Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chú Sâm Cầm tội nghiệp

H

oàng đưa con gái Huyền Thư đi ăn sáng ở quán. Mấy năm gần đây hai bố con mới được mẹ chi thêm cho khoản này vì tình hình tài chính của gia đình có cải thiện được đôi chút. “Chi thêm mười nghìn mỗi ngày cho hai bố con là để đầu tư cho tương lai”. Mẹ vừa đùa, vừa thật bảo thế.

Quán khá đông khách và ai cũng ăn vội để còn đi làm. Duy chỉ có một cặp ngồi kề bên bố con Hoàng là không có vÎ gì bận rộn. Họ ăn xong đã lâu nhưng vẫn ngậm tăm nấn ná ngồi uống nước chưa chịu trả chç. Nàng không còn trẻ nữa nhưng trên gương mặt vẫn còn phảng phất nét thanh tú của một thời thiếu nữ vàng son. Cách trang điểm khá kü, chứng tỏ nàng có ý thức lượng giá được sắc đẹp của mình trong cuộc sống. 

Chàng ít hơn nàng dăm bảy tuổi trông có vÎ rất hyp-py nhưng vẫn xưng hô với nàng là anh em. Họ không phải là vợ chồng, không phải bồ bịch, tình nhân, theo trào lưu thời cơ chế thị trường: Đàn ông có quyền có tiền thường cặp với những cô gái trẻ có lối sống thực dụng: lấy tình đổi tiền.

 Hoàng có nhận xét như vậy vì phong thái của hai người đàng hoàng, không có vÎ gì đầu mày cuối mắt. Có lẽ họ là đồng nghiệp cùng cơ quan. Họ không thuộc loại giàu có, nhất định là như vậy vì họ đến quán bình dân này ăn sáng bằng xe máy Trung Quốc.

   Họ ngồi sát vào nhau thân tình, tự nhiên, thì thầm trao đổi với nhau một câu chuyện gì đó. Hoàng nghĩ: Hóng chuyện người lạ là một tính xấu, nhưng vì khoảng cách giữa Hoàng và cặp nọ quá gần mà hình như họ không muốn giấu diếm những điều họ đang trao đổi nên câu chuyện của họ mặc nhiên lọt vào tai Hoàng.

   Tiếng chàng trai:

   - Lão Tùng dạy môn tâm lý học lại ra rồi. Giảng bài thì rời rạc như cơm nguội mà hát karaokê dẻo quẹo như xôi nếp Lào.

   Tiếng cô gái:

   - Lão cấm học viên nữ lớp mình gọi lão bằng thầy. Phải gọi lão bằng anh tất tần tật. Em nào lỡ mồm gọi: “Thầy ơi!” lập tức lão tru lên: “Gọi thế còn làm ăn gì được?!”

   Tiếng chàng trai có vÎ xí xoá:

   - Thôi kệ lão, chiều lão một chút mất gì...

   Cô gái nổi quạu:

   - Không mất gì à? Lão tầm bậy lắm... Đi hát với lão, đêm về nằm nghĩ lại thấy mình có tội với chồng, với con... nước mắt cứ trào ra.

   Chàng trai chuyển hướng câu chuyện:

        - Thôi, đành vậy, Ban cán sự lớp đã tính toán rồi, tiền quỹ lớp về “mo”, lần này mỗi học viên góp hai trăm để lo quà cáp và vé tàu bay khứ hồi cho thầy. Buổi sinh hoạt văn nghệ với thầy tối nay do em đạo diễn.

   Cô gái thở dài, giọng chàng trai trở nên ngọt nhạt:

   - Vấn đề là đợt này lão ra để hệ thống và “gút” lại các câu hỏi trọng tâm thi kết thúc học phần. Em phải làm “Lê Lai” thêm một lần nữa để cứu cả lớp, nếu không chu đáo thì lão Tùng cho cả lớp “móm” hết... Cả lớp lão chỉ kết nhất em thôi!

   Cô gái vùng lên quyết liệt:

   - Anh nói thế mà nghe được à? Anh có biết em đi đến đâu, người ta xì xầm sau lưng em rằng: Ở cơ quan thì yêu xếp để kiếm tiền, đi học thì yêu thầy để kiếm điểm, ra đường thì đeo bám mấy gã cầm đầu dự án để mưu cầu ô tô, nhà lầu... em oải lắm rồi! Mà cái lão già ấy quậy còn man rợ hơn tụi cô hồn, dạt vòm, trốn trại.

   im lặng, ngột ngạt. Một lúc sau chàng trai lên tiếng, giọng chùng xuống nghe buồn xa xăm:

   - Anh hết sức thông cảm với em nhưng mà hết sách rồi. Bắt mấy đứa nữ sinh hàng em út trong lớp mình đi hát với lão rồi để bàn tay gân guốc nhăn nheo của lão rị mọ trên thân thể chúng anh thấy tội nghiệp quá, không đành. Chúng nó còn quá trẻ...

   - Nghĩa là anh bắt em cứ phải làm con chim mồi xả thân, chịu trận với lão Tùng thay cho đám con gái choai choai, hơ hớ của lớp mình chứ gì?

   Tiếng chàng trai hạ xuống một cung bậc thấp hơn:

   - Chúng mình đều đã lớn, đã có gia đình, trong hai cái ác, buộc anh phải lựa chọn một thì anh chọn cái ít ác hơn...Với tư cách đàn ông, anh cũng đau đầu lắm, thông cảm với em lắm.

   Họ nói với nhau nhiều nữa, về cuối câu chuyện có vÎ căng thẳng lên. Nhưng rốt cuộc chàng trai đã chốt lại được với cô gái khi chia tay:

   - Em nhớ nhé, đúng năm giờ chiều tại nhà hàng Hải Thuyền, nếu không có em thì tụi cái Oanh, Yến, Đào, Trâm, Ngọc, Bích, Hồi... cũng rã ngũ hết. Nếu vậy, cả lớp mình phải bỏ thêm ra bạc triệu để thi lại môn này đấy!

   Hoàng bùi ngùi nhìn theo tấm lưng tròn lẵn đẫy đà của cô gái nhoà dần trong dòng người ồn ả trên đường. Dẫu lòng không muốn thì chiều nay em vẫn sẽ phải làm con chim mồi bất đắc dĩ mua vui cho lão Tùng nào đó tại một nhà hàng sang trọng ở bờ sông để đổi điểm cho cả lớp.       

                                                              II         

Bé Huyền Thư ghé vào tai bố thầm thì:

   - Bố cho con mượn năm mươi nghìn đồng.

   - Để con làm gì?

   Huyền Thư không trả lời ngay, bé vít cổ bố xuống, chỉ tay lên vách quán:

   - Bố coi kìa, một con chim gì rất đẹp bị người ta trói chân treo ngược chờ đem giết thịt, tội lắm.

   Hoàng nhìn theo tay con gái, ngay trên vách bếp của chủ quán một con chim lạ bị buộc chân treo ngược, trông rất thê thảm. Nó có bộ lông xanh biêng biếc màu cổ vịt. Trên đầu có một cái mào đỏ bẹp xuống như gắn cục sáp hồng. Đôi mắt to tròn cũng có một vòng viền đỏ tươi. Cổ cao nhưng không ngẵng, cặp chân dài nhưng mập mạp màu vàng ngà. Con chim gợi nhớ hình dáng  con hạc đá trong chùa.

   Bé Huyền Thư hỏi:

   - Con chim hạc hả bố? Nó thuộc loại quý hiếm không?

   Suy nghĩ một lúc Hoàng trả lời con:

   - Không phải con chim hạc, đây là con trích, ngoài Bắc gọi là con sâm cầm, thuộc loài chim di trú. Nó không phải loại chim quý hiếm nhưng nếu săn bắt bừa bãi rồi sẽ đến ngày nó trở thành quý hiếm. Ngày xưa về mùa thu, đồng ngập nước trong mình loài chim này về kiếm ăn nhiều lắm, bây giờ thưa hẳn, thịt nó đã trở thành món ăn đặc sản rồi.

   - Con vừa hỏi chuyện ông chủ quán. Con chim này ông mua lại của nhóm thợ săn chuyên đặt bÉy vướng trên đồng sáng nay. Gi¸ bốn chục nghìn đồng. Con bảo con thích con chim này. Ông chủ quán bảo: Nếu mày thích tao bán lại cho năm chục nghìn đồng, lấy phân nöa phần lời, khỏi mất công làm thịt.

    Hoàng mở ví lấy cho con năm mươi nghìn đồng. Con bé nhoẻn cười quay lại nhìn bố:

   - Con mượn bố thôi nha, trưa về con trả lại cho bố. Mẹ vừa cho con tiền mua quà Trung Thu và con còn có tiền thưởng Quỹ khuyến học của dòng họ. Con bớt lại để mua con chim này, trông nó dễ thương và tội nghiệp quá.

   Ông chủ quán cóc trước khi nhận tiền đã giải thích với bố con Hoàng lý do chú sâm cầm có mặt tại quán: Chú sâm cầm này vốn là chú chim mồi, để dụ được nhiều con sâm cầm khác, những người bÉy chim bằng lưới đã thả chú chim mồi này vào trong bÉy lưới đã giăng sẵn. Thấy đồng loại, lũ sâm cầm bay trên trời sẽ sà xuống nhập bạn và dính lưới. Tuy nhiên sau mấy mùa đóng vai chim mồi, chú cũng bị trầy vi tróc vảy do bị  lưới đè và bàn tay người bắt gỡ, sức lực suy tàn dần. Có lẽ bây giờ đám thợ săn đã tìm được chú chim mồi khác tốt hơn để thay thế nên chú bị đem bán cho chủ quán cóc làm món chả chim sâm cầm khoái khẩu của các bợm nhậu.

   Huyền Thư run run đón nhận chú sâm cầm từ tay ông chủ quán. Em lùa bàn tay vào mớ lông ấm mềm dưới ức con chim. Cái ®iều chú sâm cầm lép lỏm xuống, tim nó không đập bình thường mà nhảy lung tung làm Huyền Thư ngỡ như trong bàn tay em có một nắm châu chấu đang giãy giụa. Em cởi áo khoác quây lấy chú chim như cái tổ rồi ôm khư khư vào lòng. Chú sâm cầm nằm im thin thít.

   Huyền Thư mua được chim liền giục bố ra về ngay. Ngang qua chợ, Hoàng dừng xe định vào mua cho con một chiếc lồng chim thật đẹp nhưng nó gạt phắt.

   - Khỏi cần lồng chim, bố chạy mau lên!

   Đến Bàu Sen, Huyền Thư bảo bố dừng xe lại. Hoàng chưa hiểu con bé muốn gì thì nó đã vội vàng tụt xuống khỏi yên xe. Ôm chú sâm cầm trong áo, Huyền Thư chạy nhanh xuống mép nước. Nó khÏ khàng mở từng nếp áo, nhẹ nhàng cởi mối dây dù buộc ở chân chim. Miệng lầm rầm như khấn:

   - Trả mày về với sông nước, trời mây, hỡi chú sâm cầm tội nghiệp!

   Huyền Thư buông tay. Chú sâm cầm mở mắt, rùng mình vỗ cánh vụt bay. Được một qu·ng ngắn, như chợt hiểu ra, nó đáp xuống mặt nước, nó không bơi đi ngay mà bơi quanh mấy vòng, ngoảnh lại nhìn cha con Hoàng đang đứng bên bờ hồ lưu luyến.

   Từ hôm ấy, sáng nào ngang qua Bàu Sen, Hoàng cũng đều nhìn thấy chú sâm cầm ngÈn ngơ bơi kiếm ăn trong đám cỏ năn lưa thưa cách bờ hơn một tầm súng săn, chốc chốc nghÓnh cổ ngóng vào bờ.

 Rồi đến một hôm Hoàng bçng nhận ra: trong đám cỏ năn không phải chỉ một mà có cả một đàn sâm cầm bơi quấn quýt bên nhau, bình thản cùng kiếm ăn và chốc chốc lại cùng ngóng vào bờ.

 Bất chợt Hoàng chạnh lòng nhớ tới cái bóng nhạt nhoà lÎ loi cam chịu ở cuối đường của cô gái chim mồi đã xả thân để cứu bạn bè khỏi thi lại trong một lớp Đại học tại chức hôm nào... Bây giờ em ở đâu? Em đã thoát được kiếp chim mồi bất đắc dĩ hay chưa? Liệu sau lưng em có còn thân phận chim mồi nào theo dấu?

Hoàng bần thần, thì ra, trên nẻo đường gập ghềnh mưu sinh, cầu danh, cầu lợi của thời cơ chế thị trường, có những thứ ta tự nguyện đem cho không người đời mà lòng vẫn không hề nhẹ nhàng thanh thản. Có những thứ ta được chia chác mang về sau bao toan tính lọc lừa, chụp giật, đổi trao danh vọng, bạc tiền ôm nặng hai tay, vậy mà khi tĩnh tâm một mình, ta mới thấm thía sự ngậm ngùi, lưng lÎo.

                                                                                    T.P.T

 

Tống Phước Trị
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 162 tháng 03/2008

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground