Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cỏ tranh

N

gày anh trở về, xóm cũ hoang tàn đổ nát. Ngôi nhà anh, cỏ tranh choán sát tới thềm. Gần mười năm chiến tranh, anh trở về, mẹ đã già đến mức hoàn chỉnh. Cặp mắt đã già chống cựa trông con chợt lóe lên tia sáng yếu ớt. Hấp háy mãi đôi mắt tủi mừng, hai hàng nước mắt đục ngầu chảy tràn xuống khóe miệng móm mém cười. Bà dắt anh vào nhà như thuở anh vừa lẫm chẫm biết đi.

   - Cúi lạy vong linh cha và các anh, chị đi con - Mẹ nhắc - May sao con vẫn còn sống mà trở về.

   Đôi mắt cương nghị của anh bỗng vỡ òa. Anh không thể ngờ được sau chiến tranh, sau những nỗi mất mát lớn lao này, mẹ vẫn còn chờ anh về. Anh lại còn được gục mặt vào khuôn ngực già nhăn nheo của mẹ để mà khóc cho thỏa nỗi lòng. Anh cũng không thể ngờ được rằng cả cha anh, bốn anh chị của anh đều ở lại dọc Trường Sơn hết thảy, chỉ có anh trở về để nhen nhóm ngọn lửa vui mừng chắt ra từ đôi mắt đục lòa và khuôn miệng cười móm mém của mẹ. Dòng nước mắt của anh cứ chảy mãi, chảy mãi, rồi anh khóc tồ tồ như trẻ dại. Cho đến lúc vơi nhẹ nỗi lòng anh mới sờ khắp mặt mũi tay chân của mẹ và gọi như thể sợ mình mơ: "Mẹ ơi!"

   Mẹ không khóc nữa mà xoa đầu anh mỉm cười: "Nín đi con! Mẹ vẫn còn sống thật và vẫn chờ con. Làm sao mẹ có thể chết khi con chưa trở về. Và làm sao, đứa con còn lại của mẹ có thể chết được. Mẹ tin như thế mà! Mẹ tin - Bà thủ thỉ như kể chuyện cổ tích ngày xưa - Con thấy đó, con người mình như cây cỏ tranh. Mất đất này, còn đất khác. Lại lên mầm khi mưa xuống và lại xanh tươi, sắc nhọn hơn lên nữa chứ. Con không thấy sao? Cỏ tranh vào sát tận thềm nhà ta".

* * *

   Trước cổng nhà anh, người phụ nữ cỡ ngoài ba mươi đang cắt cỏ tranh rồi trải dài thành từng dãy. Bây giờ đã là tháng năm âm lịch. Hòa bình đã được hai tháng rồi.

   Cảm thấy như đã được nắng, người phụ nữ lăn cỏ thành từng đụn lớn rồi lấy sợi mây luồn xuống dưới bó lại. Được hai bó chị dừng tay cầm ca nước uống cạn. Trông thấy anh, chị cười tươi: "Nhà chị viết thư về hồi tháng giêng bảo tháng sáu này nếu ra Bắc có việc ghé qua nhà. Chị cắt tranh phơi khô đợi anh ấy về sẽ lợp lại hai chái hai hồi và mái bếp. Phải mất ngót dăm trăm tranh chứ chả chơi. Nhưng mà bù lại anh ấy về thì làm gì mà chị chả làm. Giờ thì thằng Mỹ rút rồi, không còn bom bi bom cháy, không còn B52, pháo sáng, tọa độ... nữa. Lợp tranh để đố thằng nào dám đốt. Em hi! không biết anh ấy sắp về chưa chớ nghe nói mình đánh lớn và thắng nhiều nơi. Miền Nam bây giờ như hội. Chị lo anh ấy mà về Bắc dịp này a lại không được vinh dự làm giải phóng Sài Gòn. Chị vén vạt chiếc áo bảo hộ lấy từ trong túi áo bà ba màu hoa cà lá thư người chống viết tháng giêng năm bảy ba đưa cho anh. Anh đứng lặng, thằng Cuống, đứa con trai chị độ mười tuổi lễ mễ bưng ca nước mời anh rồi ghé tai anh thì thầm: "Bố cháu hy sinh từ cuối bảy ba, vì bố hẹn trong thư tháng sáu về thế là mẹ tưởng thật nên chờ mãi. Cứ độ tháng này đến mùa cắt tranh là mẹ lại ngẩn ngẩn ngơ ngơ vậy đó"."Mẹ có bao giờ khóc không?" - Anh hỏi đầy ray rứt. Có - Thằng bé trầm tư - Mẹ khóc một lần hồi hay tin bố hy sinh. Còn hai năm lại đây con chẳng thấy mẹ khóc lần nào nữa. "Bố sắp về, mẹ gắng nuôi con khôn lớn. Bố sắp về rồi. Khi nào mẹ cũng chỉ nói có vậy".

   Anh nấc khan ở cổ. Không biết đến bao giờ người đàn bà ấy mới thôi mộng mị, mơ ngày chồng trở về. Anh bước vào nhà với gương mặt ủ dột. Mẹ lấy khăn cho vào chậu nước vừa múc ở giếng lên rửa mặt cho anh. Rồi mẹ rót ra ly nước rễ cỏ tranh với rau má phơi khô: "Uống đi con! Giải nhiệt đấy. Nắng nôi thế này".

* * *

   Mẹ kể chuyện xóm làng mấy năm chiến tranh anh xa nhà. "Anh về quê có nhiều chuyện môn khoai lắm". Đó là cách nói của mẹ. Mẹ lại kèm thêm một câu xưa cũ. Cỏ tranh sống ra sao thì người sống vậy. Rồi mới bắt đầu. Giọng mẹ vẫn giống như thời hò giã gạo, đối đáp, véo von hay đáo để.

   "Cái con gái nhà ông Ngây, anh biết chứ?" Anh cười: "Sao lại không biết hả mẹ! Ông Ngây ngẩn ngẩn ngơ ngơ ấy chứ gì?". Mẹ tiếp: "ông Ngây đẻ con Ngây. Ai ngờ giờ có đứa cháu kháu đáo để. Nhà nghèo xơ, nghèo xác. Một năm đói mất mười một tháng. Ấy vậy mà đầu năm bảy mươi cô Ngây đi dân công hỏa tuyến về có chửa...". "Lại chuyện mẹ muốn có cháu bế bồng chứ gì?" Anh cắt ngang trêu đùa. "Ấy không, để mẹ kể đã nào - Bà làm mặt giận - Là thế này. Cô ấy bảo: "Anh ấy là bộ đội. Trẻ lắm bà ạ! Con xin đẻ giùm anh ấy đứa con. Nhỡ anh ấy không về còn có người hương khói. Con nghĩ vậy có sai đâu bà nhỉ? Lâu nay ai củng bảo cô ấy ngây ngây vậy mà bây giờ nói khôn đáo để. Thằng cún con năm tưởi sắp đi học rồi. Cây úa mà chồi xanh đấy con ơi!". "Thế anh bộ đội ấy có về không mẹ?" Anh buột miệng. Mẹ lắc đầu: "Chắc hy sinh rồi".

   Nghe tin anh về chị chạy đến. Ùa vào nhà như cơn lốc. Chị hỏi mẹ anh: "Bác ơi anh ấy đâu rồi để con đi hỏi vợ cho anh ấy". Anh ngờ ngợ: "Cô bé này con nhà ai ở làng này hả mẹ?" "Con chú Xuân đấy. Ngày anh đi con bé mới mười hai. Bây giờ hâm hai rồi. Ai cũng giục nó lấy chống. Nó bảo phải chờ anh Quang". "Quang nào hả mẹ?". Anh hỏi ngờ nghệch. Mẹ mắng yêu: "Là anh chứ ai vào đây mà hỏi". Anh nhìn chị như thôi miên. Hàng răng trắng ngà tăm tắp. Khuôn ngực tròn căng thở gấp: "Em đi cắt tranh không mất nắng". Rồi bước nhanh ra vườn.

* * *

   "Sao em lại là tên Mơ?" Anh vụng về hỏi. Khúc nhạc tình yêu của anh vừa ở một dạo đầu: "Là mơ anh đấy!" Chị cười lém lỉnh gần như đổ tội. Anh chống chế: "Ai bắt em phải vậy nào". Chị gần như thay đổi sắc mặt sau câu nói của anh: "Chẳng ai bắt em phải vậy cả. Em muốn vật. Em đã mơ anh từ khi còn là cô bé mười hai. Người lính nào khi ra chiến trường cũng cần phải có một tình yêu ở lại. Mà anh thì không. Mẹ bảo thế. Và em tin như thế. Em đã thề trước vong hồn cha em rằng không bao giờ để anh bất hạnh. Anh tật nguyền trở về em cũng san sẻ. Anh không trở về thì em sẽ thờ anh. "Còn bây giờ?" Anh tiến gần lại phía chị mạnh mẽ vững chãi như người lính năm xưa. Chị dịu dàng: "Thì em vẫn là Mơ đấy thôi".

* * *

   "Rất dài và rất xa là những ngày thương nhớ. Nơi cháy lên ngọn lửa là trái tim yêu thương..." Bài hát thời chiến tranh anh hát đi hát lại mãi chẳng bao giờ chán. Rồi đi ra đầu chái nhà lấy cây cuốc năm răng ra dẫy cỏ tranh trước thềm làm lại cổng ra vào. Chị cào cỏ khô đốt tranh. Đó là cách để tăng thêm mùn cho đất để tranh nhanh lên. Mẹ anh ngồi têm trầu ở cửa. Hàng xóm đi qua nói với vào: "Nhà này hạnh phúc đáo để! Chả ai bằng". Chợt có đám cháy bùng lên trước ngõ. Như là bản năng anh xách xô nước chạy vội. Mẹ anh lập cập đi ra. Mơ ôm lấy người đàn bà đốt lửa: "Chị ơi! Sao lại thế này?!"

   - Chẳng sao cả Anh ấy không về thật rồi thì chị để tranh lại làm gì. Đốt đi để anh ấy lấy mà lợp nhà dưới đó chớ không thì mưa nắng làm sao? Chị nhìn về phía anh:

   - Chú ơi! Cho nó cháy giùm chị, chị gửi cho anh ấy đấy mà! Chú không thấy ngọn lửa bốc cao thế là anh ấy đang nhận đấy. Chú thấy không? Người đàn bà chỉ tay vào ngọn lửa và ngửa mặt lên trời cười.

* * *

   Anh ra thành phố học năm cuối đại học. Mơ vẫn chờ anh. Năm sau anh ra trường. Họ làm đám cưới vào mùa cắt tranh mới. Mới đó mà đã hai chục năm. Đám cỏ tranh đất cháy gửi chồng của người đàn bà năm xưa nay bỗng dưng tốt lạ lùng. Dù rằng giờ đây đã đỏ au màu ngói. Thằng con trai của anh đã trở thành sinh viên đại học. Đứa con gái sắp tốt nghiệp phổ thông. Mẹ không chịu lên thành phố với anh vì: "Cỏ tranh làm sao mọc trên đường nhựa được hả con". Anh bực bội: "Mẹ buồn cười thật - Thế con thì sao?" Mẹ phân trần: "Quê mình còn nghèo. Đất mình chưa dùng được con. Con hãy ở trên ấy mà làm cho nên chuyện. Mẹ già rồi ở với quê cha đất tổ thôi".

   Anh nói với vợ chuyện lên thành phố, chị cười: "Em không thể bỏ nhà trẻ mà đi được. Anh thấy không những đốt cỏ tranh hoang sơ của em mầm xanh mướt đấy! Anh thấy không!"

   Anh ùa vào chơi trốn tìm với lũ trẻ. Bỗng dưng anh nhớ thời trẻ dại của mình. Mắt anh đỏ hoe. Thằng cu tý ngày nào nay đã là người đàn ông ba mươi vững chãi tình cờ đi qua nói nhỏ: "Chú ơi, Bố cháu hy sinh, thương bố lắm nhưng cháu có khóc đâu. Cháu mà khóc thì mẹ cháu làm sao sống nổi. Thế là cháu im lặng - Chú đừng có mà khóc làm gì".

   Ừ, anh không thể khóc. Anh cần phải cứng rắn can đảm. Chẳng ai chống gậy thay mình khi chân đã mỏi. Nhưng cuộc đời cần phải sống cho nhau.

   K.H

Khánh Hà
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 28 tháng 01/1997

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

4 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

8 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground