Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cội nguồn

1

. - Lúc nào cậu về?

  - Dạ, mai!

- Vậy tranh thủ ghé thăm mụ Tàng đi - O Đẽo thở dài - Tội nghiệp, bây giờ mụ lòa cả hai mắt, lú lẫn lắm rồi, chắc không còn sống bao lâu. À, ngày trước còn ở Huế, mụ Tàng và mẹ cậu có nhiều kỷ niệm lắm nhé!

- Mệt quá o ạ! - Bọt đánh răng sủi ra đầy miệng Vũ cầu nhầu. Chẳng nghe o Đẽo nói thêm gì nữa. Tự nhiên Vũ thấy áy náy. Thế giới xô bồ bào nhoáng ở đây đã mau chóng thay đổi con người thế sao? Sáng nay Vũ đi Vũng Tàu, tối về khiêu vũ ở nhà hàng Phương Đông. Ngày mai là về. Trở về Huế. Tâm hồn Vũ rộn lên tiếc nuối. Nghĩ đến lúc xa Thục Trinh hắn không chịu nổi. Nàng hấp dẫn và quyến rũ. Hắn đã chết bên nàng bao lần mà vẫn khát, vẫn thèm uống đến khô khao một vầng trăng. Nghe đâu nàng cũng gốc Huế, Huế tha phương, se sua và ủy mị. Nhưng ở nàng hoàn toàn khác. Nàng mơn mởn như lộc mùa Xuân. Hắn ngập vào cuộc chơi không tìm ra bờ. Cho đến sáng nay Vũ bỗng giật mình. O Đẽo già lắm rồi đấy. Vậy mà chưa lúc nào hắn nhận ra. Tóc o đã bạc trắng, đôi mắt chằng chịt vết chân chim. Khuôn mặt khô se, nhợt nhạt nỗi buồn. Riêng miệng o vẫn rộng, thở khào một cách ngớ ngẩn. Bực thật, xa ruộng đất bao năm mà vẫn như thế, không chịu bỏ lối thpwr dốc nặng nề ấy đi cho. Hôm qua Thục Trinh đến đay lúc Vũ đang xem phim. Nghe chuông hắn cuống cuồng bảo o đi vào nhà trong gấp rồi mới dám mở cửa. Cứ tưởng tượng giọng Huế trọ trẹ, dáng điệu gầy gò sợ sệt của o, Thục Trinh sẽ tha hồ cười rồi chế giễu hắn có bà o lầm lạc thế kỷ thế nào? Vũ nhớ lại có lần Thục Trinh nói với hắn:

- Người Huế chỉ được cái sống dai lắm. Anh biết không? Bà cố em năm ni chín mươi tuổi rồi mà vẫn không chịu "ngủm" cho! - Thục Trinh phá lê cười điên loạn - Đã rứa còn chưa đủ. Còn kéo thêm một mụ chiều mô cũng tới thăm cố em. Anh có hình dung nỗi không? Mùa hè mà mặc áo lụa đen, đi đôi guốc mộc gõ quèn quẹt, đội cái nón "nhuốm mùi sương gió" lần mô đến, mụ nớ cũng ngồi đầu giường cố em khóc thút thít rồi nói: - Mệ có răng không mệ ơi! Mệ đi con buồn lắm! Gắng sống với con với cháu…" Trời đất, răng cố em đâu còn chiếc nào nữa, tai thì điếc đặc rồi, có nghe chi nữa? Người ta cầu chết quách cho khỏe khỏi phiền phức con cháu không được còn mụ lại mong cố em sống… Tình cảm người Huế thâm sâu quá anh hỉ? Em thì còn lâu mới như rứa! Có tiền là có tất cả. Không thì cò lâu nghe anh!..."

O Đẽo và "Mụ" ấy liệu có gì hơn nhau? - Vũ nhếch mép cười chế giễu chùi bọt kem còn dính lại trên má. Sống giữa Sài Gòn sao dở hơi đến thế? Cứ ngỡ bọn họ là những người cuối cùng lạc loài trên ốc đảo. Bây giờ còn thêm mụ Tàng nào đây nữa không biết. Mà lại gần chết, có nhiều kỷ niệm với mẹ hắn thờ sống ở Huế? Và mù lòa không thấy gì? Sao mà khổ. Ừ, cứ giả dụ nó sẽ đến thăm đi, dễ mụ Tàng biết ngay hắn hay phải đợi o Đẽo lục lại cái gia phả dòng họ bốc lên đầy tro tàn cũ kỹ? Ôi, lúc ấy tha hồ o Đẽo nhanh nhẹn hẳn lên, con mắt đầy bóng tối như ùa ra từng kỷ niệm xa thẳm. Bàn tay xương xẩu bấm tính chi ly từng lóng. Và Vũ sẽ là chắc của cố Dậy, cháu ngoại gọi cô Tơ, con dì Rể, cháu chú Má… gì gì đó. Gia đình cụ Tổ bao nhiêu con? Bây giờ chia làm bao nhiêu nhánh? Cội nguồn. Không có cực hình nào khắc nghiệt hơn đối với Vũ khi ngồi nghe những thứ ấy. Có gì thú vị đâu? Những nhân vật từ mười đời được xây dựng, vẽ lên với câu chữ vu vơ, vô ích và xa vời. Vừa mặc quần áo, Vũ nghĩ phải nghe tiểu sử mụ Tàng qua giọng cà rề rầu rĩ của o Đẽo hắn đã phát ngán lên rồi. Rảnh rỗi ghé thăm mụ cũng được đi nhưng hắn đâu có thời gian. Cuộc vui trước mắt hấp dẫn và quyến rũ biết bao nhiêu!

2.

Mới gặp nhau tại quán King, Hải Tony chìa cho hắn lá thư. Nó nham nhở cười - Của Thục Trinh em mày!

- "Anh Vũ, em không thể đi Vũng Tàu hôm nay. Nhà có tang. Chúc anh vui!" Chán quá. Vũ bực dọc tiếc nuối. Buổi sáng gặp toàn chuyện xúi quẩy. Đúng là ra cửa gặp đàn bà góa. O Đẽo chớ ai nữa. Cuộc vui dang dở hết biết.

- Tiếc Trinh Juliet hả? Quang Tipô cười khẩy - OK, bọn tao đã chuẩn bị cả. Có em sẽ thế Trinh. Diễm Ly. Mày chịu chứ?

Một vòng tay ngọc ngà quàng qua cổ hắn âu yếm. Cơn hụt hẫng trong Vũ chìm đi. Mùi son phấn quyến rũ dễ chịu. Dù sao cũng vui cho hết hôm nay. Đời có nghĩa gì. Tù mù lắm. Tận cùng là sự vong thân thôi.

Xe đến. Vũ kiếm một chổ ngồi canh Diễm Ly. Bàn tay hắn như con rắn trườn trên đùi nàng. Ly cười khúc khích, câng câng bộ mặt no tròn đầy son phấn lên với hắn.

Hôm nay người hắn cứ rỗng ra. Tại sao nhỉ? Ngày mai hắn sẽ về Huế, từ giã Sài Gòn "Hòn ngọc Viễn Đông" này với đạm bạn bè công tử ăn chơi bạt mạng vậy mà Thục Trinh lại vắng mặt vì nhà có tang? Buồn ngủ. Tâm can mơ hồ. Xe chạy đến đâu rồi? Ừ nhỉ, sao kỷ niệm xưa lại ùa về nhiều đến thế…

Kể ra o Đẽo khác xưa nhiều rồi đấy. Khỏi lo miếng cơm manh áo, an nhàn tấm thân. Công việc chỉ coi nhà và đi chợ. Từ dạo o xa Huế vào ở với cậu mợ Long có nhỉnh người hơn xưa. Vậy mà o vẫn buồn rầu. Ngày tôi mới đến Sài Gòn, o khóc lặng đi:

- Cậu đấy à? Giời ơi! Nhớn quá! Lâu nay có thắp hương mộ bà ngoại không? Tội nghiệp bà, nằm ngoài mưa gió. Cả họ này tự dưng phát đạt, con cháu ăn nên làm ra là nhờ công đức của bà từ khi nằm xuống đấy!

Tôi chợt nhớ Huế với mưa bay bốn mùa heo hút. Xứ sở triền miên ảo mộng kỷ niệm Huế, tiếng chim từ qui heo lạnh. Tiếng chuông Thiên Mụ thủng thỉnh. Dốc Nam Giap chảy quanh co ngoằn ngoèo. Những con đường bé xíu, mỏng manh như sợi chỉ thoai thoải đổ từ trên cao xuống, lổm chổm gồ ghề sỏi đá. Nơi ấy có mộ ngoại tôi. O Đẽo làm tôi sực nhớ đã lâi lắm rồi toi chưa về Huế. Tuổi thơ dịu mị của tôi có ngọn cỏ gà với buổi chiều hoàng thành vắng hiu. Lần nào tôi cũng òa khóc bởi "con gà" của tôi đứt đầu trước "con gà" của thằng Tý chuột. Buồn rầu tôi chạy ra đầu ngõ Mai Thúc Loan ngóng ngoại về. Ngoại tôi bán hàng trên chợ Tây Lộc, người già yếu lắm rồi, thường lên về bằng xe xích lô mà bác đạp xe cũng khẳng khiu gầy gò như ngoại. Cứ thế họ hoang vu trong thế giới tuổi tác. Ngoại ôm tôi vào lòng. Qùa của tôi bao giờ cũng bịch chè đậu ván hay củ khoai đỏ ngọt ngào. Đến bây giờ vị thanh ngọt của nó vẫn mơ hồ đậu giữa lòng tôi… Đâu rồi nhỉ? O Đẽo nhắc là tôi âu sầu lắm. Lâu lắm rồi tôi không thăm mộ ngoại. Thời gian không đứng lại. Chúng nó say khướt và cứ nắm tay nhau rong đãng kéo nhau đi. Ngoại nằm một mình lạnh lẽo với tiếng kêu côi cút của con chim Từ qui vỗ cánh bay ngang chiều tiêu sơ…

Xe chơi vơi mất trọng lượng. Bỗng mất đà rùng rùng rồi tất cả trượt nhào xuống vực sâu thẳm hun hút. - "Hải Vân" - Vũ đau đớn run rẩy kêu lên. Mọi người giật mình quay lại. Có kẻ vỗ tay vào thùng xe bùng bùng. Vũ mở mắt bàng hoàng. Thì ra hắn mơ. Có cái gì như đang ám ảnh.

- Ngủ hả - Hải Tôny ngoác miệng cười - Đèo Hải Vân "đệ nhất hùng quang" đâu ở đây. Qua Thủ Đức rồi đấy, sắp đến ngã ba Vũng Tàu, biết không?

Vũ từ từ nhắm mắt, thoáng an ủi vỗ về trong tâm hồn - "mặc!" lầu bầu trong cổ hắn trong cổ hắn choàng cả hai tay kéo ghì Thục Trinh xuống. Diễm Ly nũng nịu, lúng liếng con mắt đa tình chào mời. Không phải nàng - Vũ chợt thất vọng lơi vòng tay. Thục Trinh hôm nay đâu còn ngồi bên cạnh hắn, nàng đang sướt mướt với đám tang của người thân ở Dài Gòn. Diễm Ly nhìn hắn khó chịu, lo lắng - "mặc", thở dài sườn sườn Vũ lại nhắm mắt…

3.

Ký ức tôi rõ vàng hình ảnh người đàn bà quê kệch xấu xí. Có điều làm sao mà hiền lành. Buổi trưa có kẻ thập thò trước hiên nhà. Tôi nhìn ra tò mò: - Bà hỏi ai?

-Thưa cậu, đây có phải là nhà cô Thanh không? - Giọng nói sẽ sàng đến độ tôi nghĩ người nói sợ làm đau ánh nắng đang nhuộm vàng xuộm khoảng sân vắng. Rồi me bước ra. Trời! O Đẽo, o Đẽo đây mà. Hai người ôm nhau òa khóc.

- Mẹ mày! - Mẹ nhìn tôi trách móc - Ocháu mà không nhận ra nhau…

Tôi thở phào, lỏ vỏ không biết nghĩ gì. Đẽo! Cái tên vô duyên, nghe thiếu đứng đắn thế nào.

- Con trai đầu của tôi đấy! - mẹ khoe. O Đẽo cười nước mắt vẫn giàn giụa: - Mau quá, em nhìn không ra. Ngày chị sinh cậu em nhớ, cậu chỉ nhỉnh bằng cái chai thôi.

Tôi tự ái kinh khủng. Hồi ức bao giờ cũng váng mất, buồn tẻ. Tù mù và mơ hồ nữa. Nâng niu với nó làm gì. Sống là ở phía trước chứ? - Em bán gạo thuê - O Đẽo kể - Huế lúc này khó lắm ở quê thì mất mùa. Tìm ra nhà chị em mừng quá…

O mở thúng đen ra bọc khoai lang củ roi roi bằng núm tay. Trông buồn cười mà chân thành.

- Em mời chị, mời cậu. Thứ này em luộc khôngphair mua ngoài chợ đâu!

Mẹ nhón tay lấy một củ. Tôi không ăn. Trời ơi, ở thành phố này có ai luộc khoai đỏ để tìm đến thăm nhau! Bánh trái bán đầy cả ra đấy. Cần mua họ đem tới tận nhà. Tôi mỉm cười khi hình dung có người đàn bà ra chợ săm soi từng củ khoai, cò kè trả giá bớt một thêm hai rồi hân hoan đem về cặm cụi nhóm lửa đêm hôm. Rồi đưa tất cả vào bọc lá chuối tìm nhà bà chị cùng cội nguồn xẽ xang tâm sự. Vậy mà me vừa ăn vừa khóc. Người đàn bà ấy cũng khóc. Đôi mắt họ sáng ngời hạnh phúc. Nước mắt phụ nữ thiêng liêng bí ẩn không giải thích nổi. Có điều sau ngày mỗi lần nấu nồi khoai luộc bưng ra bàn, me khẽ tay nhón lấy một củ rồi thầm thì: "Ừ nhỉ, hình như tôi vụng. Chỉ mình o Đẽo đổ khoai là ngon…".

Diễm Ly muốn đẩy cái đầu bờm xờm của Vũ ra khỏi vai mình vì cảm giác ê ẩm nhưng sợ hắn phật ý - "Đồ thứ trưởng giả học làm sang! - Nàng làu bàu nguyền rủa - Bộ mặt nhìn đầy độn, giọng nói trọ trẹ Huế nghe phát chán. Có điều hắn quá nhiều tiền mà nếu không vì cái này nàng đã bỏ roei hắn từ lâu rồi. Thế nhưng hắn loại khoái con Trinh Juliet. Cùng đồng hương với hắn chắc? Đến sáng nay con quỷ sứ kia chịu nhả ra cho nagf kiếm chút đỉnh thì ngay phút đầu tiên hắn đã tỏ vẻ đếch cần rồi. Được! - Diễm Ly cắn môi căm hận - Không thể tuột con mồi béo bở này. Ta sẽ trổ hết ngón nghề làng chơi xem sao.

…"Người đàn bà ấy ra đời không được may mắn lắm. Người cha Đẽo, đẽo hoài mong được có một đứa con trai cầu tự rốt cuộc vẫn ra một cái bẹp. Đẽo lớn lên âu sầu buồn thảm đã thế thượng đế không cho Đẽo nét mảnh mai của người con gái mà cứ gồ ghề thế nào: Khuôn mặt gãy, cằm bạnh, lông mày chổi xể. Tay chân lòng khòng thô tháp. Dáng đi chăm chúi về phía trước như phải vác nặng. Đầy vẻ cục mịch của một kẻ trai quê. Riêng tội cái "ấy" thì khác. Trăm phần trăm là đàn bà. Đẽo buồn nhiều lúc ngẩn ngơ.

Tháng giêng rồi tháng bảy. Loáng thoáng nghe thời gian vèo vèo bên tai. Lũ bạn Đẽo có chồng rồi đẻ con. Còn Đẽo quanh năm chỉ biết quật quật ăn làm. Đẽo cũng bước qua thì con gái như lúa lên đồng chỉ một lần. Mơ hồ những tiếng vọng xao xát trong tâm vọng. Nhiều lúc nước mắt Đẽo chảy mà Đẽo không biết tại sao.

Đôi lúc Đẽo thấy trong người khao khát trống vắng. Đẽo ấm ớ với giấc mơ đẹp thất thểu bóng gã trai khỏe mạnh kéo tay mình chạy về phía xa xăm chân trời. Phút chốc Đẽo thấy lòng mình thanh thản. Tự dưng Đẽo muốn quẫy đạp mệt nhọc cho toàn thân vữa ra như khi đập lúa trước sân đình để đêm đó ngủ say như chết sau một ngày rã rời. Lúc này Đẽo cũng ao ước được vật vã như vậy. Nhưng cái mệt ngọt ngào, run rẫy hơn nhiều. Đẽo cũng muốn đẩy chiếc áo trên ngực mình khỏa thân chạy một hơi ra ao làng tắm, té nước rào rào rồi cười sặc sụa dưới ánh trăng. Sau mỗi lần như thế Đẽo cắn môi thưởng thức. Nước mắt long lanh mặn chát. Một cái gì hụt hẫng chao qua người Đẽo. Trống vắng và xa mù.

Một tối Đẽo sững sờ nhận ra bụng mình khang khác. Hình như nó đầy lên. Ấn ngón tay vào thấy đau đau. Suy nghĩ về bóng dáng đứa trẻ Đẽo rùng mình như mắc phải sương lạnh. Không nhẽ những đêm tắm khỏa thân, tơ tưởng buồn rầu kia cũng hình thành một dáng người? Bởi đã có gã trai nào đi qua đời Đẽo đâu?

Nhớn nhác cả làng tung tin o Đẽo chửa hoang. Người đàn bà chưa một lần làm mẹ, làm vợ nay chỉ biết khóc vì đau đớn. Đời mình còn gì đâu? Nếu chữ trinh cũng mất đi như mọi người? Không nhẽ chử trinh đánh đổi dễ dàng thế ư? Nhưng biết sao, cái bụng ểnh lên lùm lùm như cái trống cơm sau cánh áo bà ba là cái gì?

Nửa năm sau người đàn bà lam lũ quê cạch đem hết số tiền nhỏ nhoi dành dùm được của một thời con gái e dè đón xe lên tỉnh tìm đến bệnh viện Đẽo vẫn tình nguyện và tin vào lòng thành của mình. Quả nhiên đúng. Đẽo bị u xơ buồng trứng. Đẽo sung sướng đến giàn giụa nước mắt khi bác sĩ bảo mình còn nguyên vẹn trinh tiết nhưng tức tưởi nghẹn ngào khi biết cắt khối u đi Đẽo sẽ không bao giờ có con được nữa. Người đàn bà chựng lại sững sờ vì biết cuộc đời mình sẽ vĩnh viễn mất đi một niềm thiêng liêng lắm. Thì ra bao nhiêu lâu Đẽo vẫn âm thầm đợi chờ. Những giọt nước mắt tinh khiết mà có nhẽ ngoài Đẽo ra không còn ai có thể hiểu nổi…"

4.

Đấy là điệu nhảy đầu tiên bị lỗi nhịp trong đời Vũ. Cả vũ trường loang loáng dưới ánh đén và tiếng hát của cô ca sĩ bốc lửa gần như khỏa thân. Thay vì lùi nửa bước và dìu vai Diễm Ly một cách nhẹ nhàng êm ái thì hắn đã kéo trượt nàng về phía trước mù quáng. Bất ngờ vì mất chủ động, nàng nhào tới phía hắn. Cả hai trượt nhào trên sàn. Có tiếng rú lên kinh hãi. Âm nhạc tắt hẳn. Đèn màu chập chợ lênh loang như vực xoáy sâu thẳm. Cả vũ trường chựng lại với tình huống bất ngờ này.

- Nó say khướt rồi - Quang Typô hớt hải dìu hắn vào bàn. Diễm Ly răng cắn chặt môi. Đôi má tái nhợt, cặp mắt long lanh ráo hoảnh thù hận. Mất hết rồi, mất hết. Tự trong lòng nàng một nỗi buồn tuyệt vọng đang vữa ra.

Nhạc nổi lên. Cuộc chơi tiếp nối vô tận. Vũ say ư? Ha, ha! Hắn sặc sụa trong cơn điên cười. Cười tưởng đất trờ vỡ nats. Lần đầu tiên hắn ớn lạnh sự vô bổ, chán chường, Thục Trinh, giờ này em ở đâu. Nàng Diễm Ly này chỉ được bộ ngực lõa lồ và cái xác không hồn thôi. Sao sánh cho bằng em? Gốc Huế chua cay, se sót, dịu dàng? Ngày mai hắn về. Là hết ư? Tại sao hắn có thể sống trơn lỳ đến thế chứ? Vũ gục đầu xuống bàn ọe mửa lai láng. Tất cả hoa lên trong mắt hắn. Những cô bé chưa đầy mười tám tuổi bán mình lao vào canh bạc đời bởi sự cám dỗ thiêu thân cùng quẫy. Những cặp đùi dài thon lẵng. Nỗi vồ vập đê tiện. Những giọt nước mắt. Đầu hắn ù lên tiếng gió chờn vờn than vãn của tháng ba mưa lạnh Huế, dốc Nam Giao chảy quanh co ngoằn ngoèo. Những con đường bé xíu như sợi chỉ tay thoai thoải đổ từ trên cao xuống, nơi ấy có ngôi mộ ngoại lảng thảng trong sương mù. Buổi trưa nắng bóng người đàn bà quê kệch thập thò với những củ khoai roi roi bằng núm tay được nấu chín, bao bọc chu đáo. Khuôn mặt khô sẽ, miệng rộng vẫn thở khào khào hơi một cách ngới ngẩn… Ôi, thời gian và tuổi tác có thể làm thay đổi tất vả nhưng không xóa mờ được kỷ niệm, những gì thuộc về lòng tin của con người, của cội nguồn quê hương.

Hắn chệnh choạng lần từng bậc thang của nhà hàng đi xuống. Vũ trường Phương Đông với tiếng la hét dậm dựt mờ dần phía sau. Giá trả cho đam mê quá đắt. U tối và rã rời. Hắn muốn quay về bên người o quê mùa và xấu xí, hiền lành đến mức đần độn, ngớ ngẩ nhưng đức hạnh và cao cả. Mang cái tên mà bây giờ hắn biết thiêng liêng, gần gũi hơn bất cứ cái tên nào tồn tại trên cõi đời này: O Đẽo.

Nhà vắng. Không còn ai cả. Linh tính mách bảo có chuyện gì không lành làm Vũ bàng hoàng nổi hết gai ốc. Trên bàn là một địa chỉ và một dòng chữ đỏ như máu: "Cháu về kịp viếng đám tang mụ Tàng. Mụ đã chết".

Hắn hụt hẫng như rơi xuống vực thẳm. Vực sâu xoáy, âm ỉ, mê muội giọng người nguyện cầu. Hắn dắt xe quay ra mở hết tốc độ lao vùn vụt trên phố. Bóng tối quay cuồng nghiêng ngã. Vũ khóc. Hình như đã lâu lắm rồi hắn quên đi là mỗi con người đều cần phải có nước mắt để khóc cho nguôi ngoai những giây phút tuyệ vọng hay sám hối. Như lúc này đây.

Đám tang nằm sâu trong con hẻm nhỏ chật chội. Mụ Tàng, người đàn bà có họ bên ngoại mà hắn đã từ chối biết mặt đã nằm trong cổ quan. Bốn bề đèn hiu hắt cháy. Không khí âm u lạnh lẽo, rờn rợn. Nước mắt hắn chảy dài trên gò má.

Một bàn tay dịu dàng đặt lên vai hắn. O Đẽo - Vũ thầm thì kêu lên rồi quay lại. Không phải. Trời! Thục Trinh! Hai mắt nàng sưng húp lên vì khóc, vì buồn. Tóc nàng bê bết rũ rượi. Chiếc khăn tang chít vội trên đầu thả lỏng thỏng chảy xuống hai bờ vai, trùm bóng tối trên khuôn mặt nhẫn nhục, hốc hác. Nàng không giả giọng Sài Gòn nữa mà nói giọng Huế, đặc Huế chay:

- Anh Vũ đi Vũng Tàu về rồi à? Làm răng biết chỗ ni mà tới?

Giọng nói vừa vui mừng, vừa ngạc nhiên.

                                                                            N.H.H.M

Nguyễn Hữu Hồng Minh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 56 tháng 05/1999

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

2 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground