Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Câu chuyện về chị Liên

N

gồi trên chiếc ô tô tốc hành từ Đông Hà đi Sài Gòn, Liên bồi hồi nhớ lại những ngày Tết vừa qua. Quá khứ hiện lên trong trí óc Liên, một người con gái mới ở tuổi hai mươi. Cách đây vài năm Liên cùng tham gia du kích với Đông hai người quý mến tính nết của nhau, thương nhau rồi nên vợ nên chồng. Sau ngày cưới một tuần thì Đông được điều lên bổ sung bộ đội chủ lực - Trung đoàn 95. Nỗi nhớ thương day dứt, Liên đã viết cho Đông những lá thư nồng nàn âu yếm đầy tình nghiã vợ chồng.

Sau Hiệp định Giơnevơ xã Vĩnh Liêm quê hương của Liên và Đông ở bờ Nam sông Bến Hải thuộc khu phi quân sự. Được tin Sư đoàn 325 sau khi đánh địch ở nhiều nơi, cả 2 ở Hạ Lào nay về tập kết ở Đồng Hới, Liên xin phép cha mẹ hai bên ra Đồng Hới tìm chồng đúng vào Tết Nguyên đán đầu năm 1955. Những ngày ở nhà khách sư đoàn đối với Liên thật tươi đẹp như trong giấc mơ. Tình đồng đội, tình đồng chí thật là thắm thiết. Liên và Đông sống những ngày thật hạnh phúc. Đồng đội mừng cho đôi vợ chồng trẻ lâu ngày gặp nhau. Các anh ở sở chỉ huy Trung đoàn, Sư đoàn thường đến thăm và ân cần săn sóc Liên. Trong những ngày đó có cán bộ ở Bộ Tổng tham mưu về công tác ở Sư đoàn. Liên được mời lên Bộ Tư lệnh sư đoàn gặp mặt các anh có lần Liên được nghe các anh giảng giải cả buổi. Tối về buồng nằm Đông hỏi Liên các anh trên nói những gì? Liên áp đầu vào ngực chồng thủ thỉ: “Bộ đội các anh tốt quá, chu đáo quá, được làm vợ bộ đội thật là hạnh phúc. Về tinh thần phải nói là không chê vào đâu được, các anh chỉ huy dạy em làm sao cho xứng đáng là vợ bộ đội, các anh dạy từng ly từng tý”.

Đông hỏi thêm thì Liên chỉ trả lời qua quýt rồi ôm chồng hôn lấy hôn để.

Thời gian trôi qua nhanh chóng, phút chốc đã hơn hai tuần lễ và cái tết đầu tiên trong hoà bình trên miền Bắc ở Đồng Hới sôi nổi phấn khởi cũng đi vào thời kỳ kết thúc để mọi người chuyển sang lo việc làm ăn buôn bán, làm cỏ lúa, trồng sắn, trồng khoai… Vợ chồng Liên cũng phải bàn chuyện ăn ở. Đông bàn với Liên ở lại Đồng Hới, xin làm một công tác gì đó cho vợ chồng gẫn gũi nhau. Sau nhiều đêm thuyết phục Liên không bằng lòng, Liên đã bộc lộ tất cả sự yêu thương săn sóc đối với chồng, còn việc ở lại Đồng Hới thì Liên nhất quyết không nghe lời chồng. Liên giải thích:”Khi ra đi Liên thưa với cha mẹ hai bên chỉ đi năm ngày, nửa tháng rồi về, nay em phải giữ trọn lời hứa với cha mẹ, em phải trở về phụng dưỡng cha mẹ già vả lại sau hai năm tổng tuyển cứ chúng ta lại gặp nhau, hai năm là mấy, cũng như hai năm vừa qua chúng ta đã xa nhau rồi lại gặp nhau hôm nay”. Liên nói rất có lý, cuối cùng Đông phải chiều theo ý vợ nhưng trong lòng có cái gì đó như còn nghẹn lại. Thế rồi Liên và Đông chia tay nhau ở Đồng Hới. Buổi chia tay thật bịn rịn tưởng chừng không rời nhau được.

Ngày hôm qua Liên qua được sông Bến Hải và nhằm hướng Đông Hà mà đến. Trên đường đi nếu Liên tạt qua tay trái vài cây số thì đến làng của Liên và Đông, ở đó cha mẹ, bà con làng xóm đang ngóng trông Liên. Nhưng Liên không về làng như đã nói với Đông mà đi thẳng lên Đông Hà và hôm nay ngồi trên xe vào Sài Gòn – Liên hồi hộp, nhớ nhung nhưng cố hết sức giữ thái độ bình thản của một người con gái đi thăm bà con ở Sài Gòn. Liên ôn lại những bài học về tính kiến nghị, bình tĩnh của một người cách mạng hoạt động trong lòng địch. Để đảm nhận một nhiệm vụ nặng nề mà cấp trên đã giao phó. Điều này Liên đã không nói thật với Đông khi ở Đồng Hới. Đó là một nguyên tắc đối với cán bộ hoạt động vùng địch. Qua cử chỉ, lời ăn tiếng nói của chồng Liên cũng biết Đông còn có cái gì chưa thật thoải mái. Liên có một ước ao, một hy vọng nóng bỏng là có một đứa con với Đông.

Căn cứ vào những địa chỉ và ám hiệu mà cấp trên cung cấp, Liên vào Sài Gòn tìm đến cơ sở, tìm đến cán bộ chỉ huy trực tiếp không khó lắm. Tuy ở nông thôn miền Trung vào thành phố Sài Gòn nhưng với học lực lớp 3 Liên cũng đọc được thông số nhà, đường phố. Cán bộ chỉ huy trực tiếp đã huấn luyện thêm cho Liên những điều cần thiết. Việc đầu tiên là phải tìm cho được công ăn việc làm. Liên đã đóng vai một cô gái ở nông thôn miền Trung do gia đình túng thiếu phải vào Sài Gòn đi ở đầy tớ cho một gia đình có hãng buôn lớn. Công việc hàng ngày của Liên là phục vụ các công việc trong nhà như lau chùi cốc chén, giặt giũ áo quần… Thường thường, Liên được bà chủ sai đi lấy hàng vặt ngoài phố, ngoài chợ. Những lần đi ra ngoài làm việc vặt đó đã tạo thuận lợi cho Liên trong công tác. Những tài liệu mà Liên – là một giao thông viên sống hợp pháp chuyển đến các hộp thư mật đều thông suốt và cái vỏ bọc ngoài của các hộp thư ngày càng được củng cố. Công việc đang tiến triển thì Liên biết mình có thai. Chị hết sức vui mừng, vui mừng vì kết quả của tình nghĩa vợ chồng, đồng thời chị  lo lắng về nhiệm vụ nặng nề và vai trò hợp pháp của mình. Chị báo cáo với tổ chức và tổ chức đã giúp đỡ chị. Làm việc ở hãng buôn được 6 tháng thì Liên xin nghỉ việc về ở với một gia đình cơ sở. Chị em đùm bọc nhau mà sống. Mấy tháng sau thì Liên sinh con gái, mẹ tròn con vuông. Khi chị em hỏi Liên đặt con cháu là hì thì Liên nói ngay gọi cháu là con tết. Nhưng đó chỉ là tên gọi hàng ngày. Liên còn định đặt tên cho con là Đồng Hới để kỷ niệm những ngày sống với chồng ở Đồng Hới, nhưng sợ không tiện cho việc giữ bí mật nên Liên đặt tên cho con là Hải – Lê Thị Đông Hải – bởi vì có lúc  Liên được nghe nói Đồng Hới ngày xưa có tên là Đông Hải.

Sau những tháng nuôi con vất vả tổ chức bố trí cho chị bán hàng tạp hoá ở một chợ xép. Với công việc này chị có điều kiện vừa nuôi con, vừa công tác. Liên âm thầm và kiên nhẫn làm việc, Liên chăm sóc con chu đáo và chăm lo dạy con nên người. Các dì, các o giúp sức cho Liên nuôi dạy cháu. Hải càng lớn càng giống mẹ nhất là vóc người và dáng đi. Những lúc rỗi rãi hai mẹ con trầm trồ với nhau hết chuyện này đến chuyện khác. Nhiều lúc Hải hỏi mẹ ba con đâu? Liên ôm con và lòng âu yếm và trả lời qua quýt, có khi Liên trả lời Ba con ở miền Bắc và bảo con giữ kín. Liên không mừng tuổi con như các bà, các chị ở Sài Gòn mà cứ mỗi lần Tết đến là Liên mừng con thêm một tuổi. Liên làm như vậy là để giữ đẹp kỷ niệm những ngày Tết Liên sống với chồng và giọt máu của Đông lúc đó đã cho chị một đứa trẻ ngày nay, đồng thời cũng phù hợp với phong tục ở quê nhà.

Lúc Hải gần 13 tuổi, bắt đầu học lớp 7 cũng là lúc cả miền Nam rậm rịch chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Liên quyết định nói rõ với con về người cha. Liên truyền cho con nhớ tên cha, mẹ, quê quán và cả chú bác dòng họ ở quê nhà. Đồng thời Liên cũng tạo điều kiện cho Hải làm một số việc giúp chị trong công tác cách mạng.

Do những hoạt động tích cực nhưng có phần chủ quan, thiếu khôn khéo, một người, một mắt xích trong hệ thống, đường dây của Liên bị lộ và bị bắt. Chịu không được những đòn tra tấn của kẻ thù người ấy đã khai đến Liên và Liên cũng bị bắt vào tù. Trước những đòn tra tấn cực hình Liên đã cắn răng chịu đựng không khai nửa lời. Đường dây của chị khôg vỡ lỡ thêm. Kẻ thù không đủ chứng cứ để buộc tội Liên, sau một năm phải trả tự do cho Liên nhưng lại không cho Liên ở thành phố và đưa chị về quận Trung Lương. Đứng giữa ngã ba đường Liên cân nhắc suy nghĩ, bí mật trở lại thành phố Sài Gòn hay trở về quê nhà. Liên nhớ con quay cuồng, nhưng Liên tin tưởng Hải đủ trí không và được sự giúp đỡ của tổ chức của các dì, các o Hải đảm nhận được những công việc cách mạng mà mẹ đã truyền lại và lo việc học hành sinh sống. Nhưng chị vẫn băn khoăn mỗi nỗi là mình chưa được ý kiến của tổ chức sau khi ra tù. Tuy Liên chưa về đến làng nhưng đứng ở đường số 1 nhìn về quê hương bị tàn phá nặng nề, bom đạn ác liệt Liên rất đau buồn và chính điều đó đã thôi thúc Liên, đặt trách nhiệm cho Liên phải làm gì để trả thù cho đồng bào, cho quê hương. Liên quyết định bí mật trở lại Sài Gòn. Về đến Sài Gòn, cơ sở thấy chị gầy yếu quá chăm lo thuốc men bồi bổ cho chị. Liên gặp con an ủi con, động viên cổ vũ con học hành và công tác. Tổ chức quyết định cho Liên rút vào bí mật, không sống hợp pháp và giao cho Liên một công tác mới. Trách nhiệm mới của Liên rất nặng nề Liên đảm nhận việc liên lạc từ ngoài vào thành phố. Công việc khá vất vả và có nhiều lúc nguy hiểm. Trong những lúc ra vào thành phố gặp một số anh em quân giải phóng Liên  cầu mong được gặp Đông trong đoàn quân giải phóng ấy. Gặp anh nào Liên cũng nhìn chầm chậm và hy vọng. Biết đâu sẽ có cuộc gặp mặt rất hạnh phúc, rất đẹp đẽ. Giữa lúc Liên đang hăng say công tác và hy vọng, hy vọng được gặp Đông, hy vọng Hải con gái yêu quý của Liên trưởng thành, tiếp tục công việc của mẹ ở nội thành một cách xuất sắc, thì trong một đêm đưa cán bộ vào thành phố, khi đi đến ngoại ô Liên bị lọt vào ổ phục kích của địch. Liên đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để mở đường cho đoàn cán bộ rút lui an toàn và Liên đã hy sinh giữa tuổi đời chưa đến 40 tuổi, tuổi vừa chín chắn, vừa có sức khoẻ để đảm đương công việc. Đồng đội chôn cất Liên tử tế, cắm lên mộ những nén nhang và hoa tươi, những bông hồng đỏ thắm, bông hoa của hy vọng. Hải hết sức đau đớn và thương xót mẹ nhưng cô chưa dám công khai đến thăm phần mộ của mẹ vì Hải còn phải đảm đương công việc mà đòi hỏi phải hết sức bí mật và giữ thế hợp pháp.

Giữa lúc mẹ con Liên đang công tác và chiến đấu ở đặc khu Sài Gòn – Gia Định thì đơn vị của Đông – Sư đoàn 325 cũng đang hoạt động trên đất Trị Thiên Huế - Rồi Quảng Trị được giải phóng, Hiệp định Paris được ký kết. Đông về quê tìm vợ, Đông không ngờ rằng sau cái tết năm ấy Liên không trở về quê và đi đâu không rõ. Bà con thân thích của Đông nhiều người nghĩ rằng Tết năm đó Liên ra miền Bắc và ở lại ngoài đó với Đông. Có người lên án Liên đã phụ bạc cha mẹ và cả chồng. Có người cho Đông biết có lần thấy Liên ở Sài Gòn và nghe đâu có một đứa con gái. Có người báo tin có một lần thoáng thấy Liên ở xung quanh quận lỵ Trung Lương trong những ngày ác liệt nhất. Đông băn khoăn đứng ngồi không yên, nửa tin nửa ngờ Đông suy nghĩ miên man. Lẽ nào Liên đã phản bội lời hứa, phản bội tình yêu, phản bội tình nghĩa vợ chồng. Nhớ lại nét mặt và những câu trả lời chưa rành mạch của Liên lúc ở Đồng Hới, Đông lại suy nghĩ theo chiều hướng khác và hy vọng Liên là người vợ cùng đứng trong hàng ngũ của chồng đang chiến đấu ở xa. Giữa tuổi 45, sĩ quan cấp tá và chiến tranh đang ở giai đoạn kết thúc. Đông thấy cần phải có tổ ấm gia đình. Kỷ niệm về những ngày chung sống với Liên ở Đồng Hới làm cho anh rất bồi hồi xúc động.

Nhưng nếu Liên đã phản bội tình nghĩa vợ chồng thì Đông sẽ lấy vợ khác. Đông mang trong mình nhiều nỗi băn khoăn trở về đơn vị, sau đó anh được chuyển về lo củng cố các lực lượng vũ trang ở vùng mới giải phóng.

Giữa lúc Đông đang tính tới tính lui, vừa thương vừa giận vợ vừa tìm vợ, vừa thắc mắc thì Sài Gòn giải phóng. Một tháng sau ngày vui lớn của dân tộc, một cô gái khoảng 19 đôi mươi xuất hiện giữa cánh đồng xã Trung Hải. Dáng đi và vóc dáng của cô gái giống hệt cô Liên ngày trước. Nhiều người nhìn cô gái ngờ ngờ, ngạc nhiên. Người con gái đó là Hải. Theo lời mẹ dặn Hải đã lần mò trở về quê tìm người cha thân yêu, tìm lại quê hương bản quán. Đứng trước cô gái Sài Gòn chưa hề quen biết, lại cảm thấy vô cùng gần gũi thân thiết. Đông bối rối bàng hoàng. Sau những lời dò hỏi nhận dạng qua ảnh và bút tích cha con ôm chầm lấy nhau. Hải khóc nức nở những giọt nước mắt của Hải làm ướt cả vai áo của cha. Cả hai cha con đều khóc. Hải kể cho cha nghe những việc làm của mẹ cô trong 20 năm qua và sự hy sinh dũng cảm của mẹ cô, ông Đông vật mình xuống giường khóc sướt mướt và thốt lên câu: “Có lúc anh đã nghĩ không tốt về em, Liên ơi”.

Ở với cha hai tuần lễ, Hải trở vào Sài Gòn sắp xếp công việc cô quyết định trở về quê hương xin việc làm và săn sóc cha như lời mẹ dặn. Cũng thời điểm đó Đông ra Hà Nội gặp bộ Tổng tham mưu quan hệ với Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Chỉ huy đặc khu Sài Gòn - Gia Định, biết đích xác về những hành động anh hùng của chiến sĩ giao liên Nguyễn Thị Liên sau đó Đông xuất ngũ về làng.

Anh nói với con “Khi chưa biết đức tính tuyệt đẹp của mẹ con, khi ba có những vướng mắc, ba có ý định lấy vợ. Nhưng nay ba quyết  định không lấy vợ nữa để cho mẹ con ở dưới suối vàng được yên vui”. Hải gục đầu vào lòng cha khóc nức nở. Nhờ quen biết nhiều Đông xin được cho con gái vào công tác ở một cơ quan ở thị xã. Hải rất tích cực công tác và cô đã trưởng thành nhanh chóng. Một vài năm sau Hải lấy chồng. Cả hai vợ chồng đón cha về ở với mình. Đến nay ông Đông đã ngoài 60 tuổi đang vui với cháu ngoại ở thị xã Quảng Trị.

Hải đã mấy lần đưa cha và chồng vào thăm mộ mẹ ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Cả gia đình muốn đưa thi hài của Liên về quê nhưng các mẹ, các dì ở thành phố Hồ Chí Minh ở huyện Củ Chi nhất thiết không cho. Các mẹ, các chị còn mắng yêu Hải “Phải để mẹ mày ở đây để rồi mày còn lui tới thăm bọn tao, còn nếu đưa mẹ mày về quê thì bọn tao cũng mất luôn đứa cháu, mất luôn con Tết”. Hải chỉ biết ngồi im lặng suy ngẫm.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Bưu điện Việt Nam tôi ghi lại câu chuyện về một chiến sĩ giao liên trong hàng vạn chiến sĩ giao liên anh hùng của chúng ta thời chống Mỹ, như một nén hương thơm tưởng nhớ những chiến sĩ giao liên đã ngã xuống cho chúng ta có được hạnh phúc ngày hôm nay.

N.T.K

Ngô Thế Kiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 13 tháng 10/1995

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

52 Phút trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground