Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đêm mưa lất phất

B

óng chiều chạng vạng thoi thóp những tia nắng lởn vởn giữa  đám mây  đang dần  đen kịt lại. Gió nổi lên chạy ào ào qua hàng tre, xô nghiêng những tàu lá chuối sẫm đen cuối vườn.

Chị kéo mép tấm chăn che kín đầu võng cho Duyên, ngẩng lên đưa hai chiếc áo đi mưa đã được gói gọn và chiếc đèn pin cho anh rồi giục:

- Thôi , đi nhanh nhanh lên kẻo trời sắp mưa rồi, nhỡ đẻ ra giữa đường thì khổ thân nó.

Chồng chị và chú em rể gò lưng đẩy hai chiếc xe đạp, giữa buộc cái đòn cáng võng đưa Duyên ra trạm y tế xã. Cả ngày nay Duyên vật vã đau đẻ ở nhà mà không ai biết. Hai vợ chồng chị đi câu mực ngoài biển, mãi khi mặt trời khuất sau động cát mới trở mũi thuyền vào đất liền.Về đến đầu làng nghe thằng cháu con chị gái của anh bảo cô Duyên đau bụng kêu la dữ lắm, hai người ba chân bốn cẳng chạy vội về, chưa kịp tắm rửa gì vì phải vội lo sửa soạn  đưa Duyên đi ra trạm y tế xã.

Duyên hơn chị một tuổi nhưng hồi nhỏ học cùng lớp. Số Duyên hẩm hiu thế nào, mãi ngoài bốn mươi mà chưa ai lấy. Người thì bảo con gái như nó dài lưng tốn vải ai sức đâu lấy về để báo cô, người thì chê nó có gò má cao như hai đụn cát sau làng chỉ thằng nào muốn chết non mới lấy làm vợ. Còn thằng Vấn bị Duyên tát cho tím mặt hôm rủ Duyên trèo lên động cát ngắm trăng ... nay đã có một tiểu đội con,  đặt vè nói xấu Duyên: Hoa đến thì mà không chịu nở; Đến khi quá thì tìm chồng mệt bở hơi tai. Những ý nghĩ về Duyên cứ theo chị mãi cho đến khi chị ngước lên nhìn tấm ảnh hai vợ chồng chụp hồi mới cưới nay đã ngã màu vàng treo nơi cửa phòng ngủ. Cái phòng ngủ mà hơn một năm nay chị không bước vào lần nào.Từ khi Duyên về đây và trở thành chủ nhân của cái phòng ngủ bên trái căn nhà thì chị phải thu xếp cho mình một chỗ ngủ ở bên phải, chỉ ngăn bằng một tấm riđô vải hoa màu đỏ. Từ trên tấm hình, anh như đang nhìn chị và muốn nói điều gì đó. Chị bước lại gần cửa buồng, định gỡ bức ảnh xuống. Nhưng khi đưa tay lên chạm vào khung ảnh, chị nghe văng vẳng tiếng anh nói với Duyên hôm nào khi Duyên định gì bức ảnh chuyển sang phía giường của chị: - Cô bước vào căn buồng này là đủ rồi, còn bức ảnh đó cứ để nguyên vậy, cũng như mọi việc trong nhà này cô phải chịu sự sắp đặt của Bống. Lần đó chị đã thầm cảm ơn anh rất nhiều.

Hai dòng nước mắt không ai bảo cũng tự dưng lăn dài trên má chị. Những hình ảnh của ngày đầu tiên chị đặt chân vào ngôi nhà này  hiện dần lên trong ký ức.

Chị nhớ hôm đó là một buổi chiều thứ bảy. Khi cả đội rà phá bom mìn của Huyện đội đang ăn cơm tối, tự dưng anh đến bên Đội trưởng đứng nghiêm chỉnh, mặc dù trên tay còn bưng bát cơm: -Báo cáo Đội trưởng, mai chủ nhật em xin phép... đưa bạn gái về ra mắt gia đình .

Cậu này, chuyện hệ trọng thế mà báo cáo lôm côm thế hả. Tý nữa ăn cơm xong lên phòng tớ báo cáo cho đàng hoàng. Anh Đội trưởng vỗ vai anh thật chân tình. Cả đội ồn ào hẳn lên. Mọi người xúm quanh anh hỏi tíu tít: vợ tương lai là ai, có đẹp không, người ở đâu, sao không lấy người trong đội mà đi tìm người nơi khác...cậu Nam, em út của đội níu áo anh kéo về phía chị: - Anh Khung ơi, chị Bống em vừa khỏe, vừa  đẹp thế này sao anh không hỏi làm vợ mà đi hỏi người khác. Chị đỏ mặt khi nghe cậu Nam nói vậy vội đi nhanh xuống bếp. Mấy anh trong đội bước theo chị la to lên:- Lộ bem rồi anh Khung ơi! Một cậu la to hơn cả:- Này anh em ơi , ăn cơm xong ta lên phòng Đội trưởng nghe anh Khung báo cáo chuyện hỏi vợ . Cả đội vỗ tay hoan hô cái “sáng kiến” kia. Trong chị trỗi dậy một niềm vui lâng lâng khó tả. Ngồi bên bếp lửa đun tiếp nồi nước uống cho đội mà hình ảnh đôi mắt anh hôm nào  cũng lung linh như ngọn lửa kia cuốn hút hồn vía chị .

Trưa đó, anh và chị được đội phân công về rà phá bom ở cánh đồng Choi Hóp của xã Sơn Vĩnh. Hai người chia nhau từ hai đầu cánh đồng xáp lại ở giữa, cạnh hố bom tấn đang thành đìa cá lớn nhất xã. Khi chị đang lúi húi xiên mũi que sắt về bên phải điểm nghi có bom, anh đến bên khi nào không biết. Anh đặt bàn tay thô ráp cứng như sắt lên bàn tay của chị rồi bóp chặt, giọng anh nghe lào thào, run run::- Bống ơi! Anh muốn lấy em làm vợ, em có ưng anh không. Chị ngước nhìn lên. Ôi đôi mắt của anh . Đôi mắt có ánh nhìn vừa đắm đuối, vừa quyết liệt như ngọn lửa thiêu cháy chị. Chị run lên rồi vùng dậy ù té chạy. Con tim đập rộn ràng, đôi chân chạy quýnh quáng. Chị ngã dúi vào một lùm hoa mua nở tím bên bờ ruộng. Anh chạy theo và cũng ngã xoài ra, tay kịp ôm choàng lấy eo lưng chị. Hai người nằm ngửa, ngước mắt nhìn lên mặt trời đang lóa nắng chói chang, thở gấp. Rồi bỗng dưng cùng quay sang nhìn nhau, phá lên cười. Chị gí ngón tay lên trán anh:- Người đâu mà...ai lại tỏ tình như vậy, lỡ có bom nó nổ cho một cái thì sao.

Sáng hôm sau hai ng­êi dậy sớm nấu cơm cho cả đội rồi xới ăn trước để về quê anh cho kịp và đỡ nắng. Mãi đến gần mười một giờ trưa anh mới đèo chị về đến nhà. Ngôi nhà tranh mới lợp, mái lá vàng rực được xén bằng rất đẹp. Duy những bức vách đất đã bị mưa bào mòn trơ cả những sợi rơm bạc xám, chân vách có đôi chỗ bị thủng lỗ chỗ. Mẹ anh ra tận ngõ đón hai người, tay trái bà còn nách chiếc rổ đựng mấy con cá có đậy tấm lá chuối còn tươi. Ánh mắt bà nhíu lại dấu nụ cười mãn nguyện, giọng bà ấm ngọt:- Răng không đi sơm sớm cho mát, thôi vô nhà đã, con Bống đây phải không? Từ ngõ vào nhà chỉ khoảng mươi lăm mét mà chị thấy sao xa đến thế. Nhưng khi nhấc chân bước qua ngạch cửa chị có cảm thấy  mát đến lạ lùng giữa cái trưa hè dễ đến ba lăm ba sáu độ này. Rồi mình sẽ về ở trong ngôi nhà này ư? Chị thầm hỏi trong lòng và ngước lên nhìn gian thờ. Dưới bức ảnh Bác Hồ đặt trong một cái khung giả cắt bằng giấy đỏ ghim trên vách đất là bức ảnh của một người trạc ngoài ba mươi tuæi mà chị đoán là ba của anh. Dẫu chỉ là buổi “ra mắt nhà trai”, nhưng trước sự chu đáo chân tình của mẹ anh và mấy người bà con họ hàng chị thấy hạnh phúc đang mỉm cười với mình.

So với chúng bạn chị lấy chồng cũng không phải là sớm, nhưng không đến nỗi muộn mằn. Cha chị là bộ đội công binh. Một lần phá bom, ông và đồng đội chạy chưa đến hầm trú ẩn thì bom đã nổ. Sức ép quá lớn của hơi bom đã làm ông bị chấn thương nặng. Sau sáu tháng nằm quân y viện của Quân khu, ông buộc phải rời quân ngũ. Về quê, ông gặp cô dân quân gan cóc tía nổi tiếng trong đội rà phá bom pháo của huyện. Anh lính công binh về xuất ngũ làm “chuyên gia” cho đội và cô dân quân nên duyên chồng vợ sau khi cùng phá được quả bom thứ một trăm như đã thầm hẹn ước. Rồi chị em chị lần lượt ra đời dưới những căn hầm chữ A trong tiếng bom, tiếng pháo, trong tiếng ì ầm của máy bay Mỹ.

Năm chị học xong trung học phổ thông, vết thương của cha tái phát. Khi đưa ông lên bệnh viện tỉnh, bác sĩ cho biết ông  bị bệnh máu trắng vì thế việc chữa trị các vết thương sẽ rất khó khăn. Hơn một tháng sau ông không qua khỏi . Chị đành bỏ mộng vào đại học Y Huế để ở nhà phụ với mẹ nuôi em Quân học  trung học phổ thông. Hồi đó kiếm cho được chín ký gạo để lên thị trấn học là một gánh nặng mà sức mẹ không thể kham nổi. Khi Huyện đội lập đội rà phá bom pháo, ngoài một số bộ đội công binh, Huyện đội còn tuyển thêm một số dân quân các xã có khả năng. Và với truyền thống “con nhà nòi”, chị được huyện đội duyệt ngay.

Rồi tình yêu đến với chị.

Nhưng hạnh phúc không viên mãn với chị.

Sau mười năm về làm dâu xóm chài này chị không sinh được cho anh đứa con nào. Nhìn bà mẹ chồng ngày một héo hon, chị âm thầm nuốt nước mắt chỉ sợ lây cái buồn sang anh, nhưng nước mắt cứ chảy đầm trên gối hằng đêm. Một lần lên chợ huyện bán cá, chị gặp Duyên đang bán hàng trước một ngôi nhà mới xây, tưởng Duyên đã có chồng đang làm ăn khấm khá. Hỏi ra thì mới biết Duyên lên đây bán hàng cho vợ chồng anh trai. Ở quê cha mẹ mất cả rồi, thui thủi vô ra một mình buồn quá nên anh chị bảo ra ở cùng.

Từ hôm gặp Duyên, bỗng dưng chị nghĩ tới chuyện kiếm cho anh một đứa con khi mình không có khả năng sinh đẻ. Năm lần bảy lượt rủ rỉ bàn bạc mà anh không nghe. Anh một mực không muốn làm chị khổ. Anh bảo, nếu đi cùng trời cuối đất để tìm thầy, tìm thuốc cho chị anh cũng đi, nhưng bảo cái chuyện như chị bàn thì anh không thể. 

- Anh ph¶i nghe em, cũng vì cả mẹ nữa. Mẹđã già yếu lắm rồi mà vẫn chưa có cháu ®Ýchtôn, em thương mẹ lắm. Em biết họ hàng, làng xóm thỉnh thoảng có người bóng gió xỉa xói, mẹ đau, mẹ buồn mà mẹ không hề chửi bới la mắng em một câu. Điều đó làm cho em càng thêm khó nghĩ. Anh thương em thì anh hãy nghe lời em, miễn làm sao chúng ta có một đứa con, mẹ có một đứa cháu nội để bế bồng, chăm bẵm, đỡ tủi tuổi già. Con bạn em tuy tuổi đã lớn nhưng khoẻ mạnh, tại số nó hẩm hiu mà chưa có chồng. Nó đã nhận lời em rồi. Anh, anh có thương em không.

Suốt ba ngày liền anh không nói không rằng, cứ lầm lũi làm lụng, lầm lũi đi về. Chị biết anh đang dằng xé tâm can ghê lắm nên cố chăm sóc anh chu đáo. Đêm thứ ba, cũng chỉ thấy anh thở dài mãi. Chị cảm thấy thương anh gấp bội, nhưng cũng không biết bắt đầu lại câu chuyện như thế nào. Anh ngồi dậy ra nhà ngoài âm thầm hút thuốc trong bóng tối. Một lúc lâu, anh bật đèn sáng rồi gọi chị ra. Khi chị vừa ngồi xuống ghế quày tay ra sau búi lại mái tóc, anh đặt hai bàn tay lên bàn, mấy ngón tay xoắn bện, chà miết vào nhau. Làn môi anh mím chặt, hai mép nhếch lên rồi giản ra, đôi lông mày khi nhíu lại, khi nhướng lên. E hèm mấy cái anh mới nói được một câu, giọng chùng hẳn xuống: - Anh sẽ đưa em vào thành phố Hồ Chí Minh khám lại một lần nữa. Nếu quả thực không còn cách nào khác mới làm theo cách của em.

- Anh không nhớ lần chúng mình vào khám, bác sĩ bảo em không chỉ bị vô sinh mà còn bị bội nhiễm chất độc da cam, nếu chữa bằng thụ tinh nhân tạo cũng dễ để lại hậu quả xấu cho con cái sao. Em còn khát khao được có con hơn anh vì em là phụ nữ. Có người phụ nữ nào không ao ước được làm thiên chức của mình hở anh. Thôi anh hãy nghe em, vì tương lai của anh cũng chính là vì tương lai của em nữa. Bây giờ mẹ tạm về bên cô Lài rồi, em định dăm bữa nữa ra đón mẹ về. Nhưng trước khi đón mẹ về, anh hãy thực hiện điều em đã bàn.

- Em, để thư thư đã, anh chưa...

- Không nhưng chi hết, anh có thương em thì...hu...hu... Chị vụt chạy vô buồng, nức nở. Anh đứng dậy theo chị vào rồi ôm ghì lấy chị: - Bống ơi, anh yêu em, chỉ một mình em thôi.

- Nhưng còn mẹ anh, còn tương lai của anh. Anh có yêu em, thương em thì hãy nghe lời em. Em đã sắp đặt kỹ rồi.

***

Một buổi chiều sau đêm hôm đó ít ngày.

Khi Duyên vừa đến cổng, Bống ra tận cửa dắt tay đưa bạn vào nhà. Anh Khung đang ngồi hút thuốc, xem ti vi. Chị giới thiệu Duyên với anh. Sau khi hai người chào nhau làm quen, chị bảo anh tiếp chuyện với Duyên rồi xin phép anh ra chợ mua mấy con cá tươi về làm cơm đãi bạn. Bữa cơm vui vẻ nhờ sự khéo léo và thái độ chân thành của chị. Chồng chị và Duyên đã bớt ngại ngùng, họ chuyện trò cùng nhau thoải mái, không gò bó như lúc đầu nữa. Trời đang nắng bỗng dịu  lại. Nhìn ra sân thấy những làn mưa nhẹ xiên qua ánh nắng. Câu chuyện của họ loáng thoáng như tiếng mưa. Một lúc sau cơn mưa tạnh, nắng dịu hẳn lại chỉ còn lươi rươi trên những hàng dương xanh. Những ngọn gió từ biển thổi vào thật mát mẻ.

Cơm nước xong, chị lẻn ra sau nhà rồi sang nhà bà Bòn hát karaoke với hai đứa cháu gái bà Bòn. Chị tỏ ra vui vẻ và cố tranh micro để được hát nhiều. Hai đứa cháu bà Bòn cứ ôm nhau cười khúc khích vì có bài chị hát sai cả nhạc, lạc cả giọng mà vẫn cố hát. Hát chán chị lại bảo bọn trẻ đánh bài “tiến lên”. Đang chơi bài, chị giật thót khi nghe bà Bòn hỏi: - Lúc chiều nhà cô có khách hả.

- Dạ, con bạn con trên thị xã đi bỏ hàng dưới này ghé lại chơi. Hắn về rồi. Chị nói một hơi như không để bà Bòn nhận ra sự nói dối của mình, vì chị không quen nói dối ai bao giờ.

- Thế tối nay chú Khung đâu không sang hát với cô như mọi bữa?

- Dạ, khi chiều trời mưa, anh ấy chạy đi kéo mấy tấm lưới phơi ngoài bãi bị cảm lạnh. Con giã gừng pha nước cho uống và xoa rồi. Chị ngẩng lên nhìn đồng hồ tường rồi la lên: - Chết hơn mười giờ rồi, con về đây. Bà và mấy em đi ngủ ạ, con lại quấy bà rồi. Thấy thái độ không được tự nhiên của Bống, bà Bòn nhìn theo cái dáng tất bật của chị chép miệng: - Rõ khổ, lấy chồng lâu năm mong có con mãi thành ra chập chập, mát mát thế. Tội nghiệp cho mẹ con bà Lũy, ăn ở hiền lành mà phúc chẳng có vào.

Chị rón rén đẩy nhẹ cánh cửa rồi lần bước về phía giường của mẹ chồng. Căn nhà chìm trong bóng tối, tiếng con thạch sùng đang tặc lưỡi trên xà nhà nghe thật rõ. Chị lần mò mắc màn, đang vươn tay móc dây màn vào cái đinh trên vách thì anh đã nhẹ nhàng đến đằng sau và vòng tay ôm chị vào lòng, giọng run run thầm thì:- Duyên về từ đầu tối rồi, em vào ngủ với anh. Không có chi đâu.

- Sao lại không có chi? Anh làm thế lần sau gặp lại con Duyên nó chửi em chết. Em năn nỉ mãi nó mới nghe em đó.

- Duyên nói cô ấy muốn danh chính ngôn thuận , chứ ...thế này...sợ người đời biết họ chê cười.

- Cái con, nó nói với em là thương em lấy chồng lâu không có con nó mới giúp chứ tuổi nó đã lớn chồng con chi nữa. Sao giờ lại nói vậy. Hay nó mê cái nhà ngói tường xây này mà đổi ý?

- Thôi đi em, thế cũng hay, vợ chồng mình làm ăn nuôi nhau là được rồi. Sau này xã hội phát triển có nhà dưỡng lão, mình không nơi nương tựa thì ra  đó ở.

- Anh nói hay nhỉ, thế anh không nghe mẹ vẫn than là nhà mình mất giống à.

Anh Khung vòng tay ôm chặt vợ vào lòng như không muốn rời xa chị. Áp m¸ mình vào má chồng, Bống cảm thấy đôi dòng nước mắt nóng bỏng của anh đang ướt tràn thấm qua má mình. Và nước mắt chị cũng trào ra. Ngoài trời , mưa nhẹ hạt thả lất phất trên mái nhà. Anh bảo mưa ngâu đó.

***

Loang loáng có ánh đèn pin ngoài ngõ. Chị lấy tay che đầu vội bước ra sân, những hạt mưa xiên chéo quấn vào người chị. Vừa lúc hai anh em Khung bước vào .

- Cái Duyên  đẻ chưa? Con trai hay gái? Chị thẳng thốt hỏi.

                                                                                            T.H.T

 

Trần Hữu Thọ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 162 tháng 03/2008

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground