nhồi bồng ngày nào, bác tôi mang treo cạnh tủ chè ngay giữa nhà. Nó tóp lại và đã chuyển thành màu xám.

Hôm báo tử anh Hân, bác ngồi im phăng phắc như một pho tượng. Bác không nói, không rằng. Mọi người sợ hãi nhìn bác. Dường như không chịu được nữa mẹ tôi nhắc:

- Anh khóc đi. Anh khóc lên một tiếng cho vơi bớt nỗi lòng.

Bác tôi vẫn không khóc thành tiếng được. Hai giọt nước mắt đục lờ đờ cứ lặng lẽ lăn qua đôi gò má nhăn nheo, hốc hác. Mọi sự trông đợi của bác tôi đã trở thành vô vọng. Chỉ đến khi đêm về bác tôi mới khóc. Tiếng khóc lặng lẽ như dội từ trong lồng ngực. Có lúc tưởng như bác nấc nghẹn lại. Tôi có cảm giác bác đang sống lại với ký ức xa xăm cùng anh Hân; tiếng bồm bộp của sống lưng dao cùn đập vào gốc xoan sần chai nghe như lúc ở gần, lúc lại ở xa. Những chiều hoàng hôn buông tím lịm, bác dắt anh Hân ra bến sông. Bác tập cho anh Hân sải nước...

Bác tôi đã ngồi hàng buổi trầm ngâm, lặng lẽ. Bác ân hận, bác đau đớn, bác dằn vặt. Đôi vai gầy sụp, đôi mắt bác vời vợi mông lung, trông ra phía trước mặt...

Khổ thân bác Hạnh. Bác không dứt anh Hân ra khỏi ký ức. Cứ chiều chiều, bác tôi lại ra đầu ngõ đứng. Bác ngóng lên con đê chạy qua cửa đình ra đường quốc lộ. Bác tôi ngóng, bác tôi trông, bác tôi đợi, bác tôi chờ... một sự ngóng trông vớt vát niềm hy vọng. Biết đâu một ngày nào đó, anh Hân tôi thập thõm trên bờ đê trở về như một điều kỳ diệu của chiến tranh đã từng xảy ra.

Tối hôm sau, tôi vừa gội đầu xong thì chị Hồng chạy sang báo: “Có anh bộ đội bạn cậu Hân về chơi. Em sang giúp bác với chị làm cơm”.

Tôi sang đến thềm hè đã thấy anh bộ đội đang giao chiếc ba lô cho bác Hạnh. Anh bộ đội bảo: “Vết thương khỏi Hân tìm về đơn vị. Lẽ ra chưa phải đi đánh tiếp. Nhưng Hân cố xin đi... Thế rồi Hân... hy sinh...” Cũng như lần báo tử trước, bác tôi không khóc. Bác tôi bảo tôi mở ba lô của anh Hân ra: Hai bộ quần áo, một cái võng dù, một quyển nhật ký... và mắt tôi nhoè đi: Một cái súng làm bằng hóp bắn đạn xoan thủơ nào.

Người đồng đội của anh Hân một bên tay bị cụt tận khuỷu. Anh đeo kính đen ngay cả lúc trời đã tối. Có lẽ anh bị hỏng một bên mắt. Anh kể về anh Hân nhiều lắm.

Tôi lần giở từng trang nhật ký đã ố vàng, nhiều chỗ nhoè nước. Tôi đọc cho bác Hạnh nghe:

Ngày... Con đã xa quê tròn hai tháng. Nhớ thày quá, thày ơi! Con nhớ những ngày ngụp lặn ở dòng sông quê...

Ngaỳ... đêm nay hành quân dã ngoại từ đồi Dâu đến đồi Tranh rồi về doanh trại. Đường đi trập trùng khúc khuỷu. Mấy “thằng công tử bột” ngã ì oạch, còn mình cứ bước băng băng. Nhớ những trò nhảy nhót leo trèo ngày xưa. Cám ơn tuổi thơ... Làng Bãi Trữ thân yêu ơi, bao giờ ta trở lại.

Ngày... Mình đã qua vùng Vĩnh Linh giới tuyến. Nhìn bọn trẻ con đội mũ rơm đi học dưới đường hầm. Mình nhớ đến em Nguyệt ở nhà. Nguyệt ơi! Em có hay sang đỡ đần cho bác không. Em nhớ học giỏi, em vào đại học. Rồi em lấy chồng, em sinh nhiều con trai nhé. Nhiều con trai để con trai ra trận, con gái ở nhà...

Ngày... Cả ba đứa ém quân từ chập tối. Nước triều lên lớn quá. Mấy con thuyền trôi dọc trên sông. Văng vẳng đâu đây một điệu hò khoan nhặt “Hò ơ ơ... vì cam quýt phải đèo bòng... Hò ơ... ơ...”. Tiếng hò da diết nhớ nhung quá. Những thằng lính không biết làm thơ như mình chỉ muốn khóc.

Ngày... Cả tiểu đội đã trở lại dòng sông Thạch Hãn. Đêm trời hơi lạnh. Mùa này nước lớn, Tàu địch đậu chềnh ềnh, đen sì như những con cá sấu khổng lồ ngoài cửa sông. Trên boong tàu đèn pha bật sáng trưng, chiếu xuống nước loang loáng. Bọn lính đứng trên boong lố nhố, chốc chốc lại chúc nòng súng AR 15 bắn từng đợt xuống sông. Một lúc sau mấy thằng nữa bê cả thùng lựu đạn, rút chốt ném từng quả xuống nước. Nước tung lên,  những tiếng ùng ục liên hồi. Sắp khuya rồi. Địch bắn pháo sáng nhiều quá. Không thể tiếp cận địch theo đội hình được, đành phải thực hiện phương án hai lợi dụng những cụm lục bình trôi, mình bơi đứng cách tàu năm mét... ba mét nữa. Bằng linh tính mình lặn xuống sâu, tránh qua bên phải. Quả nhiên mấy viên đạn nổ lụp bụp... Đám lục bình tơi tả, nổi dập dềnh theo chiều nước trôi. Chắc tụi lính đố nhau bắn trúng, hay đã thành thói quen bắn bảo vệ từ xa. Mình ôm khối thuốc nổ áp sát mạn tàu, lần đồng hồ hẹn giờ. Chắc ở phía đầu tầu, thằng Tân đã sẵn sàng... Loạt lựu đạn nghe xa hơn... Sờ tay vào bánh lái, đặt khối thuốc nổ kiểm tra thật kỹ rồi trườn mình ra xa. Bụp, bụp. Đạn vẫn ghim xuống nước. Đau nhói trên vai. Đau quá! Mình không được dừng lại. Bơi tiếp, nước ngấm vào người lạnh ngắt. Một quầng sáng... Một tiếng nổ dữ dội... Thày ơi...

Ngày...Hơ May đẩy nắp hầm chui xuống: “Anh đã khá rồi đấy”. “ừ! Cho anh tìm về đơn vị”. “Không được đâu. Pá con em chăm anh khỏi hẳn đã”. “Em đừng lo, đâu phải lần đầu anh bị thương. Lần trước, đã tưởng làm mồi cho cá ở sông Thạch Hãn rồi. Ai ngờ... lại có thêm lần này nữa... Để được gặp em...” Em nằm xuống cạnh mình. Thịt da con gái nồng nàn quá. Em áp mặt vào bên vai không bị thương của mình... Mình thấy khao khát biết chừng nào. Rồi hai đứa đã lịm đi, tan ra, miên man và nhẹ bỗng...

Tôi không thể nào đọc tiếp được nữa. Tôi khóc, quay sang thấy bác Hạnh khóc, mẹ tôi khóc, anh bộ đội khóc, những người hàng xóm ngồi nghe cũng khóc.

Một lúc sau bác Hạnh thì thầm khấn: “Hân con ơi! Thày có phúc, họ Vũ này có phúc thì con hiện về. Con hãy bảo thày con đang nằm ở đâu? Con có để lại giọt máu nào không thì hãy chỉ đường dẫn lối cho nó tìm về... Con...ơ...ơ...ơi”.

Bảy năm sau. Bác Hạnh tôi đã già thêm nhiều. Tóc thày, mẹ tôi cũng đã bạc. Thày tôi đã về nghỉ hưu. Ngôi nhà từ đường dòng họ Vũ được sửa lại khang trang và sáng sủa. Khu vườn thiêng cây cối um tùm, cành lá giao nhau thành tán rộng. Cây nhãn góc vườn nở đầy hoa. Ong bay về dập dờn làm mật.

Vào một buổi chiều cuối xuân. Trên con đê ngoằn nghèo từ đường quốc lộ chạy về làng. Người ta thấy có hai người đàn bà mình quấn xà rông, cổ và tay đeo vòng bạc, hai hàng khuy bạc lấp lánh, búi tóc hoe vàng, vấn cao tận đỉnh đầu. Vẻ mặt họ ngơ ngác, đôi mắt đăm đăm hướng về làng. Theo sau họ một cậu bé trai tóc xoăn tít, vầng trán dô dô bướng bỉnh. Cậu vừa đi, vừa nhảy chân sáo miệng cười líu lo...

Họ hỏi thăm về làng Bãi Trữ nhỏ bé bên sông Hoàng Long.

 

 

V.M.N 

Cát Miên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 199 tháng 04/2011

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground